Mỹ tiếp tục cảnh báo đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc ở Biển Đông
07 Tháng Tư 2017 5:31 SA GMT+7
VietTimes -- Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực bồi lấp đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, xây dựng các đảo nhân tạo trái phép như một công cụ để khẳng định các tuyên bố lãnh thổ và triển khai sức mạnh trong khu vực mà nước này ngang ngược cho là thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình (phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế), trang C4ISRNET phân tích.
Đặng Phương Thảo - /Thứ Năm, ngày 6/4/2017 - 11:10

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cốĐá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố

Theo C4ISRNET, sau khi Nga thể hiện khả năng điện từ tiên tiến và các khả năng gây nhiễu liên lạc (phần lớn các khả năng này gần đây xuất hiện trong cuộc khủng hoảng Ukraine), Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động trong không gian thể hiện những khả năng tương tự như vậy ở khu vực Thái Bình Dương.

Trong một báo cáo về những phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc gửi tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng Trung Quốc đang chú tâm nhiều hơn vào lĩnh vực tác chiến điện tử, ngang với các lĩnh vực tác chiến truyền thống khác như trên bộ, trên không và trên biển.

“Quân đội Trung Quốc (PLA) coi tác chiến điện tử là một nhân tố quan trọng và sẽ sử dụng nhân tố này khi hỗ trợ các vũ khí chiến đấu khác trong trường hợp có xung đột,” bản báo cáo nhận định. “Các đơn vị tác chiến điện tử của PLA đã tiến hành các hoạt động gây nhiễu và chống gây nhiễu, thử kiểm tra mức độ hiểu biết của quân đội về các vũ khí, thiết bị tác chiến điện tử và cách chúng hoạt động. Điều này giúp nâng cao sự tự tin của quân đội trong việc triển khai các hoạt động đối đầu giáp lá cà trong môi trường mô phỏng tác chiến điện tử”, báo cáo nhận xét.

Theo báo cáo, các vũ khí tác chiến điện tử của Trung Quốc bao gồm “các thiết bị gây nhiễu chống các hệ thống radar, hệ thống liên lạc và các hệ thống vệ tinh GPS. Các hệ thống tác chiến điện tử cũng đang được triển khai cùng các nền tảng trên không và trên biển, nhằm vào cả các hoạt động tấn công và phòng thủ".

Máy bay trinh sát, tác chiến điên tử của Trung Quốc

Theo một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc kết hợp cả tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng thành một hệ thống.

“Tác chiến điện tử có khuynh hướng tập trung vào ý tưởng gây nhiễu và các khía cạnh khác,” ông Dean Cheng, một chuyên gia cao cấp tại Tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation đã phát biểu hôm 20/3. “Nhưng với Trung Quốc từ lâu nó đã được coi như một mạng lưới và tác chiến điện tử tích hợp. Đó là hai mặt của một đồng tiền, một bên tập trung vào dữ liệu còn một bên tập trung vào các thiết bị điện tử”.

Tương tự, một bản báo cáo của một viện nghiên cứu của NATO về không gian mạng và quốc phòng ở Tallinn, Estonia, đã giải thích rằng các đơn vị thuộc PLA có trách nhiệm thực hiện tác chiến điện tử hiện đang đảm nhiệm các nhiệm vụ triển khai mạng lưới máy tính.

Theo báo cáo, PLA tập trung vào việc đối phó với các hệ thống C4ISR của Mỹ (chỉ huy- giám sát- liên lạc- máy tính- tình báo- giám sát- trinh sát) bằng cách gây nhiễu GPS, các biện pháp đối phó với hệ thống phân phối thông tin chiến thuật  và gây nhiễu radar tổng hợp. Các tính năng này sẽ được phối hợp với các công cụ tấn công mạng lưới máy tính để thực hiện một cuộc tấn công toàn diện và thù địch hơn, chống lại mạng lưới chỉ huy của kẻ thù, báo cáo cho hay.

Khi đánh giá các tính năng của các bên, quan trọng là phải phân biệt được các tính năng này thông qua cách chúng được áp dụng. “Các tính năng kỹ thuật không chỉ bị giới hạn trong khuôn khổ một bên mà chúng còn bán các tính năng kỹ thuật này cho một bên khác, như Trung Quốc hoặc nước khác”, ông John Willison, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển liên lạc - điện tử quân đội, thuộc Cục liên lạc không gian và mặt đất đã trả lời C4ISRNET bên lề hội nghị TechNet Augusta.

Các quan chức ở Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từ chối đưa ra bình luận hay cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực tác chiến điện tử hoặc mối đe dọa mà nước này gây ra trong khu vực.

Trung Quốc sở hữu “khả năng tác chiến điện tử mà Mỹ cần cảnh giác và Mỹ cũng đang tập luyện để đối phó”, Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy hạm đội 7 ở khu vực Thái Bình Dương trả lời C4ISRNET.

Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về năng lực tác chiến điện tử. Trong ảnh là máy bay chuyện nhiệm tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ

Ông Aucoin miêu tả khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc khá tinh vi, như thể Trung Quốc có thể sử dụng các hiệu ứng từ môi trường trên bộ, trên không và trên biển. “Họ đang phát triển khả năng này nhưng tôi tin rằng chúng ta cũng có khả năng đó và có thể sẽ rất mạnh mẽ nếu được sử dụng”.

Trung Quốc đã ra mắt các máy bay tác chiến điện tử được trang bị các hệ thống không người lái có khả năng phá hoại radar máy bay chiến đấu và tên lửa của kẻ thù trong khi gây nhiễu và giả mạo liên lạc giữa các máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm và máy bay kiểm soát của đối thủ, các loại máy bay không người lái khác và liên kết dữ liệu giữa các vệ tinh và tên lửa trên mặt đất.

“Chúng tôi chắc chắn quan tâm đến các khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc trong khu vực,” Chuẩn đô đốc Nancy Norton, giám đốc chương trình phối hợp tác chiến về tác chiến thông tin và phó giám đốc chương trình an ninh không gian mạng Hải quân Mỹ trả lời C4ISRNET. “Thậm chí những điều đang diễn ra trên Biển Đông và những gì họ đang xây dựng đang ngày càng trở thành những hòn đảo nhân tạo (xây dựng phi pháp) phù hợp với khả năng tác chiến này, khả năng này mở rộng khả năng gây nhiễu từ tất cả các hòn đảo trên Biển Đông”, ông Norton nói.

Bà Patricia Frost, người đứng đầu cục không gian mạng của quân đội, nơi kiểm soát các hoạt động không gian mạng, tác chiến điện tử và các hoạt động thông tin đã nhấn mạnh khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc dưới hình thức chiến đấu trên nhiều lĩnh vực.

“Những gì quân đội đang làm hiện nay là hình thành khái niệm tác chiến nhiều lĩnh vực. Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương hiện đang dẫn đầu. Chúng ta nên tổ chức và tích hợp các khả năng này để thực hiện chiến đấu chống tiếp cận như thế nào để mở ra các cơ hội hợp tác chiến đấu”, bà trả lời C4ISRNET.

Theo C4ISRNET, các nỗ lực của Trung Quốc ở Thái Bình Dương có thể được nhìn nhận giống như những nỗ lực triển khai sức mạnh và sử dụng khả năng gây nhiễu của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nước trước đây từng thuộc vùng ảnh hưởng của Nga nhưng giờ lại đi theo phương Tây.

Tương tự, Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực bồi lấp đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, xây dựng các đảo nhân tạo trái phép như một công cụ để khẳng định các tuyên bố lãnh thổ và triển khai sức mạnh trong khu vực mà nước này luôn cho là thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình.

Cận cảnh Đá Subi đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa cơ động. Khu vực màu xanh lơ là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 14/3/2017

Những hòn đảo nhân tạo này càng mở rộng không gian phòng thủ của Trung Quốc, ông Scott Harold, phó giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Rand trả lời C4ISRNET. Các đảo này cho phép Trung Quốc kiểm soát khu vực trong khi phá hoại được mạng lưới liên minh khu vực của Mỹ và là nền tảng để Trung Quốc triển khai các hoạt động trong khu vực.

Quan trọng là phải nhận ra rằng tác chiến điện tử và các hình thức tác chiến phi tiếp xúc khác đều nhằm tìm cách bác bỏ các hoạt động của Mỹ trong các khu vực mà Trung Quốc từ lâu đã ngang nhiên coi là của mình, ông Harold bổ sung. Theo Mỹ, các khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc có thể được sử dụng để chống lại các nước kém phát triển về quân sự hơn trong khu vực, hoặc có thể gây khó khăn cho khả năng chỉ huy và kiểm soát lực lượng của các nước trong khu vực. 

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.