Thương vụ tàu Mistral: Pháp dám “chơi” nhưng không dám chịu!
Monday, May 18, 2015 8:43 AM GMT+7
(PetroTimes) - Pháp vừa đề xuất trả tiền cho Nga để hủy hợp đồng đóng 2 tàu Mistral. Moskva không chấp thuận với giá đền bù quá "bèo” mà Paris đưa ra, đồng thời yêu cầu Pháp không được bán lại tàu này cho nước khác vì lý do an ninh quốc gia.

Thương vụ tàu Mistral:  Pháp dám “chơi” nhưng không dám chịu!

Tàu chiến lớp Mistral neo đậu tại Saint-Nazaire, Pháp

Ngày 15/5, báo Kommersant của Nga dẫn nguồn tin thân cận trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật nói rằng Pháp đã chuyển cho Nga đề nghị hủy hợp đồng cung cấp hai tàu chở máy bay trực thăng loại Mistral dành cho Hải quân Nga. Nếu Nga chấp thuận, Paris sẽ bồi thường cho Moskva khoảng 785 triệu euro.

Đáp lại đề nghị này, Nga đã nói rằng họ chấp thuận cho Pháp hủy hợp đồng nhưng cái giá bồi thường “quá bèo” như vậy là không thể chấp nhận được. Theo phía Nga, riêng phần “vốn” mà nước này phải bỏ ra để thuê Pháp đóng hai chiến hạm chở trực thăng này đã lên đến 1,16 tỷ euro. Nay Pháp đơn phương phá hợp đồng thì ngoài chuyện phải hoàn vốn còn phải bồi thương thêm thiệt hại cho phía Nga.

Hợp đồng bán hai tàu chiến chở trực thăng Mistral được ký năm 2011 với trị giá 1,2 tỷ euro. Việc giao con tàu đầu tiên được đặt tên là Vladivostock, trên nguyên tắc phải bàn giao hồi giữa tháng 11/2014, nhưng đã bị phía Pháp cho ngừng vô thời hạn vào năm ngoái vì lý do Nga “can thiệp” vào cuộc khủng hoảng Ukraina. Chiến hạm thứ hai có tên Sebastopol, theo dự kiến phải được giao cho Nga vào cuối năm nay.

Trong chuyến thăm Nga hồi tháng tư vừa qua, Tổng thống Pháp Hollande đã ngỏ ý muốn hủy hợp đồng và hoàn lại tiền cho Nga, Tổng thống Nga Putin cũng đã đồng ý trên nguyên tắc. Tuy nhưng chi tiết các khoản tiền mà phía Pháp phải hoàn trả là một vấn đề cần phải thương lượng vì trong đó Moskva yêu cầu trả lại không chỉ các khoản tiền mà họ đã rót cho Pháp mà còn cả các khoản đền bù thiệt hại do vỡ hợp đồng.

Theo đánh giá của tuần san Pháp Puen, việc hủy bỏ giao kèo cung cấp tàu Mistral cho Nga có thể khiến Paris tốn phí số tiền từ 2 đến 5 tỷ euro do lỗi không hoàn thành hợp đồng.

Các nguồn tin Pháp nói rằng việc thương lượng về các điều kiện hủy hợp đồng vẫn đang được tiếp tục.

Nếu Pháp chấp thuận trả toàn bộ tiền Nga đã rót để đóng tàu Mistral kèm thêm tiền bồi thường hợp đồng thì họ cũng chẳng thể làm gì với 2 con tàu này. Trong đề xuất hủy hợp đồng với Nga, Pháp nói rằng họ sẵn sàng hoàn trả các khoản tiền mà Nga chi ra với điều kiện Moskva đồng ý cho Pháp bán lại hai chiến hạm trong hợp đồng cho một nước khác. Đây là điều kiện phía Nga khó có thể chấp thuận được. Hãng Interfax ngày 15/5 dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga Yury Yakubov cho hay cả 2 tàu chở trực thăng Mistral được chế tạo cho Hải quân Nga, cho các trực thăng, hệ thống kiểm soát, cơ sở hạ tầng của Nga. Các tàu này không được cung cấp cho một nước thứ ba trong bất cứ trường hợp nào, đây là vấn đề an ninh quốc gia. Có tin nói rằng Hải quân Pháp có ý định chào bán các tàu chiến Mistral cho Trung Quốc.

Vậy là trong thương vụ Mistral, ngoài việc chấp thuận giao tàu cho Nga, bất cứ khả năng nào khác cũng khiến Pháp thiệt hại gấp bội. Vì không muốn làm mất lòng đồng minh là Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga về vấn đề Ukraina, Pháp quyết hoãn giao tàu cho Nga và nay là đề xuất hủy. Nếu đã chấp nhận “chơi” thì lẽ ra Pháp phải chấp nhận chịu nhưng xem ra đề xuất hủy hợp đồng của Pháp chỉ là cái cớ để kéo dài thương vụ này, chờ ngày tình hình Ukraina yên ổn chăng?

Nh.Thạch

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.