Trung Quốc chuẩn bị thế trận mới
27 Tháng Ba 2017 6:21 SA GMT+7
(PL)- Tạp chí The Diplomat nhận định Trung Quốc đã có khả năng tiến hành các chiến dịch thủy-bộ ở biển Đông.

Trung Quốc (TQ) sẽ tăng lực lượng lính thủy đánh bộ từ 20.000 quân lên 100.000 quân, biên chế thành sáu lữ đoàn. Quân số mới bổ sung có thể sẽ được điều động ra nước ngoài như đến Djibouti (vùng Sừng châu Phi) và TP Gwadar (Pakistan).

Tăng cường năng lực chuyển quân thủy-bộ

Thông tin trên được báo South China Morning Post hôm 13-3 công bố dựa theo nguồn tin từ quân đội TQ. Nguồn tin cho biết lính thủy đánh bộ TQ được tăng cường trong tương lai sẽ đảm trách “các nhiệm vụ mới”.

Mỗi lữ đoàn sẽ gồm một trung đoàn xe bọc thép và hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, đồng thời sẽ được trang bị các xe bọc thép lội nước ZBD05 (vận tốc tối đa dưới nước 45 km/giờ) và ZLT05. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Mỹ), Bộ Quốc phòng TQ cũng dự kiến sẽ trang bị xe tấn công lội nước Norinco ZTL-11 cho các lữ đoàn này.

Nhận định về vấn đề này, tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 24-3 ghi nhận lính thủy đánh bộ TQ đã bắt đầu mở rộng quy mô trong hai năm gần đây. Lực lượng này từng bước được triển khai hoạt động tại các khu vực ven biển, bảo vệ các giàn khoan TQ trên biển Hoa Đông và biển Đông, đồng thời chuẩn bị cho tình huống tấn công Đài Loan.

Trước đó, từ đầu năm 2015, The Diplomat cũng ghi nhận TQ đã tăng cường quân số của hai sư đoàn bộ binh cơ giới thủy-bộ lên bốn sư đoàn, tức từ 30.000 quân lên gấp đôi. Mỗi sư đoàn trang bị đến 300 xe chuyển quân bọc thép lội nước (kể cả ZBD05 và ZLT05) và xe tăng hạng nặng.

Dù vậy, hai lực lượng bộ binh cơ giới thủy-bộ và lính thủy đánh bộ không cùng một bộ chỉ huy chung. Ngoài ra, điểm yếu quan trọng của TQ là khả năng vận tải thủy-bộ.

Để khắc phục điểm yếu này, tổ chức nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) ghi nhận trong năm 2017, quân đội TQ có thể đưa vào phục vụ 89 tàu đổ bộ thủy-bộ, trong đó có năm tàu lớp Ngọc Chiêu kiểu 071 (chở đến 600 quân và 15-20 xe bọc thép) cùng hai tàu lớp Tây Sa kiểu 081 (chở 900-1.100 quân, 30-40 xe bọc thép và tám máy bay trực thăng).

The Diplomat đánh giá đến giai đoạn này, TQ đã có khả năng tiến hành các chiến dịch tấn công thủy-bộ ở các đảo trung bình trên biển Đông hoặc xa hơn.

Trung Quốc chuẩn bị thế trận mới  - ảnh 1
Biếm họa của Chappatte đăng trên báo International Herald Tribune.

Trung Quốc muốn đóng sáu tàu sân bay

Trang web The Washington Free Bacon (Mỹ) ngày 24-3 nhận xét phương Tây dường như ít chú ý đến thông tin TQ tăng quân số lính thủy đánh bộ. Trang web này nhận định sự kiện quan trọng này đã bộc lộ thêm tham vọng quân sự của TQ bởi một quốc gia cần đến lực lượng lính thủy đánh bộ lớn chỉ khi muốn khẳng định ở nước ngoài.

Lính thủy đánh bộ TQ ra đời năm 1953 với mục tiêu ban đầu nhằm đấu tranh với Đài Loan nhưng dần dần mục tiêu này trở nên mờ nhạt.

Đến thập niên 1970, lính thủy đánh bộ TQ được gầy dựng trở lại thành lực lượng đặc biệt thuộc biên chế hải quân (khác với lính thủy đánh bộ Mỹ) và hoạt động gần giống đặc công. Trong những năm gần đây, với tham vọng hiện đại hóa và tái cấu trúc quân đội, TQ đã chú ý đến lính thủy đánh bộ nhiều hơn.

TQ gia tăng quy mô lính thủy đánh bộ trong bối cảnh xúc tiến dự án “Một vành đai, một con đường” và chiến lược mới nhằm xây dựng các căn cứ hải quân ở Pakistan và Djibouti. Từ đó suy ra tham vọng của TQ không chỉ giới hạn trong khu vực mà còn có thể đi xa hơn.

Để minh định cho nhận định này, trang web Daily Caller (Mỹ) ngày 24-3 đã đăng bài viết với đầu đề “TQ có thể tiến hành các dự án lớn về tàu sân bay”. Bài viết dẫn lời các chuyên gia quân sự TQ phát biểu trên đài truyền hình trung ương TQ khẳng định TQ cần đóng thêm tàu sân bay để kiểm soát các vùng biển tranh chấp.

Chuyên gia Tào Vĩ Đông giải thích TQ đang đối đầu với các mối đe dọa hàng hải nên cần nhiều tàu sân bay. Chuyên gia Doãn Trác cho rằng TQ phải bố trí tối thiểu ba tàu sân bay ở biển Hoa Đông và ba tàu sân bay ở biển Đông.

Hiện Mỹ đã điều động hai tàu sân bay USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan đến khu vực trong khi Nhật chuẩn bị điều tàu sân bay trực thăng Izumo đến biển Đông. Nhật cũng đã đưa tàu thứ hai Kaga vào sử dụng nhằm mục đích săn tàu ngầm TQ.

Ngày 24-3, tướng Rajendra Chhetri, tham mưu trưởng quân đội Nepal, khẳng định phái đoàn quân đội Nepal sẽ đến Bắc Kinh tuần tới để thảo luận vấn đề Nepal và TQ tham gia cuộc tập trận chung đầu tiên. Báo Hindustan Times (Ấn Độ) dẫn nguồn tin từ quân đội Nepal cho biết TQ đã đưa ra đề nghị tập trận chung. Dự kiến cuộc tập trận kéo dài 10 ngày.

Hôm trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn đã đến Nepal trong chuyến thăm ba ngày. Tại buổi yết kiến với Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal cùng ngày, ông tuyên bố TQ cam kết viện trợ 200 triệu nhân dân tệ (hơn 29 triệu USD) dưới danh nghĩa hỗ trợ quân đội Nepal đấu tranh chống thảm họa và tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ.

Đây là chuyến thăm Nepal đầu tiên của một bộ trưởng Quốc phòng TQ trong 16 năm qua. Chuyên gia James Char ở ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định: “Chuyến thăm mang ý nghĩa lớn hơn một cuộc trao đổi quân sự. Phải có điều gì đó quan trọng hơn dựa theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình”.

Thủ tướng Nepal tuyên bố Nepal sẵn sàng ủng hộ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh. Chuyến thăm của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn diễn ra ngay trước chuyến thăm Nepal bốn ngày của tướng Bipin Rawats, tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, kể từ ngày 28-3. TQ đã gia tăng ảnh hưởng với Nepal trong bối cảnh Ấn Độ lo ngại TQ bành trướng ở Nam Á.

HOÀNG DUY
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.