Nếu Hillary Clinton làm Tổng thống, quan hệ Nga - Mỹ sẽ đi về đâu?
Tuesday, April 14, 2015 6:51 AM GMT+7
Chuyên gia người Nga nhận định nếu bà Hillary Clinton đắc cử và lên làm Tổng thống Mỹ sau cuộc bỏ phiếu năm 2016, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ rơi vào tình trạng đóng băng thêm ít nhất là 4 năm nữa.

Hôm 12/04, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức tuyên bố quyết định tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng và khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016. 

Theo hãng thông tấn Sputnik, nhiều người đặt ra câu hỏi nếu như bà Clinton giành chiến thắng và trở thành Tổng thống Mỹ, mối quan hệ giữa Washington và Moskva liệu có được cải thiện?

Bà Clinton (áo xanh) gặp gỡ Tổng thống Putin trong một cuộc họp tại diễn đàn APEC được tổ chức ở Vladivostok hồi năm 2012. 

Trên trang PolitRussia, giới chuyên gia Nga đã có một bài bình luận về khả năng chiến thắng của bà Clinton. Trong đó, nhà phân tích Ivan Proshkin nhấn mạnh người Nga đang mong chờ "ngày Tổng thống Barack Obama rời nhiệm sở" và bàn luận về việc ai sẽ lên nắm quyền thay thế ông Obama. Nhưng một vấn đề gây tranh cãi hiện nay là liệu bà Clinton sẽ thực thi đường lối giống như người tiền nhiệm". 

“Mơ mộng không có gì là sai nhưng những phân tích về chiến dịch tranh cử năm 2016 cho thấy không có triển vọng nào về việc tiến hành các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ”, ông Proshkin chia sẻ.

Khi phân tích về cơ hội của bà Clinton, giới quan sát chính trị nước Mỹ tại Nga và các chính trị gia Mỹ đều chỉ ra được những yếu tố có thể giúp đệ nhất phu nhân của cựu Tổng thống Bill Clinton giành chiến thắng. 

Thứ nhất, bà Clinton sống trong một gia đình có bề dày kinh nghiệm chính trị khi chồng bà từng giữ chức Tổng thống Mỹ. Bà Clinton còn nhận được sự ủng hộ từ các lực lượng hậu thuận cả về chính trị và tài chính hùng mạnh. Thứ hai, hiện nay, đảng Cộng hòa dường như không có ứng cử viên nào nặng ký để cạnh tranh cơ hội chiến thắng với bà Clinton. Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu hồi phục sau gần nửa thập kỷ suy giảm. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao uy tín của đảng Dân Chủ.

Câu hỏi đặt ra là nếu "Bà đầm thép trên chính trường Mỹ" trở thành vị Tổng thống thứ 45 trong lịch sử nước này, điều gì lại khiến giới phân tích Nga tỏ ra thất vọng về cơ hội chiến thắng của bà Clinton?

Yếu tố đầu tiên, bà Clinton là người có những tuyên bố đối lập với quan điểm của nước Nga đồng thời cựu Ngoại trưởng Mỹ luôn giữ "thái độ" và có kế hoạch xây dựng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia láng giềng nằm trong khối Liên Xô cũ.

Điển hình, trong sự kiện hồi năm ngoái khi các cuộc biểu tình bùng nổ ở Quảng trường Maidan và bán đảo Crimea tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga, bà Clinton đã so sánh Tổng thống Vladimir Putin với trùm phát xít Đức Adolt Hitler. Thậm chí, bà Clinton còn nhấn mạnh hành động của nhà lãnh đạo Nga trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine "giống như những gì Hitler đã làm trong thập niên 30".

Không chỉ lên tiếng bảo vệ những lời chỉ trích và so sánh ông Putin với trùm phát xít Hitler, bà Clinton còn gọi Tổng thống Nga là "một người đàn ông da mỏng, máu lạnh và toan tính như điệp viên KGB". Những lời bình luận của bà Clinton còn nhận được sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ và các thành viên đảng Cộng hòa. 

Trong một bài phát biểu hồi tháng 10 năm ngoái, cựu Ngoại trưởng Mỹ còn tuyên bố Tổng thống Nga là "người chuyên đi bắt nạt" và Mỹ "cần ngăn chặn những hành động thù địch của ông Putin". 

Bà Clinton cho rằng chương trình nghị sự của Tổng thống Putin đang "đe dọa tới lợi ích của nước Mỹ" và "thật sai lầm" nếu các quốc gia châu Âu tìm cách né tránh mở rộng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. 

Ngoài ra, bà Clinton còn luôn là người tỏ ra nghi ngờ về khả năng hai nước Nga – Mỹ có thể cải thiện mối quan hệ song phương. Theo đó, hồi tháng 07/2014, bà Clinton từng chia sẻ "khi còn nắm cương vị Ngoại trưởng Mỹ, một trong những người tôi tỏ ra nghi ngờ nhất chính là Tổng thống Putin bởi nhà lãnh đạo Nga không bao giờ từ bỏ ý định đưa bức tượng 'Tiếng gọi của đất mẹ' trở về thời kỳ hoàng kim".  

Không dừng lại ở lời nói, bà Clinton còn có những hành động trong thực tế. Trong bài viết đăng tải hồi tháng 10/2014,  tờ Russia Insider nhận định bà Clinton "đã tăng dần dần tư tưởng chống Nga và đẩy Ukraine vào việc lựa chọn giữa Nga và châu Âu khi tài trợ 5 tỷ USD cho các nhóm dân sự mang tư tưởng chống Nga ở Ukraine". 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland (áo xanh) phát bánh cho những người tham gia biểu tình tại Quảng trường Maidan. 

Tờ báo Nga cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2011 – 2012, các cuộc biểu tình thể hiện sự ủng hộ đối với cựu đại sứ Michael McFaul do chính "những người theo bà Clinton tại Moscow" tiến hành và sau này cả Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland cùng đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt đều phục vụ như những cố vấn về nước Nga thân cận của bà Clinton. Trong đó, cặp đôi Nuland và Pyatt còn phân phát bánh cho những người tham gia cuộc biểu tình tại Quảng trường Maidan cũng như ủng hộ chính quyền Kiev thân phương Tây. 

Trên trang PolitRussia, chuyên gia Proshkin nhấn mạnh tư tưởng cô lập Nga của bà Clinton được hình thành khi bà đảm nhận chức vụ Ngoại trưởng Mỹ và ít nhất một năm trước thời điểm mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên lạnh nhạt vì những bất đồng liên quan tới Ukraine. Do đó, nhiều khả năng nếu như giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, bà Clinton sẽ không chỉ nỗ lực xóa sổ tầm ảnh hưởng của Nga ở Ukraine và Crimea mà còn ở Caucasus và Trung Á. 

Cuối cùng, nhà phân tích Proskin nhận định nếu bà Clinton thắng cử, mối quan hệ Nga – Mỹ sẽ "ngày càng xấu hơn và bước sang giai đoạn của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".  

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik sẽ chính thức thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

MINH THU (lược dịch)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.