Indonesia “tiến ra biển”?
Friday, April 17, 2015 5:49 AM GMT+7
Theo giới quan sát, thời gian gần đây, Indonesia ngày càng có những tiếng nói mạnh mẽ và quyết đoán hơn đối với vấn đề Biển Đông. Trước thềm cuộc thăm chính thức Trung Quốc, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi trả lời phỏng vấn của tờ Yomiuri (Nhật Bản) ông nói rằng: “Yêu sách đường 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là không có căn cứ nào về mặt pháp lý quốc tế”.

Đánh giá vị thế tiềm năng

Indonesia là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới và sở hữu một vùng biển rộng lớn. Lịch sử hàng ngàn năm nay cho thấy tiềm năng kinh tế biển tại đất nước vạn đảo này chưa được khai thác hết, đó là tiềm năng vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác dầu khí, khoáng sản, đánh bắt hải sản, thu hút đầu tư nước ngoài…

Indonesia hiện đang sở hữu eo biển nhộn nhịp vào bậc nhất thế giới, với khoảng 3.000 lượt tàu bè mỗi ngày đi qua Ấn Độ Dương và Biển Đông, hơn 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển này. Theo thống kê, trong số gần 70% lượng thương mại thế giới diễn ra xung quanh Châu Á - Thái Bình Dương thì có đến 45% đi qua Indonesia.

Indonesia “tiến ra biển”?

Hải quân Indonesia tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, năng lượng biển đã trở thành yếu tố đáng kể trong việc thúc đẩy tầm nhìn trở thành nước phát triển vào năm 2025, như Tổng thống Joko Widodo từng cam kết trong Kế hoạch tổng thể về tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia (MP3EI).

Tổng thống Joko Widodo đánh giá: Indonesia với tiềm năng hàng hải sẽ là trung tâm địa chính trị của thế giới. Trong tương lai, châu Á sẽ là trung tâm phát triển năng động nhất của thế giới, vì thế Indonesia cần có biện pháp, chính sách tốt để có thể trở thành “trục hàng hải” của châu Á. Chính trong diễn văn nhậm chức, ông Widodo còn nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ giành thắng lợi trên biển”.

Indonesia có biên giới trên biển với 10 quốc gia và việc phân định ranh giới với một số quốc gia vẫn đang trong tiến trình đàm phán. Do đó, thực hiện chính sách “trục hàng hải” đồng nghĩa với việc Indonesia phải giải quyết nhanh vấn đề biên giới biển với các nước láng giềng. Ngoài ra, để trở thành “trục hàng hải”, Indonesia cần thông qua ngoại giao để ngăn chặn các cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

Xây dựng học thuyết biển

Ngay từ khi đang trong giai đoạn tranh cử, nhóm vận động tranh cử và chuyển tiếp chính quyền của ông Joko Widodo, đồng thời cũng là những người soạn thảo chiến lược “Điểm tựa an ninh biển toàn cầu” của Indonesia. Theo đó, ông Joko Widodo cũng đã cho triển khai chính sách “trục hàng hải” nhằm đưa Indonesia trở thành cường quốc biển.

Một trong những lý do quan trọng khiến Indonesia ngày càng “sốt sắng” hơn về vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực chính là chiến lược hướng ra biển mà họ đang theo đuổi. Ngay trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhắc lại chính sách của ông là muốn biến Indonesia thành một “trục hàng hải” bởi biển không chỉ mang tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia mà còn vì sự phát triển thịnh vượng trong tương lai của đất nước Indonesia.

Về Biển Đông, Indonesia đưa ra 4 quan điểm rõ ràng là: Indonesia không là một bên trong tranh chấp Biển Đông; Indonesia có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và an toàn hàng hải ở Biển Đông; Indonesia sẵn sàng là “nhà môi giới trung thực” trong giải quyết tranh chấp; Indonesia mong muốn Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) được hoàn thiện càng sớm càng tốt. Indonesia cũng nhấn mạnh, “đường lưỡi bò” không hề tồn tại và nước này không công nhận “đường lưỡi bò” do Trung Quốc công bố.

Tổng tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Moeldoko cho biết, trong tương lai, Biển Đông sẽ là điểm nóng, vì thế, một lực lượng đặc nhiệm bao gồm hải - lục - không quân của Indonesia là rất cần thiết. Tổng thống Joko Widodo đã phê chuẩn kế hoạch này và các đơn vị đặc nhiệm sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024.

Xác định mục tiêu chiến lược

Mới đây, ông Bantarto Bandoro, giảng viên cao cấp tại Học viện Quốc phòng Indonesia và là người sáng lập của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (IDSR) tại Jakarta, đã có bài phân tích trên báo Jakarta Globe về học thuyết “trục hàng hải” của Tổng thống Joko Widodo có hai khía cạnh quan trọng: Một là, thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành hàng hải, hai là đặt nền móng vững chắc hơn cho Hải quân nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu, chính sách hàng hải.

Theo giới quan sát, Indonesia hiện ở 4 trong số 7 nút thắt về hàng hải lớn, nằm giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, giữa châu Á - châu Úc, vị trí địa - chiến lược như vậy vừa có điểm mạnh, nhưng cũng có cả điểm yếu, rất dễ bị tổn thương. Trong khi đó, năng lực hải quân và hàng hải Indonesia hiện đang ở mức giới hạn nên chưa đủ sức cạnh tranh. Chắc chắn con đường đi đến mục tiêu chiến lược phải là chặng đường dài khoảng 40 năm (tương đương thời gian phấn đấu của Singapore).

Vì thế, cần đầu tư thêm cho ngành đóng tàu, xây dựng cảng biển, khu phức hợp nhà ở và khu thương mại dọc theo bờ biển Indonesia. Có vậy mới thu được nguồn lợi kinh tế biển ngày càng lớn, đồng thời cũng tăng cường được khả năng phòng thủ cần thiết trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời cũng sẽ bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển cho các thế hệ tương lai.

Mục tiêu chiến lược đó của Indonesia nay cũng đã bắt đầu được hiện thực hóa. Gần đây, Tổng thống Indonesia đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch xây dựng cảng biển ở nước này, đón trước dự án xây dựng “con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ XXI của Trung Quốc nhằm liên kết thị trường các châu lục.

Một trong những động thái đáng chú ý là việc Tổng thống Joko Widodo đã bổ nhiệm một chức danh rất mới trong Nội các, đó là Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải. Chức năng của bộ trưởng này là kết nối các Bộ trưởng Giao thông vận tải, du lịch, năng lượng và thủy sản, nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chiến lược biển.

Xây dựng hạ tầng kinh tế và an ninh

Ông Indroyono Soesilo - Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề hàng hải Indonesia cho biết, quốc gia quần đảo lớn với 5,8 triệu km2 bờ biển của Indonesia cần phải được sử dụng “tối ưu hơn” để tăng cường năng lực kết nối của đất nước.

Mục tiêu của Indonesia trong vòng 5 năm tới là xây dựng 24 cảng biển và cảng biển nước sâu để cắt giảm chi phí vận chuyển và chi phí logistic, hình thành một hệ thống vận tải đường biển hoàn chỉnh kết nối những phần xa xôi nhất của Indonesia. Chỉ tính riêng dự toán mở rộng 5 cảng lớn ở Sumatra, Jakarta, Java, Sulawesi và Papua để phục vụ cho tàu lớn và xây dựng các tuyến trung chuyển cho các cảng nhỏ hơn, Chính phủ Indonesia đã phải chi đến 70 nghìn tỉ rupiah (5,8 tỉ USD).

Lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar năm 2014, ông Joko Widodo đã không ngần ngại đề cập đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, ông kêu gọi tất cả các bên “kiềm chế” và “thúc đẩy thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)” để giải quyết tranh chấp lâu dài tại khu vực.

Ông Widodo nói: “Indonesia tin rằng sự thịnh vượng và hòa bình trong khu vực được quyết định bởi cách thức hợp tác của chúng ta trong quản lý các đại dương. Hãy cho thấy biển là yếu tố gắn kết chứ không phải chia rẽ chúng ta”. Indonesia quyết không để ai áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” lên cả vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Tháng 03/2014, trên trang mạng của Tập đoàn tin tức IHSS Jane’s đã dẫn lời Tham mưu trưởng Lục quân Indonesia Budiman cho biết, Indonesia sẽ triển khai 4 máy bay trực thăng tấn công Apache ở quần đảo Natuna, sử dụng chúng như là biện pháp đánh đòn phủ đầu, nhằm ứng phó với tình hình bất ổn ở Biển Đông. Theo kế hoạch, chính phủ đang muốn tiếp tục bổ sung 274 tàu chiến, 10 phi đội máy bay chiến đấu và 12 tàu ngầm diesel - điện mới.

Như vậy, tham vọng sẽ trở thành một trung tâm hàng hải toàn cầu của Indonesia trên cơ sở ý tưởng của Tổng thống Joko Widodo, nay đã được xây dựng thành Học thuyết, chiến lược “tiến ra biển” và đã được triển khai trên thực tế bằng các kế hoạch. Giới phân tích cho rằng, với vị thế “cường quốc tầm trung”, Indonesia còn có vai trò dẫn đầu trong khối ASEAN, nên Indonesia đang thể hiện tính quyết đoán của mình trên chính trường khu vực trong thời gian gần đây là có cơ sở.

Nguyễn Nhâm

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.