Thế giới chờ đợi lập trường của Philippines về Biển Đông
Monday, May 16, 2016 6:18 AM GMT+7
(Kiến Thức) - Cộng đồng quốc tế đang theo dõi lập trường của Philippines về Biển Đông dưới thời Tổng thống Duterte, khi căng thẳng Trung-Mỹ ở vùng biển này đang leo thang.
Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng chính quyền Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ nhượng bộ Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp về Biển Đông “để đưa quan hệ hai nước trở lại đường hướng phát triển vững chắc”, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.
The gioi cho doi lap truong cua Philippines ve Bien Dong
 Phát ngôn viên BNG TQ Lục Khảng: Trung Quốc hy vọng chính quyền Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ nhượng bộ trong việc giải quyết tranh chấp về Biển Đông. Ảnh China Daily
Trong suốt thời gian cầm quyền của Tổng thống Benigno Aquino, Manila và Bắc Kinh đã mâu thuẫn về chủ quyền ở Biển Đông giàu tài nguyên. Manila xác định lập trường của Philippines về Biển Đông là "cái gì của chúng tôi là của chúng tôi”, trong khi Bắc Kinh khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc đối với Biển Đông. Hai bên không thể đạt được đồng thuận trong những cuộc đàm phán song phương và Bộ Ngoại giao Philippines đã làm Trung Quốc tức giận khi đi theo hướng đa phương và đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague trong năm 2013. Kết quả của vụ kiện dự kiến sẽ được công bố vào tháng sau.
 
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã biến những đảo đá tranh chấp - hầu hết trong số đó được nêu ra trong vụ kiện của Philippines – thành những đảo nhân tạo. Trong khi đó Philippines đã tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Mỹ cũng đã tăng cường sự hiện diện tại vùng biển tranh chấp này.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ứng viên tổng thống Rodrigo Duterte, 71 tuổi, bày tỏ sẵn sàng làm việc trực tiếp với Trung Quốc và đề cập đến sự phát triển chung.
Có lúc ông Duterte nói ông đồng ý với Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện vì thậm chí nếu phán quyết có mang tính ràng buộc đi nữa thì cũng không có cơ chế thi hành. Ông ta cũng nói rằng nếu đàm phán song phương không đi đến đâu, ông ta sẽ cưỡi tàu Jet Ski ra đảo đá tranh chấp, cắm cờ của Philippines ở đó và chờ chết như một anh hùng dưới tay của người Trung Quốc.
Thông tín viên của VOA đã nhiều lần liên lạc với những quan chức phụ trách giai đoạn chuyển tiếp của ông Duterte để xin bình luận về chuyện này nhưng không nhận được câu trả lời.
Richard Heydarian, một nhà phân tích địa chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila, nói rằng sau những phát biểu cứng rắn, ông Duterte có thể thành công trong việc tạo nên ảnh hưởng có thể nhận thấy được. Nhưng ông Heydarian cũng cảnh báo rằng Tổng thống đắc cử sẽ phải giữ một khoảng cách nhất định với Mỹ (nước đồng minh trong hiệp ước phòng thủ tương hỗ duy nhất của Philippines) khi giao tiếp với Trung Quốc. Ông nói: “Nếu Trung Quốc dại dột lấn tới và xây những cơ sở trên Bãi cạn Scarborough thì tôi nghĩ rằng mọi thỏa thuận sẽ chẳng còn nghĩa lý gì. Sẽ rất khó cho ông Duterte thuyết phục ai tin vào bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc”.
Carl Baker, giám đốc Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) ở Washington, cho biết ngay cả khi ông Duterte cho thấy sự kém nồng ấm Mỹ bằng những phát biểu cứng rắn khi tranh cử, thỏa thuận an ninh mới giữa hai nước cho Mỹ luân phiên điều binh sĩ tới Philippines sẽ vẫn được giữ nguyên, nhờ vào một phán quyết của Tòa án Tối cao đã được đưa ra trước cuộc bầu cử.
Ông Baker dự đoán Washington sẽ cảnh giác về bất kỳ vụ vi phạm nhân quyền nào dưới thời chính quyền Duterte. Ông nói Mỹ sẽ giữ lập trường là "chờ xem" liệu những lời lẽ trong chiến dịch tranh cử có trở thành hiện thực hay không và nếu có, ông nói rằng Mỹ có thể sẽ nêu lên mối lo ngại nghiêm trọng về những vụ vi phạm nhân quyền và giết người ngoài vòng pháp luật.
Ông Duterte tranh cử với lời hứa rằng giống như ở thành phố miền nam Philippines nơi ông ta làm thị trưởng, ông ta sẽ tiêu diệt hết tội phạm. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ủy ban về Nhân quyền của Philippines lần ra hơn 1.400 vụ giết người ngoài vòng pháp luật ở Davao trong khoảng thời gian 17 năm cho đến năm 2015. Có lúc, ông Duterte đôi khi khích bác những người ủng hộ nhân quyền cứ ra sức mà chỉ trích ông. Thế nhưng, đôi khi ông lại nói rằng việc diệt trừ hết tội phạm trong nước sẽ được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Trong khi nhóm phụ trách giai đoạn chuyển tiếp của ông Duterte đang tập trung vào những cách thức nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước và mở rộng tầm với của mình ra khỏi những trung tâm đô thị, những nhà quan sát quốc tế sẽ để ý tới cách thức mà chính quyền mới xử lý đầu tư nước ngoài.
Năm ngoái, Philippines nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức cao nhất (6 tỷ USD). Tuy nhiên con số này vẫn khiến cho Philippines tụt hậu so với các nước láng giềng Đông Nam Á có nền kinh tế với quy mô tương tự.
Chủ tịch Ngân hàng Philippine Veterans và là cựu Bộ trưởng Tài chính Roberto de Ocampo cho biết ông nghĩ rằng việc ông Duterte đưa ra tín hiệu sẽ sửa đổi hiến pháp để giúp mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài "là một tín hiệu rất tốt”. Ông nói: "Đó là điều mà cộng đồng doanh nghiệp lâu nay vẫn thúc dưới chính quyền hiện tại. Và có lẽ với một tổng thống mới, nó có thể có hiệu ứng tuần trăng mật”.
Những giới hạn hiến định về sở hữu của nước ngoài là một trong những yếu tố từ đầu đã ngăn cản Philippines cân nhắc tham gia Thỏa thuận quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiến pháp Philippines đã đặt ra nhiều giới hạn về sở hữu của nước ngoài và 60% sở hữu địa phương là bắt buộc trong những liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, cách đây hai năm, chính quyền của Tổng thống Aquino đã nới lỏng quy định này cho các ngân hàng nước ngoài.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.