Vì sao phi công phụ cố tình để máy bay 4U9525 rơi?
Friday, March 27, 2015 8:21 AM GMT+7
Giải mã từ hộp đen cho thấy phi công chính sau khi đi vệ sinh đã không thể vào được buồng lái, còn phi công phụ thì nhấn nút kích hoạt cho máy bay rơi.
Phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi, được cho là người đã chủ động bấm nút cho máy bay rơi - Ảnh từ Facebook của Lubitz

Thông tin thu được từ ghi âm của hộp đen đã mở ra một kết luận khiến nhiều người sững sờ: phi công phụ trẻ tuổi đã cố tình để máy bay rơi!

Theo AFP, trong cuộc họp báo diễn ra hôm qua, thẩm phán Brice Robin ở Marseille (Pháp) khẳng định viên phi công phụ đã cố tình để máy bay rơi xuống vùng núi khi anh ta ở một mình trong buồng lái.

Không phải tự tử?

Thẩm phán Robin cho biết tên của phi công phụ là Andreas Lubitz, 28 tuổi, người Đức. “Khi ở một mình trong buồng lái, phi công phụ đã nhấn nút điều khiển hệ thống để kích hoạt máy bay rơi xuống. Hành vi đó có thể mang tính cố ý nhưng động cơ là gì thì đến nay chúng tôi chưa rõ”.

Nhưng theo ông, đó không phải là “hành vi có yếu tố tấn công khủng bố và viên phi công phụ cũng chưa từng bị xem là khủng bố”.

Theo Reuters, khi các nhà báo cật vấn liệu đó có phải là “hành vi tự tử” thì thẩm phán Robin lại có cách giải thích như sau: “Thường ai đó muốn tự tử thì chỉ làm điều đó một mình. Vì vậy tôi không gọi đây là hành vi tự tử”.

Dựa trên thông tin phân tích từ dữ liệu hộp đen đã thu hồi được, theo thẩm phán Robin, các nhà điều tra đã xác định được phi công chính đã tìm cách quay lại buồng lái sau khi đi vệ sinh nhưng không được.

“Chúng tôi nghe thấy được tiếng hơi thở bình thường trong buồng lái cho đến khi máy bay va đập vỡ tan. Điều đó cho thấy phi công phụ vẫn còn sống chứ không phải bị đột quỵ” - thẩm phán Robin thông báo.

Vị thẩm phán của Pháp cũng khẳng định viên phi công phụ không nói một lời nào khi anh ta ở một mình trong buồng lái.

Ông cũng cho biết các âm thanh ghi lại cho thấy hành khách trên máy bay không hề biết điều gì đang xảy ra cho đến khi máy bay vỡ tan.

“Không có tiếng la hét nào cả vào giây phút cuối trước khi máy bay va đập” - thẩm phán Robin thông tin.

Thẩm phán Robin cho biết thêm các nhân viên kiểm soát không lưu đã liên tục cố liên lạc với chiếc máy bay nhưng không được.

AFP dẫn lời một điều tra viên cho biết âm thanh được phân tích cho thấy một trong hai ghế ngồi của phi công được đẩy ra phía sau, có tiếng cửa buồng lái mở ra và đóng lại.

Sau đó có tiếng gõ cửa nhẹ nhưng "không có bất kỳ cuộc đối thoại nào từ thời điểm đó đến lúc máy bay rơi".

Dữ liệu âm thanh từ hộp đen dữ liệu buồng lái cho thấy có âm thanh báo động sự tiếp cận mặt đất ngay trước thời điểm va chạm.

Dữ liệu từ chiếc hộp đen thứ nhất cũng cho thấy hai phi công đã có một cuộc trò chuyện khá thoải mái bằng tiếng Đức khi chuyến bay bắt đầu hành trình từ Barcelona (Tây Ban Nha) đến Dusseldorf (Đức). 

Công ty mẹ của Germanwings là Hãng hàng không Đức Lufthansa cho biết cơ phó đã làm việc cho hãng này từ tháng 09/2013 và có tổng 630 giờ bay, trong khi cơ trưởng là người đã có 10 năm kinh nghiệm và có hơn 6.000 giờ bay.

Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy (thứ 2, 3, 4 từ trái sang) cùng với lực lượng cứu hộ tại Seyne-les-Alpes, gần nơi xảy ra tai nạn - Ảnh: Reuters

 

Vẫn chưa tìm thấy lõi của hộp đen thứ hai

Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định vỏ hộp đen thứ hai của chiếc máy bay Airbus A320 gặp nạn đã được tìm thấy, nhưng những thứ bên trong hộp đen này không còn.

“Tại thời điểm này mọi người ở hiện trường vẫn đang tìm kiếm” - Tổng thống Hollande tuyên bố. Ông cam kết với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy các nhà điều tra Pháp sẽ làm hết khả năng để tìm ra nguyên nhân máy bay rơi.

“Chúng ta cần biết điều gì đã xảy ra. Chúng ta nợ điều này với gia đình các nạn nhân” - Tổng thống Hollande nhấn mạnh.

Giới chức Pháp cho biết việc tìm kiếm thi thể nạn nhân là ưu tiên hàng đầu của các đội cứu nạn trong điều kiện địa hình khu tai nạn rất hiểm trở. Họ cũng khẳng định khả năng khủng bố trên chuyến bay là không thể.

Giám đốc Cơ quan điều tra hàng không Pháp Remi Jouty cho biết các nhà điều tra đã rút được một số dữ liệu âm thanh và giọng nói từ chiếc hộp đen thứ nhất.

Tuy nhiên, ông Jouty nhấn mạnh còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào bởi chiếc hộp đen này ghi tất cả âm thanh từ bốn chiếc micro trong buồng lái và ghi lại tất cả cuộc nói chuyện giữa các phi công, nhân viên điều hành không lưu cũng như bất kỳ âm thanh nào xuất hiện ở khu vực buồng lái.

Bạn bè và những người quen của phi công phụ Lubitz ở thị trấn Montabaur - nơi nhà của anh - đều mô tả anh ta là “người tử tế”. Klaus Radke, người phụ trách câu lạc bộ bay ở Montabaur nơi Lubitz nhận chứng chỉ bay đầu tiên cách đây nhiều năm, nói về Lubitz như sau: “Tôi có biết anh này. Anh ta là người vui tính, tử tế và lễ phép”.

Đã có ít nhất 6 vụ tương tự

Một cơ trưởng kỳ cựu của Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết trong khoảng 30 năm gần đây đã có ít nhất sáu vụ tai nạn máy bay dân dụng mà nguyên nhân là do phi công tự tử.

Theo vị cơ trưởng này, tình tiết của chuyến bay 4U9525 gần giống chuyến bay của Hãng Silk Air rơi ngày 19/12/1997 xuống sông ở Indonesia làm 104 hành khách thiệt mạng.

Trên chuyến bay đó, khi cơ trưởng ra khỏi buồng lái thì cơ phó ở bên trong khóa trái cửa rồi cho máy bay đâm xuống một con sông tự tử.

Theo cơ trưởng Nguyễn Thái Trung - giám đốc Hãng hàng không Vasco, trên các máy bay hiện nay, dù cửa buồng lái bị khóa thì từ bên ngoài tổ lái và tiếp viên vẫn có thể mở bằng mật mã mà chỉ có tổ bay mới được biết.

Trong trường hợp bị khóa từ bên trong, phi công bị kẹt ở bên ngoài vẫn có thể mở cửa được. (LÊ NAM)

 

ANH THƯ - MỸ LOAN

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.