Indonesia 'nhìn lại' chính sách bắn chìm tàu cá nước ngoài
Friday, March 06, 2015 6:37 AM GMT+7
Nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Indonesia nhìn nhận chính sách bắn chìm tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển nước này “có nhiều hạn chế”.

 

Tàu cá VN bị hải quân Indonesia bắn chìm ngày 5.12.2014 - Ảnh: Reuters
Tàu cá VN bị hải quân Indonesia bắn chìm ngày 05/12/2014 - Ảnh: Reuters

Tiến sĩ Rizal Sukma, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Indonesia, phát biểu tại cuộc hội thảo ở Singapore ngày 4.3 về chính sách ngoại giao và an ninh biển của nước này rằng việc bắn chìm các tàu vi phạm không thể kéo dài và Jakarta nên khởi xướng một sáng kiến đa phương cho vấn đề này. Ông Rizal cũng là thành viên nhóm vận động tranh cử và chuyển tiếp chính quyền của Tổng thống Joko Widodo (thường được gọi là Jokowi) và là một trong những người soạn thảo chiến lược Điểm tựa an ninh biển toàn cầu (Global Maritime Fulcrum - GMF) của Indonesia đang gây sự chú ý trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

GMF được ông Rizal giới thiệu là tầm nhìn của quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, là học thuyết dẫn đường và tập hợp lộ trình phát triển sắp tới của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Bằng chiến lược này, ông Jokowi hứa hẹn sẽ đóng góp giữ gìn an ninh khu vực quanh Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bảo vệ chủ quyền và các nguồn lợi biển, đặc biệt là nguồn thủy sản. Jakarta nói rằng hằng năm Indonesia bị thất thoát khoảng 300.000 tỉ rupiah (23 tỉ USD) do thủy sản bị đánh bắt trộm bởi tàu cá nước ngoài, hằng ngày có khoảng 5.400 tàu cá hoạt động trái phép trong vùng biển rộng hàng triệu cây số vuông của họ. Tổng thống Jokowi từ khi nhậm chức vào tháng 10/2014 đã nhiều lần tuyên bố trước báo chí sẽ mạnh tay để chấm dứt tình trạng này.

Chính sách gây quan ngại

Dư luận quốc tế xôn xao khi Indonesia tổ chức đình đám việc bắn chìm 3 tàu cá của VN vào ngày 05/12/2014. Những con tàu này cùng 33 ngư dân và 3 tấn cá bị bắt ngày 02/11/2014 tại vùng biển Anambas gần đảo Borneo. Báo chí và các quan chức cấp cao được mời lên 3 tàu hải quân neo gần bờ để chứng kiến việc 3 tàu cá bị bắn và đánh chìm bằng thuốc nổ, khói tung mù mịt. Tiếp đó, một số tàu của Thái Lan, Philippines và Malaysia cũng bị bắn chìm.

Động thái công khai và quyết liệt của Jakarta khiến giới quan sát tỏ ra quan ngại, trong khi các nhà hoạt động môi trường cho rằng việc hủy hoại những con tàu có thể gây ô nhiễm cho môi trường biển nơi chúng chìm xuống. Bình luận trên tờ The Diplomat hồi tháng 01/2015, chuyên gia Prashanth Parameswaran viết: “Indonesia giờ đây có vẻ như đang phá vỡ tình đoàn kết khu vực giữa lúc ASEAN vừa trở nên sẵn sàng thiết lập một cộng đồng chung vào cuối năm nay”.

Một đại biểu tại buổi nói chuyện chiều 04/03 tại Singapore đã đưa vấn đề này ra chất vấn tiến sĩ Rizal. “Có quá cứng rắn không khi Jakarta thẳng tay bắn chìm các tàu cá, trong khi một số quốc gia ASEAN khác đã ngồi lại với nhau và lập ra các thỏa thuận đối xử nhân đạo với ngư dân vi phạm và tài sản của họ?”, người này phát biểu. Đáp lại, tiến sĩ Rizal thừa nhận hành động trên bị báo chí quốc tế phản ánh khá tồi tệ và cho là “nặng dân tộc tính”. Tuy nhiên, “Indonesia là nạn nhân của nạn đánh bắt trộm thủy sản nhiều thập niên qua. Tôi nghĩ, chúng tôi đã quá tử tế”, ông Rizal bào chữa. Và ông khẳng định, chính sách “tử tế” đó đã là quá khứ: “Tổng thống Jokowi đã 3 lần tuyên bố trước thế giới rằng Indonesia sẽ bảo vệ quốc gia và các nguồn lợi biển. Ông ấy nhấn mạnh việc đánh bắt trộm thủy sản phải chấm dứt, tàu cá nước ngoài phải ra khỏi lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia”. “Dù vậy, việc đó vẫn tiếp diễn bởi ngư dân các nước vẫn tin rằng Indonesia chỉ nói vậy thôi. Ngoài ra, khi chúng tôi cho đấu giá một số con tàu còn tốt, chủ cũ của chúng lại đến mua và cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn”, ông Rizal lập luận và nói thêm rằng việc bắn chìm tàu là “chính sách cuối cùng”.

Tuy nhiên, “tôi nhìn nhận rằng chính sách này có nhiều hạn chế”, ông Rizal nói. Thứ nhất, theo ông, về lâu dài Indonesia sẽ không có đủ nguồn lực để bắt, đưa ra tòa xử lý rồi bắn hủy hết các tàu vi phạm, đặc biệt là các tàu lớn. Thứ hai, “Indonesia nên khởi xướng một sáng kiến khu vực với sự tham gia của các nước như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và VN để lập nên một thỏa thuận khung làm sao giải quyết vấn đề một cách đa phương và triệt để”, ông nói. Đồng tình với quan điểm này, Phó giáo sư Farish Noor từ Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam của Singapore, một chuyên gia về Indonesia, cũng nhắc nhở thêm: “Ngư dân Indonesia cũng vi phạm trong vùng biển của các nước láng giềng”.

Khuyến cáo ngư dân VN

Trao đổi với Thanh Niên chiều 05/03, Bí thư Đoàn Văn Nam phụ trách bảo hộ công dân của Đại sứ quán VN tại Jakarta, nhìn nhận Indonesia dưới thời Tổng thống Jokowi “rất cứng rắn” đối với tàu cá nước ngoài vi phạm. “Trước đây, khi tàu VN bị bắt, Jakarta thường thả hết các ngư dân về nước sớm, chỉ giữ lại thuyền trưởng và con tàu để đưa ra tòa rồi sung tàu vào công quỹ. Gần đây, ngư dân bị giam giữ và tàu bị bắn chìm luôn”, ông Nam nói.

Ông cho biết thêm: “Sau những động thái này, chúng tôi đã báo cáo về nhà; các cơ quan chức năng VN đã tuyên truyền và khuyến cáo ngư dân của mình không vi phạm vùng biển của Indonesia nữa”.

Thục Minh
(Văn phòng Singapore)

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.