6 tháng sau sự kiện MH17 và nỗi đau người ở lại
Wednesday, January 28, 2015 8:31 AM GMT+7
'Cuối cùng, người ta đã lấy đi của tôi điều không gì có thể bù đắp nổi', The Independent dẫn lời nói đầy xúc động từ cháu của một nạn nhân trên chuyến bay MH17 gặp nạn tại tỉnh Donetsk, Ukraine vào tháng 07/2014.

 

6 tháng sau sự kiện MH17 và nỗi đau người ở lại - ảnh 1

HIện trường vụ tai nạn máy bay MH17 tại tỉnh Donetsk, Ukraine - Ảnh: AFP

Ngày 17/07/2014, chiếc máy bay Boeing 777-200ER mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ gần thành phố Hrabove, tỉnh Donetsk, Ukraine khi đang trên đường từ Amsterdam bay về Kurla Lumpur. Tai nạn thảm khốc này đã khiến toàn bộ 283 hành khách cùng 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Cơ quan chức năng đã phải mất nhiều tuần liền để thu thập và trao trả thi thể của những người xấu số về cho thân nhân tại quê nhà. Tuy nhiên, đến nay, danh tính của ít nhất 3 nạn nhân vẫn chưa được xác định, theo NBC News.

Hơn 6 tháng đã trôi qua, nhưng gia đình của 298 nạn nhân có mặt trên chuyến bay định mệnh ấy vẫn chưa nhận được bất cứ lời giải thích xác đáng nào. Trong khi đó, cuộc điều tra của Ủy ban An toàn quốc gia Hà Lan vẫn được tiến hành một cách khá chậm chạp do chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên quan.

Hành trình đi tìm sự thật

6 tháng sau sự kiện MH17 và nỗi đau người ở lại - ảnh 2

Người dân đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân xấu số - Ảnh: Reuters

Glenn Thomas, 49 tuổi, chuyên viên liên lạc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là một trong số 10 nạn nhân người Anh có mặt trên chuyến bay MH17 gặp sự cố. Ông được nhiều bạn bè và đồng nghiệp đánh giá “là một chuyên gia giỏi với nhân cách tuyệt vời”, theo The Independent.

Tháng 12/2014, Jordan Withers, con ruột người em gái sinh đôi của Thomas, đã quyết định thực hiện một chuyến đi cảm động nhằm tìm hiểu câu chuyện về cái chết của bác mình trong khuôn khổ phóng sự MH17: Hành trình đi tìm sự thật của đài BBC.

Theo đó, Jordan, cử nhân luật đến từ quận Blackpool (hạt Lancashire, Anh) đã tới nhiều thành phố ở châu Âu như Kiev (thủ đô của Ukraine), Rotterdam (Hà Lan), Newcastle (Anh)... để gặp gỡ gia đình các nạn nhân khác, thu thập và từ đó so sánh thông tin, đồng thời cùng chia sẻ về sự cố thảm khốc khiến người thân của họ thiệt mạng.

“Bác Thomas coi tôi và chị gái như con ruột. Tôi không thể diễn tả hết bằng lời rằng tôi nhớ bác ấy thế nào. Lẽ ra bác ấy đã không phải ra đi đau đớn như vậy”, Jordan tâm sự. Dù không thể giải đáp được tất cả những vướng mắc trong lòng nhưng Jordan cho biết đây là “một trong những điều tuyệt vời nhất” mà anh từng thực hiện.

Những nạn nhân không thể về nhà

6 tháng sau sự kiện MH17 và nỗi đau người ở lại - ảnh 3

Cột thập giá tưởng niệm với dòng chữ Cứu vớt và bảo vệ - Ảnh: AFP

Trong khi thi thể của Glenn Thomas đã được trao trả về cho người thân, nhiều gia đình khác lại không có cơ hội nhận “ân huệ cuối cùng” ấy.

Rob và Silene Fredriksz, cặp vợ chồng mà Jordan đến thăm ở Hà Lan, chỉ được gửi trả vài mảnh xương của con trai, Bryce Fredriksz. Thậm chí, Robby Oehlers, anh họ của Daisy Oehlers, bạn gái đi cùng Bryce, hồi tháng 10/2014 đã đáp máy bay tới Kiev rồi đi taxi thêm gần 500 cây số đến hiện trường xác máy bay MH17 nhằm truy tìm thêm manh mối, nhưng rốt cuộc đành ra về tay không vì tình hình chiến sự quá căng thẳng đang diễn ra tại đây giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai.

Jordan Withers cho rằng dù kết quả cuộc điều tra của Ủy ban An toàn quốc gia Hà Lan có xác định thủ phạm vụ không kích là ai đi chăng nữa, thì chính mối xung đột tại Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm cho tính mạng của 298 người xấu số trên chuyến bay MH17 định mệnh, theo The Independent.

“Cuối cùng, người ta đã lấy đi của tôi điều không gì có thể bù đắp nổi”, Jordan chua xót.

“Giá như những trang tài liệu ấy có thể lên tiếng”

6 tháng sau sự kiện MH17 và nỗi đau người ở lại - ảnh 4

Nhiều con thú nhồi bông và đồ chơi trẻ em khác đã được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Reuters

Hans de Borst, cha của Elsemiek de Borst, cũng là nạn nhân trên chuyến bay MH17 cho biết ông không muốn nhìn thấy thi thể, thậm chí từ chối nhận lại chiếc nhẫn kỷ vật của con gái vì quá đau lòng, theo NBC News.

Hôm đó, Elsemiek đã có mặt cùng mẹ, cha dượng và đứa em kế trên chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Malaysia Airlines. Cô là một trong số những nạn nhân đầu tiên được xác định danh tính, dù phải mất đến 3 tuần, nhờ vào hồ sơ nha khoa và chiếc nhẫn luôn đeo trên tay.

Gần đây nhất, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ), Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết hồ sơ điều tra về sự cố MH17 sẽ được hoàn thành vào giữa năm nay, theo trang The Star của Malaysia.

“Giá như những trang tài liệu ấy có thể lên tiếng”, Hans de Borst xúc động. Ông còn chia sẻ thêm rằng khi nhận được email từ Malaysia Airlines thông báo đền bù 61.500 USD cho mỗi nạn nhân thiệt mạng, ông cảm thấy “rất kì lạ, giống như họ trả tiền để bạn im miệng lại vậy”, vì cho rằng dù có đền bù số tiền lớn thế nào cũng không bù đắp nổi cho những mất mát của gia đình các nạn nhân.

Sáu tháng trước, ngay khi tai nạn MH17 xảy ra, Hans de Borg sẵn sàng làm mọi thứ để có được bất cứ kỷ vật gì từ con gái ông. Cuối cùng, ông nhận được hộ chiếu và vé máy bay của Elsemiek, những thứ đã gián tiếp kết thúc cuộc đời cô gái 17 tuổi.

Hữu Đạt

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.