Chuyến đi châu Âu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump
07 Tháng Bảy 2017 12:21 SA GMT+7
Ngày 5-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến thăm Ba Lan trước khi tới Đức tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Chuyến đi tới châu Âu đầu tiên trên cương vị Tổng thống của ông Donald Trump được coi là một cơ hội đầu tư mới cho Đông Âu và là dịp để các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cùng ông chủ Nhà Trắng bàn thảo lại những vấn đề liên quan đến khủng bố và chống biến đổi khí hậu.

Hãng tin The Guardian của Anh cho biết, Ba Lan rất mong chờ chuyến công du này của người đứng đầu chính quyền Washington bởi lẽ họ cho rằng, các doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Donald Trump sẽ mở ra những cơ hội đầu tư mới.

 

Hơn nữa, trong bối cảnh đang có nhiều thay đổi về chính phủ ở khu vực Đông Âu cũng như những căng thẳng về thương mại xuyên Đại Tây Dương, chính quyền Warsaw thực sự muốn tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ kinh doanh giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Trung và Đông Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn Ba Lan là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài lần thứ 2 của mình.Ảnh: Getty

Vốn xuất thân là một doanh nhân giàu có, sự có mặt của ông Donald Trump tại Hội nghị "Sáng kiến ba bờ biển" do Ba Lan và Croatia khởi xướng hồi năm ngoái có thể sẽ thúc đẩy thương mại, quan hệ năng lượng và cơ sở hạ tầng dọc theo trục Bắc-Nam kéo dài từ các quốc gia Baltic đến vùng Balkans.

Cũng theo hãng tin The Guardian thì sáng kiến 3 bờ biển là nói về 3 bờ biển gồm Baltic, Adriatic và Biển Đen. Một số quan chức của EU đang hoài nghi về dự án này và coi đây chỉ là nỗ lực của Ba Lan để bám víu Brussels trong một loạt vấn đề nhằm xây dựng vai trò lãnh đạo trong một khu vực bao gồm các nước thành viên nghèo nhất của EU.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành hãng GAZ-System, nhà khai thác hệ thống đường ống khí đốt của Ba Lan thì cho rằng, hội nghị thượng đỉnh "Sáng kiến ba bờ biển" với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm tăng thêm khả năng thực hiện dự án hành lang khí đốt Bắc-Nam nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt từ Moscow.

Hành lang khí đốt Bắc-Nam này dự kiến sẽ được hoàn thành trong 2-3 năm tới, giúp đưa khí đốt cung cấp từ nhà ga LNG ở Swinoujscie tới một tuyến ống ở Baltic qua Ba Lan, CH Czech, Slovakia và Hungary tới một tuyến mới là nhà ga LNG ở Croatia.

Công ty vận tải đường sắt PKP Cargo, công ty vận tải đường sắt lớn nhất của Ba Lan, đã thỏa thuận với hãng hàng không đường sắt HZ Cargo của Croatia và đang lên kế hoạch cho các liên kết khác, bao gồm các cảng Rumani trên Biển Đen.

"Việc tăng cường giao thông giữa các cảng Adriatic, Baltic và Biển Đen là một trong những ưu tiên của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng khu vực này cũng rất quan trọng đối với người Mỹ nếu họ muốn, chắc chắn sẽ được chào đón ở đây", Giám đốc điều hành của công ty Maciej Libiszewski nói.

Giới quan sát nhận định, việc ông Donald Trump lựa chọn Ba Lan - thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chứ không phải là một nước lớn hay một đồng minh lớn là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài lần thứ 2 của mình là một sự tính toán khá kỹ lưỡng.

Bởi lẽ, chắc chắn, tại Ba Lan, ông sẽ được đón tiếp nồng hậu hơn ở Đức khi mà lãnh đạo Đức cũng như  nhiều lãnh đạo thế giới đang bất mãn với quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

Thêm vào đó, giữa hai chính phủ Mỹ và Ba Lan hiện tại còn có  nhiều điểm chung về phản đối nhập cư Hồi giáo, ủng hộ khai thác than, bi quan về các tổ chức quốc tế, trong đó có cả EU và coi trọng chủ nghĩa dân tộc.

Chưa hết, đây cũng là một thắng lợi ngoại giao của Ba Lan và sự có mặt của Tổng thống Mỹ tại nước này cũng sẽ giúp Warsaw được nâng tầm vị thế và dần được xem là mặt trận trung tâm của NATO ở Đông Âu. Nhiều nhà quan sát khác thì cho rằng, lựa chọn thăm Ba Lan trước tiên cũng là một thông điệp đầy ẩn ý của ông chủ Nhà Trắng gửi tới các nhà lãnh đạo EU.

Hãng Reuters thì nhận định, Tổng thống Mỹ cũng rất khôn khéo khi tiến hành đối thoại với các nhà lãnh đạo EU về một loạt vấn đề nóng như biến đổi khí hậu, thương mại và nhập cư vào ngày 3-7, tức là 2 ngày trước khi thực hiện chuyến đi của mình.

Cụ thể, ông Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italia Paolo Gentiloni, trao đổi về việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hồi tháng 5 vừa qua.

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Conley cho rằng, các nước EU "vẫn chưa hết sốc" vì hành động này của ông Donald Trump và họ đang hoài nghi khả năng ông Donald Trump tìm cách cải thiện quan hệ với EU". Vì thế, chuyến thăm châu Âu lần này của ông chủ Nhà Trắng quả thực đang mang lại nhiều thông tin và ý nghĩa khác nhau bởi ngoài đối thoại với các nhà lãnh đạo EU, Tổng thống Donald Trump còn dự kiến sẽ có cuộc gặp lần đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong khi đó, với tư cách là chủ nhà, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ hy vọng rằng nhóm G20 sẽ đạt được đồng thuận về vấn đề chống khủng bố quốc tế và biến đổi khí hậu tại hội nghị sắp tới.

Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra trong 2 ngày 7 và 8 tháng 7 tại thành phố Hamburg. Đức đã huy động 20.000 cảnh sát tham gia đảm bảo an ninh cho hội nghị và cũng lên kế hoạch cụ thể nhằm đối phó với các cuộc biểu tình, bạo loạn có thể xảy ra trong thời gian diễn ra hội nghị.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.