Nga đang chi phối cục diện giữa (Moscow - Mỹ - Kiev )
Friday, May 22, 2015 11:56 AM GMT+7
Không những Moscow đã biết đến thời điểm để họ ăn miếng trả miếng với Mỹ và Kiev thay bằng chỉ biết lên gồng chống đỡ các đòn tập kích của phương Tây.

Khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Sochi bên bờ Biển Đen, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới đón tiếp. Truyền thông Nga hân hoan rằng "ở Nga, người ta đang chờ đợi Ngoại trưởng Mỹ."

Còn chuyên gia Mỹ thì nhận định, dù cho Nga có những phát biểu và động thái cứng rắn, thì thực tế, họ không có biện pháp nào khả dĩ ngoài việc gồng mình chịu đựng với những đòn tấn công của phương Tây. Và Ngoại trưởng Mỹ đã mang đến cho Moscow một cơ hội thỏa hiệp mà không bẽ mặt.

Tuy nhiên, có thực sự Nga sẽ tiến tới thỏa hiệp, hay chuyến thăm này được người Nga vui mừng vì đánh dấu một bước đi mới, một giai đoạn mới, khi Moscow đã vượt qua giai đoạn lao đao vì bị cấm vận và lấy lại phong độ?

Ngoại trưởng Mỹ và Tổng thống Nga bên trong cung điện Sochi
Ngoại trưởng Mỹ và Tổng thống Nga bên trong cung điện Sochi

Đối sách với nước Mỹ

Nhiều chuyên gia phân tích nước ngoài nhận định, Nga đang bế tắc, trong khi Mỹ có rất nhiều sự lựa chọn trong cuộc đối đầu này. Hoặc Mỹ có thể tăng cường can dự quân sự vào các nước xung quanh Nga, hoặc thúc đẩy EU tăng cường trừng phạt, hoặc trợ giúp tài chính để đẩy bật năng lượng Nga ra khỏi thị phần châu Âu...

Tất cả những biện pháp đó đều khiến Nga sụp đổ nhanh chóng, hoặc đơn giản hơn, Washington chỉ cần ngồi yên và nhìn Nga rút lương khô trong nguồn dự trữ ngoại tệ của mình để ăn dần trong cô độc.

Tuy nhiên, người Nga có những quân bài chiến lược của mình. Và họ áp dụng nó một cách linh hoạt, nhưng nhất quán. Trước hết, xét riêng về vấn đề Ukraine - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đối đầu Nga - Mỹ như hiện nay, Nga đã không đồng ý cho Mỹ đặt chân vào bộ tứ Normandie.

Moscow khẳng định việc Washington muốn biến bộ tứ thành "bộ ngũ" chỉ làm phức tạp vấn đề. "Nếu quả thực Mỹ có thiện chí, họ có thể tiến hành đàm phán song phương và thúc đẩy Ukraine ngừng các hành động tấn công vào người ly khai ở miền Đông." - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố.

Ngăn chặn sự xuất hiện của Mỹ trên bàn đàm phán của thỏa thuận Minsk là thành công của Nga. Bởi đơn giản, khi Mỹ xuất hiện, đồng nghĩa với việc đối trọng giữa hai bên trong phòng nghị sự sẽ thay đổi. 

Chiến sự vẫn diễn ra ở miền Đông Ukraine mỗi ngày
Chiến sự vẫn diễn ra ở miền Đông Ukraine mỗi ngày

Trong khi đó, bộ tứ Normandie đang duy trì theo một trật tự mà Nga sắp đặt. Bởi giống như Nga, Đức và Pháp đều muốn kết thúc sớm chừng nào tốt chừng đó cuộc khủng hoảng này. Thậm chí, châu Âu cũng không quan tâm nhiều đến Ukraine là cộng hòa hay liên bang, và bán đảo Crimea là của Moscow hay của Kiev. Nhiều thành viên EU đã tỏ ra sốt ruột và muốn tự ý hủy đi các lệnh cấm vận áp đặt vào Nga.

Ngoài ra, Nga có thể cởi mở với Mỹ trong nhiều vấn đề, tuy nhiên họ vẫn duy trì một sự cứng rắn nhất định: nếu Mỹ mang tên lửa vào Ukraine, Nga sẽ đáp trả đích đáng. Chừng đó đủ để cả hai bên phải e dè lẫn nhau. Chưa kể Moscow còn đang hỗ trợ Washington giải quyết những vấn đề về hạt nhân của Iran hay cuộc chiến chống IS.

Gần đây nhất, ngày 21/5/2015, Nga đã lên tiếng khẳng định đang lên kế hoạch viện trợ vũ khí cho chính phủ Iraq chống lại tổ chức khủng bố IS. Vô hình chung, Nga đã đứng vào cuộc chiến do Mỹ khơi mào tại trung đông.

Có thể thấy rằng, trong cuộc đối đầu này, cả Nga và Mỹ đang tìm cách khuất phục lẫn nhau và mang lại nhiều lợi ích nhất. Chỉ có điều, họ chuyển từ đối đầu trực diện sang một cuộc đấu mới, nhiều mưu mô và xếp đặt hơn, với quy mô toàn cầu.

Nga đang chi phối cục diện?

Trong tuần vừa qua, Mỹ đã cam kết cho Ukraine vay 1 tỷ USD để bù đắp vào những nhu cầu cần kíp trước mắt. Ngay sau đó, giới chóp bu của Kiev đồng loạt lên tiếng gây hấn với Nga.

Tổng thống Poroshenko nói Nga là kẻ xâm lược, và cuộc chiến với người Donbass không phải nội chiến, mà là một cuộc chiến tranh vệ quốc. Hàng loạt những cáo buộc, chỉ trích, chửi rủa thậm tệ được trút lên đầu Moscow từ Kiev. Sự huênh hoang đang đến bất ngờ với Ukraine.

Tuy nhiên, Moscow đã có chiêu bài cao tay hơn Mỹ. Washington phải bỏ 1 tỷ USD để chi viện Ukraine. Còn Nga, họ không bỏ tiền, chỉ là chậm đòi nợ của Kiev. Tổng thống Putin cho biết: "Nga có quyền đề nghị Ukraine trả nợ sớm cho các khoản vay trước đó, tuy nhiên Moscow đã quyết định không thực hiện điều này theo yêu cầu của Kiev và IMF."

Cơ hội mở ra cho Ukraine, bởi khi Nga đẩy mạnh việc đòi tiền, Kiev càng tiến nhanh đến bờ vực phá sản. Trong khi đó, IMF đã phải đánh tiếng để nhờ cậy sự giúp đỡ này từ Nga.

Tiền Hrivna của Ukraine
Tiền Hrivna của Ukraine

Thực tế thì Ukraine đã phá sản. tân Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavichus - 1 trong 3 bộ trưởng người nước ngoài của Ukraine đã phải lên tiếng thừa nhận điều này. Moscow chỉ là để cho Kiev và những người bạn phương Tây của họ loay hoay tìm cách tháo gỡ cái thực trạng ấy mà thôi.

Trong khi đó, Nga tiếp tục dấn thêm một bước về cách ứng xử của mình, khi họ cho phép Ukraine và EU có thể hợp tác thương mại mà không có bất kỳ phản đối nào. Tuy nhiên, Nga thừa biết cánh cửa vào EU của Kiev hoàn toàn đóng chặt. Mà người khóa cửa không ai khác chính là Thủ tướng Đức Merkel.

Bà Merkel khẳng định hôm 20/5 rằng chỉ khi nào Ukraine đạt được các yêu cầu của EU, họ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức này. Và đạt được những thử thách đó, có lẽ còn là tương lai rất xa với một quốc gia phá sản như Ukraine.

Có thể thấy, Nga đang thực hiện cùng lúc nhiều bước đi đối ngoại khôn ngoan, hợp lý và trở thành những đòn phản công chắc chắn. Tuy nhiên, để đạt được điều ấy thì quan trọng, Moscow đã bắt đầu khôi phục đà tăng trưởng kinh tế của họ.

Biểu hiện rõ nét nhất cho vấn đề này, tờ Washington Post đã phải thừa nhận trên thị trường tiền tệ, đồng ruble của Nga đang trở thành ngôi sao sáng khi hồi phục kỳ diệu từ đầu năm 2015 đến nay.

Huy Viễn

Theo Tamnhin.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
NATO: Luẩn quẩn
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.