Trung Quốc bị tố cướp công nghệ hạt nhân Nam Phi
Tuesday, March 03, 2015 6:21 AM GMT+7
Gián điệp Trung Quốc bị nghi đứng sau vụ đột nhập và nổ súng tại một cơ sở hạt nhân ở Nam Phi để cướp công nghệ.
công nghệ hạt nhânTrung tâm nghiên cứu hạt nhân Pelindaba ở Nam Phi - Ảnh: NJR ZA

Cuối tuần rồi, Hãng thông tấn quốc tế Al Jazeera, có trụ sở tại Qatar, loan báo Ban Điều tra của họ vừa nhận được nhiều tài liệu mật cho thấy giới tình báo Nam Phi nghi ngờ Trung Quốc đứng sau vụ đột nhập Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Pelindaba, nằm gần thành phố Pretoria của nước này hồi tháng 11/2007. Theo tài liệu mật, các lãnh đạo tình báo Nam Phi cho rằng gián điệp Trung Quốc đã lấy đi tài liệu về công nghệ lò phản ứng mô đun tầng sỏi (PBMR) do Công ty PBMR (Pty) Ltd nghiên cứu tại Pelindaba để đạt bước tiến trong việc sản xuất điện hạt nhân. “Tình báo nước ngoài rất quan tâm tới quá trình phát triển và nghiên cứu PBMR... Vụ đột nhập có thể nhằm thúc đẩy dự án điện hạt nhân mang tên Chinergy của Trung Quốc”, Al Jazeera trích tài liệu mật từ Cơ quan an ninh nhà nước Nam Phi đề năm 2009 cho hay.

Ra tay táo bạo

Các điệp viên cấp cao Nam Phi khẳng định vào khuya 08/11/2007, một nhóm 4 người đàn ông có vũ khí đột nhập Pelindaba sau khi vô hiệu hóa hàng rào bảo vệ được gài dòng điện 10.000 volt. Chi tiết này cho thấy có thể các thủ phạm có người hỗ trợ bên trong. Khi đó, máy quay an ninh ghi lại được quá trình đột nhập, nhưng bọn cướp vẫn không bị ngăn chặn vì không có ai theo dõi màn hình. Các tay súng tiến vào Trung tâm kiểm soát khẩn cấp của Pelindaba và lấy một máy tính xách tay thì bị nhân viên vừa hết ca trực tên Anton Gerber phát hiện. Sau một hồi vật lộn, ông Gerber bị bắn trọng thương nhưng vẫn gắng sức ấn nút báo động. Dù vậy, khi cảnh sát đến nơi các thủ phạm đã tẩu thoát từ lâu. Ngoài ra, theo giới chức an ninh Nam Phi, cùng thời điểm ông Gerber bị bắn, một nhóm vũ trang khác cũng gồm 4 người đã đột nhập trung tâm Pelindaba theo hướng khác và lấy đi nhiều tài liệu. Sau vụ này, Cơ quan năng lượng hạt nhân Nam Phi (NECSA), đơn vị quản lý Pelindaba, đình chỉ công tác 6 nhân viên bảo vệ và cam kết sẽ tiến hành cuộc điều tra nội bộ cũng như cải thiện hệ thống an ninh.

Chìm xuồng ?

Theo tài liệu mật của Al Jazeera, đã 8 năm trôi qua nhưng vẫn chưa có kết quả điều tra cụ thể nào được công bố. Trước đó, cảnh sát Nam Phi bắt giữ 3 nghi phạm, nhưng rồi không có thêm bất cứ thông tin nào về 3 người này. Bên cạnh đó, bất chấp nghi ngờ của giới tình báo, mọi thông báo chính thức của chính phủ Nam Phi đều tránh đề cập các cáo buộc liên quan đến Trung Quốc. Thậm chí, ông Abdul Minty, đại diện của nước này tại Cơ quan nguyên tử quốc tế và giới chức NECSA còn tuyên bố đây là “một vụ phạm tội ngẫu nhiên không có mưu tính trước”, dù các diễn biến cho thấy các thủ phạm ra tay rất chuyên nghiệp, bài bản và hung hãn. Một chi tiết đáng chú ý khác là đến tháng 03/2009, Công ty PBMR (Pty) Ltd ký biên bản ghi nhớ hợp tác thương mại hóa công nghệ PBMR với Viện Nghiên cứu công nghệ mới và hạt nhân (INET) thuộc Đại học Thanh Hoa và Công ty Chinergy Co Ltd của Trung Quốc, theo chuyên trang Atomic Insights.

Ngoài ra, Al Jazeera nhận định các thông tin vừa bị rò rỉ đã bác bỏ giả thuyết khủng bố, từng được giới truyền thông Mỹ đưa ra sau vụ cướp. Trước đó, một số chuyên gia Mỹ nhận định các thủ phạm có thể thuộc một nhóm khủng bố đang cố chế tạo bom vì chúng đã vào được khu cất trữ hàng trăm ki lô gam uranium ở cấp độ có thể chế tạo vũ khí tại Pelindaba. Ngay cả cựu Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) George Tenet cũng gợi ý với nhà sản xuất chương trình Điều tra 60 phút của Đài CBS là Michael Karzis rằng chương trình nên phát triển vụ đột nhập theo hướng khủng bố hạt nhân.
Đến nay, Nam Phi chưa có bình luận gì về các thông tin trên, còn một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Phi chỉ trích chúng là “hoàn toàn bịa đặt”, theo tờ Pretoria News.

 

Rò rỉ hàng trăm hồ sơ tuyệt mật

Tài liệu về cáo buộc Trung Quốc đứng sau vụ đột nhập Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Pelindaba nằm trong số hàng trăm tài liệu tối mật của các cơ quan tình báo trên thế giới bị rò rỉ cho Hãng thông tấn Al Jazeera và tờ The Guardian của Anh, được gọi chung là Spy Cables. Chúng chủ yếu bao gồm thư tín liên lạc giữa tình báo Nam Phi và các đồng nghiệp trên thế giới. Al Jazeera cho hay họ sẽ phối hợp với The Guardian lần lượt đăng tải chi tiết Spy Cables trong thời gian tới. Trước mắt, hãng thông tấn này hé lộ một số thông tin sơ bộ như Cơ quan tình báo Mossad của Israel tin rằng Iran không sản xuất vũ khí hạt nhân, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đe dọa Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas về việc Palestine nỗ lực vận động LHQ công nhận mình là quốc gia độc lập, các nhà hoạt động của Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace bị tình báo Hàn Quốc theo dõi và Cơ quan tình báo Anh MI6 từng nhờ Nam Phi hỗ trợ tuyển mộ một quan chức ngoại giao CHDCND Triều Tiên làm gián điệp.

Văn Khoa

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.