Bắc Kinh “cả vú lấp miệng em”
Wednesday, July 01, 2015 10:35 AM GMT+7
Tuyên bố hôm 27-6 tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 4 ở Bắc Kinh của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khiến nhiều người tham dự khó chịu. Bởi ông Vương Nghị không những “nhai lại” các phát biểu trước đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà còn tiếp tục khẳng định chủ quyền trái phép của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Ngoài ra, ông Vương Nghị còn ngang nhiên cho rằng, nếu thay đổi lập trường cùng yêu sách chủ quyền vô lý ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ có tội với tổ tiên, còn không ngăn chặn cái gọi là “xâm phạm chủ quyền Trung Quốc” là có tội với con cháu.

Cải thiện điều kiện sống?

Thậm chí, ông Vương Nghị còn hùng hồn tuyên bố, Trung Quốc là “nạn nhân” trong tranh chấp ở Biển Đông!? Đồng thời nhấn mạnh, hoạt động cải tạo và xây dựng trên Biển Đông là “cần thiết để cải thiện điều kiện sống”, và công khai mục tiêu sử dụng các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa.

Trước đó (23-6), khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times, ông Vương Nghị cũng có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí còn cho rằng, Trung Quốc chiếm Trường Sa dưới sự hỗ trợ của tàu quân sự Mỹ.

“Cả vú lấp miệng em”

Học giả Anton Tsvetov

Nhà phân tích Graeme Dobell đến từ Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, Bắc Kinh luôn cố đóng vai “nạn nhân” ở Biển Đông, nhưng luôn nói một đằng làm một nẻo, nên không thể tin vào những gì quan chức Trung Quốc phát biểu. Điều này đồng nghĩa với việc, sự giả dối của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã bị dư luận vạch mặt, và những tuyên bố sáo rỗng của Bắc Kinh chẳng lừa được ai.

Hãng Reuters vừa dẫn lời các nhà khoa học cảnh báo về tác hại của việc cải tạo đảo phi pháp mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông bởi gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tại đây - phá hủy hệ thống san hô quý hiếm.

Ông John McManus, nhà sinh vật học đại dương danh tiếng khẳng định (trên mạng do Cơ quan Hải dương và Khí hậu Quốc gia Mỹ điều hành), việc đảo hóa của Trung Quốc gây ra thiệt hại vĩnh viễn với tốc độ nhanh nhất đối với các rạn san hô trong lịch sử của nhân loại. Manila cũng tuyên bố, hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh đã gây thiệt hại tới 281 triệu USD/năm cho các quốc gia ven biển trong khu vực.

“Cả vú lấp miệng em”

Học giả Jeff M. Smith

Theo nhận định của ông Greg Poling, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ, sau khi hoàn thành việc bồi đắp và xây dựng cơ sở trên các thực thể tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông bởi điều này nằm trong toan tính của Bắc Kinh, nhưng các nước hữu quan đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ.

Theo giới chuyên môn, từ đầu năm 2015 đến nay, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng, san lấp mặt bằng với tốc độ và quy mô gấp 4 lần so với cuối năm 2014, nâng diện tích cải tạo lên 8km2 và làm một đường băng dài hơn 3.000m để máy bay cất và hạ cánh. Sự xuất hiện của các cứ điểm quân sự này là sự đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực.

Quản lý xung đột Biển Đông

Ngày 26-6, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) của Indonesia đã tổ chức hội thảo quốc tế “Quản lý xung đột Biển Đông từ góc nhìn ASEAN” với sự tham dự của chuyên gia quốc tế, nhà hoạch định chính sách, học giả và giới nghiên cứu về Biển Đông cùng quan chức trong ASEAN.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu và giải quyết những xung đột trên Biển Đông nhằm củng cố lòng tin giữa các bên và duy trì hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này. Đồng thời cho rằng, tình hình Biển Đông hiện đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp và vấn đề này chỉ có thể được giải quyết dựa trên nhận thức đầy đủ, hiểu biết sâu sắc về các thách thức, cũng như cơ hội đặt ra…

Các đại biểu tham dự hội thảo đều hy vọng, ASEAN và Trung Quốc cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông dựa trên các cơ sở pháp lý.

Theo giới truyền thông, Trung Quốc đang chuẩn bị hơn 170.000 tàu dân sự cho chiến tranh bởi Bắc Kinh đã yêu cầu số tàu dân sự kể trên phải đảm bảo tham gia phục vụ hải quân trong trường hợp nổ ra xung đột.

Theo hãng Reuters, hải quân Trung Quốc sẽ chuyển dần trọng tâm từ “phòng thủ bờ biển” sang kết hợp “phòng thủ bờ biển” với “bảo vệ xa bờ”. Và động thái kể trên của Bắc Kinh là một chỉ dấu nữa cho thấy tham vọng ngày càng lớn nhằm phát triển năng lực chiến đấu cho lực lượng hải quân nước này.

Trung Quốc cũng vừa tuyên bố đẩy mạnh xây dựng các công trình tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” để kỷ niệm 3 năm thành lập đơn vị quản lý Biển Đông trái phép này.

Và hoạt động xây dựng được đẩy mạnh từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 với 3 công trình lớn gồm nhà máy xử lý nước ô nhiễm đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; công trình thu thập vận chuyển rác thải quần đảo Hoàng Sa; trung tâm dự trữ phân phối thực phẩm ứng phó thiên tai khẩn cấp và nhu cầu thiết yếu của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Trung Quốc cũng biện bạch khi cho rằng, Bắc Kinh cần xây dựng các cơ sở khí tượng trên Biển Đông để cải thiện chất lượng dự báo thời tiết. Ông Benjamin Herscovitch, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Độc lập ở Australia coi đây là một phần trong chiến lược nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp.

“Cả vú lấp miệng em”

Máy bay do thám P-3C Orion

Chiều 27-6, bà Bea Camara, người Thụy Sĩ đang sinh sống tại thành phố Zurich đã có mặt tại khu vực quảng trường Liên Hiệp Quốc (Mỹ) để cùng với những người yêu chuộng hòa bình tham gia diễu hành, ký kháng thư phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông.

Cộng đồng quốc tế đang lo ngại trước hoạt động cải tạo trái phép tại Trường Sa, mà Trung Quốc đang ngang nhiên tiến hành bởi đe dọa nghiêm trọng đến tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Nhận định của giới chuyên môn

Giới quân sự cho rằng, nhiều nước châu Á đang lao vào cuộc đua phát triển tên lửa hành trình có độ chính xác cao và tầm bắn xa hơn để chiếm ưu thế về chiến lược.

Trong bài viết “Các khả năng tấn công - do thám của Trung Quốc”, tác giả Ian Easton cho rằng, Trung Quốc đã sở hữu các hệ thống tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình đối đất CJ-10, tên lửa hành trình chống hạm YJ-62, cùng tên lửa YJ-63 và CJ-20. Và số tên lửa này đang gây lo ngại cho cả Nhật Bản và Mỹ.

Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Trung Quốc giấu tàu ngầm dưới Biển Đông, vì nơi đây có những chỗ sâu hàng ngàn mét.

Trong bài viết “Quan niệm an ninh quốc gia tổng thể: An toàn hóa chính sách và rủi ro ngày càng tăng của khủng hoảng quân sự” trên trang mạng Quỹ Jamestown (Mỹ), tác giả Timothy Heath đã cảnh báo về sự trỗi dậy của Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn tạo sức ép lớn.

Giám đốc Truyền thông và quan hệ với chính phủ thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga Anton Tsvetov cho rằng, hiện đã quá rõ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chống quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và Nga không thể đứng ngoài chủ đề nhạy cảm này, cho dù Moskva chỉ đưa ra tuyên bố mang tính trung lập.

Ngày 26-6, tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã phản ứng trước việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo nhân quyền các nước năm 2014”. Theo đó, Mỹ hãy làm tốt công việc của mình và không nên làm “cha đạo nhân quyền” đối với nước khác.

Trước đó (25-6), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã cáo buộc Manila lôi kéo các nước khác vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Cũng trong ngày 25-6, Hãng AFP đưa tin, Philippines muốn mua thiết bị quân sự của Nhật Bản để đối phó với việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, Manila đặc biệt quan tâm đến máy bay do thám P-3C Orion của Nhật Bản, cũng như máy bay trực thăng Huey của Mỹ.

Ngày 27-6, Philippines cho biết, Trung Quốc đang tăng tốc lấn biển, xây đảo nhân tạo bất chấp tuyên bố trước đó “sẽ sớm kết thúc chương trình xây dựng trái phép này”. Trước đó (24-6), Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông phản ánh kế hoạch quân sự hóa vùng biển mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.

Ngày 21-6, tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng, Trung Quốc sẽ điều chiến đấu cơ J-11 khống chế Biển Đông sau khi hoàn tất việc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tờ National Interest, J-11 là “hàng nhái” từ Su-27 của Nga.

Ngày 25-6, Luật sư Harry Roque của nhóm ngư dân Philippines đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn Trung Quốc quấy rối hoạt động đánh cá của họ xung quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Theo kết quả thăm dò mới đây cho thấy, 8/10 người Philippines lo ngại tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột vũ trang với nước này. Trước đó, tờ Manila Times đưa tin, ngư dân tỉnh Bataan đã thông báo với chính quyền địa phương khi nhìn thấy sự xuất hiện của tàu hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận bãi đá Công Đo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.