Luận bàn xung quanh vụ kiện Biển Đông của Philippines
Wednesday, July 22, 2015 3:00 PM GMT+7
4 thượng nghị sĩ cấp cao của Mỹ tán dương nỗ lực của Philippines trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông và hối thúc chính phủ hỗ trợ các nước Đông Nam Á đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.Vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines là phép thử về tích hữu ích thực sự của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain. Ảnh: Politico

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain. Ảnh: Politico

Các thượng nghị sĩ John McCain, Jack Reed, Bob Corker, Ben Cardin hôm 17/7 ra thông cáo về vụ kiện của Philippines liên quan đến yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông. 

"Nếu tòa án chọn xem xét vụ kiện của Philippines, động thái này sau đó sẽ dẫn đến một phán quyết về tính hợp pháp trong tuyên bố chủ quyền rộng lớn, và theo quan điểm của chúng tôi là đáng nghi ngờ, của Trung Quốc trong năm tới", Inquirer dẫn lời các thượng nghị sĩ trong thông cáo được đại sứ quán Philippines ở Washington gửi đến các phóng viên. 

Philippines đã yêu cầu toà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở Hà Lan ra phán quyết đối với yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Manila khẳng định Bắc Kinh đang chà đạp lên quyền của các nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc nói toà án không có thẩm quyền và từ chối tham gia.

Tòa PCA từ hôm 7/7 bắt đầu nghe giải trình của Philippines, để quyết định xem tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không. Phiên toà kéo dài một tuần kết thúc hôm 13/7.

"Dù Mỹ không nghiêng về tuyên bố tranh chấp nào, chúng tôi hoan nghênh Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và chính phủ của ông vì cam kết theo đuổi hành động pháp lý này", các thượng nghị sĩ nói thêm. "Trong khi Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa các dải đất mới trên Biển Đông, đồng thời có xu hướng gia tăng cưỡng chế để đạt được những mục tiêu của mình, chúng tôi thật cảm kích khi Manila tiếp tục mọi nỗi lực để giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua các cơ chế trọng tài quốc tế". 

Ông McCain và ông Reed lần lượt là chủ tịch và ủy viên cấp cao của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Ông Corker và ông Cardin là chủ tịch và ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Họ đồng thời kêu gọi chính phủ tiến hành các bước đi cần thiết để duy trì sự cân bằng sức mạnh nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. 

"Chúng tôi tin rằng với quy mô và phạm vi của định hướng quân sự Trung Quốc, đòi hỏi có một sự đầu tư lâu dài về sự hiện diện quân sự của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương", thông cáo có đoạn. 

Các thượng nghị sĩ cũng thúc giục Mỹ tăng cường năng lực hải quân cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines.

"Điều này đòi hỏi không chỉ thực thi thường xuyên tự do hàng hải và hoạt động bay ở Biển Đông mà còn gia tăng năng lực hàng hải cho các nước Đông Nam Á và tiến hành các cuộc tập trận cũng như tuần tra chung", các thượng nghị sĩ nói.

Mỹ nhiều lần phản đối hoạt động cải tạo đất và khả năng Trung Quốc quân sự hóa các đảo mà nước này bồi đắp trên Biển Đông. Washington cũng khẳng định những hành động của Bắc Kinh không thể làm thay đổi chủ quyền ở Biển Đông. 

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây cho biết Mỹ có thể triển khai thêm các tàu tác chiến ven biển tới khu vực và mở rộng các cuộc tập trận thường niên với một vài nước đồng minh để sẵn sàng phản ứng trước bất cứ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.

Hai kịch bản sau phiên điều trần vụ kiện Biển Đông


Tiến sĩ Jay Batongbacal, giám đốc Viện Nghiên cứu các Vấn đề Hàng hải và Luật Biển Philippines, trao đổi với VnExpress về vụ kiện mà Manila đang theo đuổi đối với "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông tại Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc. Ông cũng đưa ra một số lời khuyên với Việt Nam.

Ngoại trưởng Philippines Albert del RosarioNgoại trưởng Philippines Albert del Rosario (giữa) trong buổi điều trần tại tòa PCA hôm 8/7. Ảnh: Phil Star.

Ông đánh giá thế nào về phiên xem xét đầu tiên của PCA với vụ kiện của Phillipines?

- Rõ ràng tòa đặt ra nhiều câu hỏi riêng về vấn đề thẩm quyền của mình, mất đến 4 ngày để đặt câu hỏi và thảo luận, rồi sau đó vẫn yêu cầu Philippines trả lời bằng văn bản. Trong khi vấn đề này đã được đặt lên hàng đầu trong hàng trăm trang tài liệu mà Manila nộp lên tòa trước đó. Dù chính phủ Philippines tuyên bố lạc quan về kết quả của vụ kiện, nhưng các thảo luận dài và sâu về thẩm quyền của tòa cho thấy nó thực sự là một thách thức lớn.

Tuy nhiên, theo thông cáo báo chí của PCA về các phần tranh luận miệng, có vẻ như Manila đã làm hết sức để thuyết phục tòa về quyền phán quyết của họ.

Ông lạc quan đến đâu về một phán quyết có lợi cho Philippines?

- Do sự phức tạp của vụ kiện và nhiều đề nghị mà Philippines nêu ra với tòa, tôi cho rằng sẽ thực tế hơn khi chấp nhận viễn cảnh: một số đề nghị của Manila có thể không được xem xét thuộc thẩm quyền của PCA, trong khi một số đề nghị khác có thể được cân nhắc. Có thể tòa sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines về tính pháp lý của tuyên bố đường 9 đoạn và quyền tài phán của Bắc Kinh với các thực thể ở Biển Đông.

- Diễn biến tiếp theo nếu trong trường hợp PCA nói họ có thẩm quyền; và ngược lại là gì?

Nếu tòa có thẩm quyền, vụ kiện sẽ tiến triển tốt trong năm tới, tiến độ mất bao lâu thì phụ thuộc vào có bao nhiêu đề nghị của Philippines được xem xét. Manila có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ và chính sách với Trung Quốc như hiện nay và nhìn nhận vụ kiện thông qua kết luận của tòa.

Nếu tòa tuyên bố không có thẩm quyền, Philippines sẽ phải quay trở lại xuất phát điểm ban đầu và suy tính lại cách tiếp cận của mình trong tranh chấp. Manila sẽ không thảo luận tay đôi ngay lập tức với Bắc Kinh, quan điểm mà chính phủ đã tuyên bố, nhưng có thể sẽ cải thiện quan hệ với các nước khác, với các cường quốc bên ngoài trước khi buộc phải đàm phán "mặt đối mặt" với Trung Quốc.

- Các nước quan sát viên, trong đó có Việt Nam, có vai trò thế nào trong vụ kiện?

- Họ không đóng góp gì vào tiến trình tố tụng mà có thể chỉ đảm bảo là mọi việc được xem xét công bằng và không có sự thông đồng giữa tòa với một bên liên quan cũng như với kết quả của vụ kiện. Indonesia tuy không phải một bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông nhưng sau một số sự vụ trên biển có thể khiến họ cân nhắc đến các biện pháp pháp lý.

Việt Nam nên làm gì để chuẩn bị cho kết quả vụ kiện?

Việt Nam có thể nghiên cứu các sự kiện và các tranh luận một cách thận trọng, đánh giá tiến trình hành động của Philippines, có điều gì các bạn nên xem xét.

Hai nước có tình hình khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc. Vì thế Việt Nam nên thận trọng, không sao chép đơn thuần những gì Philippines đã làm và phải tìm ra cách của riêng mình.

jay-9896-1437105839.jpg

Tiến sĩ Jay Batongbacal. Ảnh: CSIS

- Philippines cho biết sẽ dùng một số biện pháp tạm thời để ngăn các hoạt động của Trung Quốc ở Trường Sa, bao gồm cả hoạt động cải tạo các đá, đó là biện pháp gì?

- Manila tính đến khả năng đề nghị tòa đưa ra các biện pháp tạm thời nếu tòa tuyên bố có thẩm quyền. Đây là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tính nguyên trạng trên biển, tương tự như các tòa án của Philippines, yêu cầu các bên liên quan không có những hành động đơn phương gây hại đến quyền của bên kia và phá hoại môi trường biển.

Về hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Trường Sa, Philippines có thể đề nghị tòa yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động mới từ nay trở đi. Điều này không có tác dụng khi Bắc Kinh đã xây xong các đảo nhân tạo.

- Ông dự đoán Trung Quốc sẽ có các hành động gì gây áp lực với Philippines?

Tình hình giữa Trung Quốc và Philippines có thể vẫn căng thẳng, hoặc ít nhất không yên ổn khi vụ kiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Vì thế nguy cơ chạm trán quân sự giữa hai nước là điều không thể không tính đến.

Khi Trung Quốc cam kết với các nước rằng họ sẽ không có các hành động gây hấn, họ không loại trừ "phản ứng lấn át" trong trường hợp Bắc Kinh coi các nước khác có hành động khiêu khích.

Họ sẽ tiếp tục gây áp lực với Philippines trên biển, và mối quan hệ có thể sẽ vẫn lạnh lẽo trong thời gian tới.

[Caption]The Marvin-1, a fishing boat, sits on the shore May 16, 2015, in Masinloc, Philippines, unused since the Chinese barred it from Scarborough Shoal in the South China Sea. (Will Englund/The Washington Post)

Tàu cá của ngư dân nằm chỏng chơ ở Masinloc, Philippines, sau khi bị Trung Quốc cấm đánh bắt ở Scarborough. Ảnh: Washington Post

Vụ kiện 'đường lưỡi bò' - phép thử luật pháp quốc tế của Philippines

 
 
arbitral-tribunal-delegates-JP-1925-7363

Đoàn đại biểu Philippines tham dự vụ kiện ở Hà Lan. Ảnh: Abigail Valte

Philippines được nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi vì họ là nước đầu tiên kiện Trung Quốc lên tòa. Toà Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan ngày 7/7-13/7 nghe giải trình của Philippines và sẽ quyết định xem tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không trong năm nay.

Richard Javad Heydarian, chuyên gia địa chính trị từ Đại học De La Salle, Philippines nhận định rằng chính quyền Aquino đã thực hiện một quyết định táo bạo khi trực tiếp thách thức Trung Quốc, không phải bằng vũ lực, mà bằng ngôn ngữ của pháp luật.

Theo cây bút Prashanth Parameswaran của The Diplomat, vụ kiện này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nỗ lực mạnh mẽ để gỡ rối tranh chấp Biển Đông theo quy định của pháp luật, chứ không phải là cách tiếp cận kiểu "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh" mà Trung Quốc sử dụng trong vài năm qua.

Về lý thuyết, phiên điều trần vừa qua chỉ giới hạn xoay quanh câu hỏi về thẩm quyền của tòa án, thế nhưng Philippines đã đưa ra các tuyên bố vượt xa phạm vi hạn hẹp đó để nhấn mạnh ý nghĩa tột cùng của vụ kiện. Manila cho rằng vụ kiện này là phép thử cho tính thiết thực của luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng vụ kiện không chỉ quan trọng đối với Philippines mà còn với "pháp trị trong quan hệ quốc tế" nói chung, đặc biệt là việc thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong UNCLOS cho phép "các nước yếu thách thức các nước mạnh trên cơ sở bình đẳng, với niềm tin rằng quy định vượt qua sức mạnh; pháp luật vượt qua vũ lực. Theo lập luận đó, nếu quá trình giải quyết tranh chấp bằng tòa án độc lập này thất bại, thì mặc nhiên phần thắng đã thuộc về những bên cho rằng "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh".

Tuyên bố của del Rosario rõ ràng nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế kiềm chế "sức mạnh áp đảo" của Trung Quốc ở Biển Đông. "Lập trường và hành động của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và khó nắm bắt" và "cần phải có sự can thiệp của tư pháp", ông del Rosario nói.

Trong khi Manila nhìn nhận vụ kiện của mình là một phép thử về luật pháp quốc tế, Trung Quốc lại phản bác rằng vụ kiện của Philippines "thực tế là chiêu trò khiêu khích chính trị" để "buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp về tranh chấp". Bắc Kinh còn nói rằng mình là nạn nhân trong vấn đề Biển Đông và đã kiềm chế tối đa vì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bắc Kinh biết rằng nước này sẽ gặp khó khăn khi biện minh về yêu sách "đường 9 đoạn", giáo sư  Alexander Proel, một học giả châu Âu hàng đầu về luật hàng hải nhận định. "Tôi không tin rằng Trung Quốc có thể cung cấp được bằng chứng cần thiết liên quan đến các vùng mà nước này tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông", ông nói.

Thẩm quyền của tòa

Theo Tiến sĩ Xue Li, chủ nhiệm khoa Chiến lược Quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh tin rằng vụ kiện nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các thực thể trên Biển Đông, vì thế tòa án không có thẩm quyền thụ lý. Còn với Philippines, vụ kiện nhằm yêu cầu trọng tài phán quyết xem yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dựa có tuân thủ UNCLOS hay không, và vấn đề này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của tòa. Trước sự bất đồng ý kiến giữa hai nước như vậy thì bên thứ ba có thể kết luận rằng vụ án thuộc phạm vi trách nhiệm của tòa án, trừ khi Trung Quốc đưa ra được bằng chứng phản bác.

Lập trường của Trung Quốc về thẩm quyền của trọng tài mang nặng tính chủ quan, do vậy, hiệu quả pháp lý của nó khá hạn chế. Ngoài ra, theo pháp luật của chính Trung Quốc thì quyền quyết định thuộc thẩm quyền của toà chứ không phải một trong hai bên trong vụ kiện.

Nếu như tòa án trọng tài quốc tế quyết định rằng cơ quan này có thẩm quyền thụ lý vụ việc thì các bên tranh chấp và liên quan khác sẽ tích cực hơn trong việc tận dụng UNCLOS để kiềm chế Trung Quốc. Một số học giả quốc tế còn đưa ra khả năng thành lập một "ủy ban hòa giải" (theo Phụ lục V của UNCLOS) như một cơ chế khác để giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình.

Khó khăn

Vụ kiện của Philippines đặt tòa trọng tài vào thế khó. Nếu hội đồng tòa án quyết định rằng họ không có thẩm quyền xử lý và từ chối nghe lập luận từ Philippines, thì các nước sẽ nghi ngờ tầm quan trọng và tính thiết thực của việc giải quyết xung đột bằng luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, nếu họ quyết định tiếp tục thúc đẩy phiên tòa và đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh thì có nguy cơ rất lớn rằng hội đồng trọng tài "sẽ bị Trung Quốc, nước thế lực nhất trong khu vực, phớt lờ và chế giễu", Giáo sư Matthew C. Waxman tại Đại học Columbia nhận định. Một ngày sau khi kết thúc phiên điều trần thứ nhất, Trung Quốc đã kêu gọi Philippines từ bỏ vụ kiện mà thay vào đó là đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh.

Nhiều học giả quốc tế đồng ý rằng Trung Quốc phải là bên đầu tiên làm rõ yêu sách chủ quyền của mình. Tuyên bố chủ quyền mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra không rõ ràng và thống nhất. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa rõ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông, hay chỉ là các thực thể, thủy sản và tài nguyên hydrocarbon trong khu vực. Nếu Trung Quốc không làm rõ tọa độ chính xác trong yêu sách của mình, thì các bên tranh chấp và liên quan sẽ khó có thể đưa ra được kế hoạch đối phó chung khả thi.

Thực tế, tòa trọng tài vẫn để cửa mở cho Trung Quốc. Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp với toà và họ sẽ đưa ra phán quyết trong năm nay.

Mặt khác, nhà phân tích địa chính trị Richard Heydarian bày tỏ lo ngại rằng trong khi Philippines mải mê đánh về mặt pháp lý thì Bắc Kinh đã kịp hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.

"Chúng ta phải thực tế", ông nói. "Chu trình pháp lý diễn ra rất chậm. Có thể mất 1-3 tháng chúng ta mới được biết tòa có thẩm quyền xử lý hay không. Philippines đã bỏ ra hơn hai năm vào vụ kiện này, vậy mà đến giờ mới chỉ chạm đến vấn đề thẩm quyền của tòa".

Bắc Kinh "đang xây dựng đảo nhân tạo có đường băng", Heydarian nói. "Tôi lo rằng, nếu Trung Quốc giữ tốc độ hiện tại thì nước này sẽ phát triển bộ khung xương cho vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Về cơ bản, Trung Quốc có thể thống trị vùng trời và vùng biển, ngăn các bên liên quan tiếp tế quân đội" tại Biển Đông.

"Trung Quốc có thể thống trị thực địa, trong khi chúng ta vẫn còn cố gắng giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý nặng nhiều về tính biểu tượng". Heydarian nhận định.

Theo Tamnhin.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.