Chuyên gia Mỹ: Nga - Việt càng thân thiết, Trung Quốc càng hốt hoảng
Tuesday, September 01, 2015 1:46 PM GMT+7
Theo tiến sĩ Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Nga tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Washington, dù không thể hiện rõ nhưng Bắc Kinh đang rất lo lắng trước sự thân thiết của mối quan hệ Nga - Việt.

Trong bài viết đăng trên tờ National Interest mới đây, tiến sĩ Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Nga tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Washington cho rằng, các nhà ngoại giao Mỹ "nên chú trọng vừa phải đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay và không nên phạm sai lầm với cách chính sách của Nga ở Đông Nam Á". 

Theo ông Blank, chính sách của Nga ở Đông Nam Á thường không bị chú ý nhiều. Nhưng chính tại nơi đây họ đã tiết lộ các họa tiết quan trọng và chủ đề tổng quát trong bức tranh chính sách đối ngoại của Nga và các phản ứng của Nga đối với một với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, cũng như xu hướng an ninh của khu vực châu Á. 

Cần xem xét kỹ lưỡng những tiết lộ về chính sách của Nga ở châu Á. Đặc biệt, Nga cũng chứng minh rằng họ đang theo đuổi các chiến lược khác, Nga đang theo đuổi cái có thể gọi là một chiến lược phòng ngừa rủi ro đối với Trung Quốc tại châu Á. Một mặt Nga hỗ trợ Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và ở mặt khác Nga đang kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á.

 

Tổng thống Nga V.Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tầm quan trọng của Đông Nam Á ngày càng gia tăng khi Nga chuyển trọng tâm sang châu Á. Là một phần trong chiến lược đó, Moscow gần đây đã tuyên bố ý định của họ về việc đang thực hiện các cuộc đàm phán để có sự hiện diện quân sự tại các căn cứ hải quân ở Seychelles và Singapore.

Đây là lần đầu tiên họ thể hiện những nỗ lực này một cách công khai sau nguyện vọng muốn trở lại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Không ngạc nhiên rằng, những động thái đó sẽ không nhận được sự chào đón của Trung Quốc và Trung Quốc có thể xem đây như là câu trả lời của Nga (cùng với việc Moscow tái lập quan hệ song phương với Nhật Bản) khi Tập Cận Bình kêu gọi Nga cùng tham gia với Trung Quốc "trong việc đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".

Nói cách khác, ngay cả khi Nga bắt tay hợp tác với Trung Quốc nhằm chống lại sức mạnh của Mỹ, và nhằm để duy trì các lợi ích và các giá trị khác trên toàn cầu và trong các khu vực cùng Trung Quốc như vấn đề Syria, thì Nga vẫn đang theo đuổi đường lối chính trị độc lập ở châu Á.

Do đó, Moscow đang đi những "nước cờ" đến Đông Nam Á để chứng minh sự độc lập thật sự của mình và với tình trạng sức mạnh tuyệt vời. Trong khi những thuộc tính thường thấy của Nga tại châu Á đang gây ra sự tranh cãi, thì không có sự nghi ngờ nào đối với việc Nga đang xây dựng một mối quan hệ quân sự-chính trị sâu sắc hơn nữa với Việt Nam.

Bắc Kinh đã nhiều lần yêu cầu Moscow chấm dứt thăm dò khai thác năng lượng trên Biển Đông nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền, nơi mà lợi ích của Nga rõ ràng đang được tăng cường ở Đông Nam Á.

Trong năm 2012, Nga đã công bố dự định quay lại căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh, là một bước có thể kết nối với các dự án năng lượng chung Nga-Việt ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Gazprom cũng đã ký một thỏa thuận cho phép họ thăm dò khai thác tại hai lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông, khu vực được dự đoán là chứa khoảng 1,9 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và hơn 25 triệu tấn băng cháy.

Bắc Kinh đã đưa ra nhiều lời cảnh báo yêu cầu Moscow rời khỏi khu vực, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ nhận được sự im lặng và Moscow vẫn giữ nguyên vị trí. Nga sau đó đã tăng hỗ trợ cho Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến việc thăm dò năng lượng trên Biển Đông và có lẽ điều đáng sợ hơn đối với Trung Quốc đó là mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Nga và các hợp đồng cung cấp vũ khí.

Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo để nâng cao năng lực hải quân và khả năng bảo vệ chủ quyền biển của mình.

Việt Nam đã trở thành một khách hàng lớn của các trang thiết bị vũ khí Nga, và chủ yếu là tàu ngầm và máy bay. Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược" từ năm 2001 và họ nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012.

Trao đổi thương mại song phương cũng như văn hóa - khoa học đang phát triển, và Nga đứng thứ 18 trong số 101 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất công nghiệp (đặc biệt là năng lượng). Ngoài ra, Nga đang giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Các hình thức hợp tác nổi bật nhất là kết quả của sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gọi Nga là "đối tác quân sự chiến lược chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự". Ngoài mối quan tâm của Nga ở vịnh Cam Ranh, Nga đang giúp Việt Nam xây dựng một căn cứ tàu ngầm và xưởng sửa chữa và đóng tàu tại Cam Ranh, nơi có thể trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu chiến các nước trên thế giới. Gần đây, hai bên đã bắt đầu thảo luận về việc sẽ cho phép tàu chiến Nga thường xuyên ghé cảng Việt Nam để duy tu bảo dưỡng cũng như giúp các thủy thủ nghỉ ngơi thư giãn, mặc dù vịnh Cam Ranh sẽ không trở thành một căn cứ của Nga.

Việt Nam và Nga đã công bố đợt đơn hàng thứ ba với số lượng là 12 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2 có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, bộ và trên không. Việt Nam cũng đã đặt hàng mua mới 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka (Lớp Kilo theo NATO), đây là một đợt hiện đại hóa nhằm bổ sung khả năng chống ngầm, tàu nổi, tuần tra trinh sát ở vùng biển nước nông như Biển Đông. Những thương vụ mua sắm trang thiết bị vũ khí trong nỗ lực hiện đại hóa nền quốc phòng Việt Nam là nhằm để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa ảnh hưởng đến lợi ích năng lượng ở ngoài khơi, bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, và ngăn chặn các hành động gây hấn và lấn chiếm. Ở một khía cạnh khác, đây được coi như chương trình hiện đại hóa quốc phòng của các quốc gia Đông Nam Á nhằm "để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa mới. 

Có lẽ khía cạnh nổi bật nhất là số lượng các đơn hàng vũ khí trong thời gian gần đây và các cuộc đàm phán giữa hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Nga là những gì mà Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn trong một dự thảo hiệp ước hợp tác quốc phòng được chính thức hóa giữa hai chính phủ Việt - Nga.

Chính ông Medvedev đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga cho phép lên kế hoạch thảo luận về hiệp định hợp tác với chính phủ Việt Nam và ủy quyền cho Bộ Quốc phòng Nga được phép ký hợp đồng đại diện cho nước Nga. Hiệp định dự kiến ​​sẽ quy định việc trao đổi ý kiến ​​và các thông tin, các biện pháp xây dựng hợp tác và lòng tin cũng như nhằm tăng cường môi trường an ninh quốc tế và đảm bảo cho các hoạt động có hiệu quả hơn nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố và cấm phổ biến vũ khí tốt hơn. Và, tất nhiên, hai bên luôn khẳng định mối quan hệ song phương này không nhắm vào một nước thứ ba.

Như vậy, Việt Nam không chỉ nhận được sự hỗ trợ hưởng ứng mạnh mẽ của Mỹ, Nga, và cả sự hỗ trợ về ngoại giao và quân sự của Ấn Độ, họ được phép mua vũ khí từ Nga, Thụy Điển và Israel, và một số nước khác. Có thể thấy, để tăng cường khả năng của hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát (C4ISR) của mình, Việt Nam cũng đã đầu tư mua sắm các hệ thống C4ISR của nước ngoài và các máy bay không người lái (UAV)...

 

Việt Nam và Nga đã công bố đợt đơn hàng thứ ba với số lượng là 12 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2

Những nỗ lực của Việt Nam là trong việc tạo dựng một loạt các mối quan hệ đối tác không đáng để ngạc nhiên. Nhưng những động thái của Nga rõ ràng là gây cho Trung Quốc sự ngạc nhiên và thậm chí là mất tinh thần. Có lẽ Trung Quốc không nên ngạc nhiên vì những chính sách rõ ràng như vậy là một phần của tổng thể của chiến lược "trọng tâm châu Á" của Moscow và trên thực tế trước đó đã có chiến lược "tái cân bằng" châu Á của Mỹ, và mục đích là tiếp thêm sinh lực cho vị thế kinh tế-quân sự-chính trị của Moscow như là một cường quốc độc lập đúng nghĩa ở châu Á.

Trên thực tế, động thái của Nga ở Thái Bình Dương rõ ràng đã được Edward Luttwak nhận xét rằng "đó là tính logic của chiến lược", chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc các nước láng giềng và các quốc gia châu Á khác, trong đó có Nga sẽ tìm các cách thức mới để hợp tác với nhau nhằm đối phó với các chính sách của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, rõ ràng là Trung Quốc không hài lòng với chính sách trên của điện Kremlin. Trong năm 2012, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã gọi Nga là "bất chính" và cảnh báo Nga rằng hay rút lui... Trung Quốc cũng tố cáo Nga vào thời điểm Nga tìm cách trở lại vịnh Cam Ranh.

Có thể thấy, mối quan hệ Nga-Trung Quốc có thể không nguy hiểm đối với Mỹ như một số người đã lo sợ.

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.