Tranh chấp lãnh thổ tại biền Đông và biển Hoa Đông: Đồng sàng dị mộng - chuyện đương nhiên!
Monday, September 29, 2014 5:54 AM GMT+7
Giới quân sự đang quan tâm tới cuộc diễn tập đảm bảo quân y quy mô lớn sẽ được tổ chức vào cuối tháng này tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc bởi đây là lần đầu tiên Bắc Kinh diễn tập với tình huống giống như một cuộc chiến thực của 3 lực lượng hải, lục và không quân. Dự kiến, sẽ có khoảng 1.000 phương tiện quân sự và máy bay, cùng 4.000 binh lính sẽ tham gia cuộc diễn tập lớn nhất từ trước tới nay.

Theo đuổi đến cùng

Ngày 24/09, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, quân đội nước này sẽ diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn (từ 0 giờ ngày 24/09 đến 24 giờ ngày 30/09) tại khu vực phía đông nam đảo Hải Nam và phạm vi diễn tập kéo dài tới gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là đợt diễn tập bắn đạn thật mới nhất của Trung Quốc thời gian gần đây ở các vùng biển có tranh chấp với các láng giềng tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Cùng ngày 24/09, tờ India Today đưa tin, Bắc Kinh sẽ không đi xa hơn nhận thức chung về Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) bởi vấn đề này đã được lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc giải quyết nhân chuyến thăm New Delhi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Nhưng trước đó (23/09), Hãng Reuters đưa tin, hàng trăm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đóng quân ở một khu đất bằng phẳng thuộc dãy Himalaya, khiến Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Tướng Dalbir Singh phải hủy chuyến thăm Bhutan để theo dõi tình hình. Được biết, binh sĩ Trung Quốc đã hạ trại vào sâu trong khu vực Chumar thuộc vùng Ladakh mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền khoảng 3km, khiến binh sĩ Ấn Độ cũng phải hạ trại ở gần đó và được lệnh không được rút quân.

Đồng sàng dị mộng - chuyện đương nhiên!

Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ tướng lĩnh PLA tại Bắc Kinh ngày 22/09

Cũng trong ngày 24/09, tờ The Hindustan Times cho biết, Trung Quốc đã đề nghị Ấn Độ tổ chức một cuộc họp khẩn ở cấp chỉ huy thực địa nhằm hạ nhiệt căng thẳng dọc LAC. Đây là lần thứ ba Trung Quốc đưa ra đề nghị này bởi 2 lần trước Ấn Độ đã từ chối. Trung Quốc cũng vừa chỉ trích giới truyền thông Ấn Độ vì “đoán mò” về lời kêu gọi quân đội chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khu vực của Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Theo Tạp chí Quốc phòng Kanwa (Canada), ông Tập Cận Bình là người trực tiếp phê chuẩn kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở bãi đá Gạc Ma để nhằm độc chiếm Biển Đông. Công trình này có quy mô rất lớn, được triển khai theo giai đoạn và có kích thước gấp 2 lần đảo Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Trong khi đó, tờ New York Post dẫn lời Trung tướng quân đội Trung Quốc Trương Triệu Trung bình luận về hoạt động đảo hóa ở Trường Sa - cần rất nhiều tàu thuyền của hải quân, hải cảnh, cùng tàu cá để tạo nên từng vòng, từng lớp khiến đối phương khó đối phó và đây là ví dụ điển hình của “chiến lược cải bắp”.

Theo nhà phân tích Gregory Poling của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Mỹ, cần lập bản đồ Trường Sa trước khi Trung Quốc thực hiện xong kế hoạch đảo hóa các bãi đá. Chuyên gia Gregory Poling cảnh báo, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Trường Sa sẽ khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể giải quyết bởi việc này diễn ra không phải tình cờ.

Tuy nhiên, ông Gregory Poling cũng hoài nghi về khả năng hoạt động đảo hóa của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến thực trạng pháp lý của những thực thể ở Biển Đông. Trước đó, 2 chuyên gia James Hardy và Sean O’Connor từng cảnh báo về một số bước đi mới của Trung Quốc khi tiến hành đảo hóa tại Gạc Ma. Bởi lịch sử tranh chấp ở Biển Đông cho thấy, nguy cơ Bắc Kinh sử dụng các đảo hóa kể trên làm bàn đạp tấn công các mục tiêu của những nước có tranh chấp trong khu vực là rất lớn.

Giới chuyên môn quan tâm tới việc biên đội tàu hộ tống số 17 của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden tới cảng Bandar Abbas của Iran hôm 20/09 khi coi đây là động thái nắm trong chiến lược biển xa của Bắc Kinh. Bởi đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc thăm Iran kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm qua.

Theo Duowei News, một trang chuyên về tin tức chính trị của Trung Quốc tại Mỹ, Bắc Kinh sẽ chống lại “giấc mơ Nhật Bản” tới cùng, khi Thủ tướng Shinzo Abe đang có mặt tại New York để vận động cho nước này trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ). Thủ tướng Shinzo Abe đang quyết tâm đưa Nhật Bản vào Hội đồng Bảo an LHQ bằng cách kiến nghị cải tổ nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức này.

Cảnh giác vẫn hơn

Ngày 23/09, tờ Times of India và tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình vừa cất nhắc 3 tướng gần gũi với ông, đồng thời yêu cầu quân đội nước này cải thiện năng lực sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng chiến thắng trong một cuộc chiến tranh khu vực thời công nghệ thông tin. Ngày 21/09, 15 tướng lĩnh hàng đầu Trung Quốc đã được ông Tập Cận Bình triệu về Bắc Kinh để dự hội nghị quân chính, thảo luận về việc cải cách bộ máy quân đội - tinh giản bộ máy các đơn vị chủ lực, nâng cao sức chiến đấu và điều chỉnh một số giao thức quan trọng.

Ngày 22/09, phát biểu tại Trường Quản lý hành chính Kennedy thuộc Đại học Harvard, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) để giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước trong khu vực này. Và Manila đã phác thảo 2 phương án hành động để thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, đó là tiếp tục kêu gọi xây dựng COC và thông qua Trọng tài quốc tế để làm rõ những quyền lợi hàng hải cho tất cả các nước hữu quan.

Ông Benigno Aquino cũng bày tỏ quan ngại về chuyến đi gần đây của 2 tàu khảo sát Trung Quốc có thể mở đường cho việc khoan dầu trong khu vực. Khi trò chuyện bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại LHQ ở New York (Mỹ), ông Benigno Aquino còn đưa ra các bức ảnh về hành động cải tạo đất của Trung quốc tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Phái đoàn của Trung Quốc tại LHQ chưa bình luận về các cáo buộc của Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cũng từng bày tỏ lo ngại về các hoạt động đảo hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đồng sàng dị mộng - chuyện đương nhiên!

Đô đốc Harry Harris

Trước khi tới Mỹ, Tổng thống Benigno Aquino đã có chuyến công du tới Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Đức và đều nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các nước này về việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên ông Benigno Aquino thăm châu Âu kể từ khi lên nắm quyền và Tổng thống Philippinese bày tỏ sự quyết liệt trong việc thúc đẩy vụ kiện “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Ông Benigno Aquino tiết lộ, Philippines chỉ có thể dựa vào 132 tàu chiến hiện có (từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai) để phòng thủ tuyến bờ biển của mình.

Giới quân sự quan tâm tới việc Mỹ vừa bán cho Philippines (cho vay tiền để mua) một tàu đổ bộ M/V Susitna với giá 6 triệu USD, trong khi giá gốc của nó gần 80 triệu USD. Tàu đổ bộ M/V Susitna có thể đảm bảo tầm hoạt động hiệu quả trong vùng biển chủ quyền của Manila và sẽ giúp binh lính Philippines cùng trang thiết bị cơ động nhanh trong điều kiện thời tiết xấu. Philippines đang nỗ lực hiện đại hóa sức mạnh hải quân với tiêu chí càng nhanh càng tốt, càng rẻ càng tốt bởi phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về chủ quyền biển đảo do sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 21/09, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia và Bắc Kinh muốn quân đội hai nước không ngừng tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược. Trong khi đó, Phó đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối an ninh biển của Indonesia Desi Albert Mamahit cho rằng, Trung Quốc là mối đe dọa thực sự đối với Indonesia. Theo nhận định của Giáo sư Christopher Hughes, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông thể hiện rõ qua yêu sách “đường lưỡi bò”.

Chuẩn bị chiến tranh?

Ngày 24/09, một số nghị sĩ cho biết, tại kỳ họp Quốc hội (bắt đầu từ 29/09), Chính phủ Nhật Bản sẽ đề xuất phương án sửa đổi thời điểm xác định "Ngày hải dương". Theo đó, "Ngày hải dương" sẽ được cố định vào ngày 20/07 hằng năm, giống thời điểm năm 1876 khi lần đầu tiên vua Minh Trị ban hành "Ngày hải dương". Đại diện nhóm nghị sĩ kể trên cho rằng, việc cố định "Ngày hải dương" sẽ thể hiện mong muốn phát triển của Nhật Bản trở thành quốc gia biển trên từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và thành phố.

Đồng sàng dị mộng - chuyện đương nhiên!

Binh lính Trung Quốc tham gia một cuộc diễn tập

Ngày 23/09, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto cho biết, việc di chuyển căn cứ Futenma sẽ không bị ảnh hưởng do cuộc bầu cử tỉnh trưởng ở Okinawa. Mỹ hiện duy trì khoảng 26.000 quân trên đảo Okinawa (theo thỏa thuận liên minh an ninh lâu dài với Nhật Bản), nhưng vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Trước đó (22/09), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đề cử Đô đốc Harry Harris thay thế người tiền nhiệm Samuel Locklear làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Đô đốc Harry Harris là người Mỹ gốc Nhật Bản (sinh tại Yokosuka), từng là chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - lực lượng hải quân trực thuộc PACOM, đặt trụ sở gần Honolulu, Hawaii.

Ngày 22/09, tờ Yomiuri Shimbun đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề nghị khoản ngân sách ban đầu 80 triệu yen để phát triển loại máy bay cảnh báo sớm của riêng mình (trang bị radar giám sát tiên tiến từ giữa những năm 2020), thay thế dòng máy bay E-2C Hawkeye do Mỹ chế tạo. Giới quân sự cũng đang bàn luận về tình hình chạy đua nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược tương lai của Nga và Trung Quốc. Dự kiến, đến năm 2025 Trung Quốc sẽ chế tạo máy bay ném bom chiến lược kiểu mới mang tên H-20. Trước đó, giới truyền thông đưa tin về máy bay không người lái Dực Long của Trung Quốc khi nó được sử dụng trong thời gian diễn ra cuộc tập trận "Sứ mệnh hòa bình-2014" với sự tham gia của Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan (từ 24 đến 29/08). Giới quân sự Trung Quốc coi Dực Long tiên tiến và hữu dụng hơn máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ.

Sau khi tham dự Hội thảo quốc tế về lực lượng trên biển lần thứ 21 tại Học viện Chiến tranh Hải quân Newport, Mỹ (từ 15 đến 21/09), Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho rằng, Hải quân Trung - Mỹ đang cùng kiểm soát bất đồng. Ngày 20/09, Hãng Fox News dẫn cảnh báo của Trung tướng, Phó đô đốc Hải quân Mỹ Michael Connor về việc Nga và Trung Quốc phát triển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo sẽ tác động xấu đến việc triển khai hạm đội tàu ngầm của Mỹ.

Ông Michael Connor kiến nghị, cần giải quyết các xung đột nhỏ trước khi chúng trở thành xung đột lớn. Ông Michael Connor đã bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc chế tạo nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược bởi so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ chỉ ứng phó với Nga, nhưng hiện mối đe dọa này đang gia tăng sau khi Bắc Kinh cùng “tham chiến”.

Hiện nay Hải quân Trung Quốc đã từ một lực lượng ven bờ phát triển thành lực lượng có thể thực hiện nhiệm vụ rộng lớn. 10 năm qua, công nghệ vũ khí tấn công của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đã được tăng cường nhanh chóng và 10 năm tới, Bắc Kinh có thể chế tạo tàu ngầm tấn công Type 095, có khả năng đối đất. Theo thống kê, Trung Quốc hiện có 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và 53 tàu ngầm tấn công chạy diesel. Gần 1 năm trước (29/10/2013), Trung Quốc cho tàu ngầm Type 091 (loại 091) lớp Hán (Trường Chinh 1) nghỉ hưu và đây là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do nước này sản xuất. Trung Quốc cũng tuyên bố, hạm đội tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của nước này đã bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra trên biển.

Ngày 23/09, tại cuộc gặp với phái đoàn các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản (gồm 200 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu), Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng sụt giảm đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào nước này (8 tháng đầu năm 2014 giảm 43,3% so với cùng kỳ năm 2013, xuống còn 3,16 tỉ USD), đồng thời cho rằng, Bắc Kinh và Tokyo cần ngăn chặn nguy cơ căng thẳng chính trị giữa 2 nước đang làm tổn hại đến tăng trưởng của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Ngày 24/09, Phó thủ tướng Uông Dương đã bày tỏ mong muốn sớm nối lại cuộc đối thoại kinh tế cấp cao với Tokyo khi gặp phái đoàn Nhật Bản. Cũng trong ngày 24-9, tờ Yomiuri Shimbun cho biết, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 2,4 tỉ USD, giảm 48,8% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, du khách Nhật Bản cũng đã quay lưng lại với các điểm du lịch của Trung Quốc.

Hồng Thất Công -Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.