Mối nguy khi kinh tế Đông Nam Á ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc
Monday, September 11, 2017 1:15 PM GMT+7
(TBKTSG Online) - Thị trường xuất khẩu rộng lớn của Trung Quốc và nguồn vốn đầu tư dồi dào của nước này đã nâng đỡ nhiều nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Song sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang làm dấy lên những mối lo ngại ở Đông Nam Á xung quanh việc Trung Quốc có thể dùng kinh tế để gây sức ép lên các vấn đề chính trị hoặc tăng trưởng bị suy giảm nếu nền kinh tế Trung Quốc chuyển sang chiều hướng xấu.

Tăng trưởng khởi sắc nhờ Trung Quốc

Theo Reuters, cả khu vực Đông Nam Á dường như đang tận hưởng thời kỳ kinh tế khởi sắc. Philippines có thể tự hào với mức tăng trưởng GDP 6,5% trong quí 2 so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đứng sau mức tăng trưởng 6,9% của Trung Quốc ở khu vực châu Á. Trong quí 2, Malaysia cũng ghi nhận mức tăng trưởng GDP tốt nhất trong hai năm qua; trong khi đó, Thái Lan ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong hơn bốn năm.

Song các mức tăng trưởng đó được hỗ trợ rất nhiều bởi Trung Quốc khi sự hiện diện kinh tế ngày càng mở rộng của nước này giúp củng cố các điểm yếu cơ bản trong các nền kinh tế ở Đông Nam Á.

Thực tế này cũng làm nổi bật sự chi phối của Trung Quốc trong một khu vực đang ngày càng chịu sức ép phải theo sự dẫn dắt của Bắc Kinh.

Khi mà phần còn lại của thế giới đang cảm thấy túng quẫn tài chính do Bắc Kinh hạn chế dòng vốn đổ ra nước ngoài, Trung Quốc vẫn rót tiền vào Đông Nam Á, phần lớn là đầu tư vào các dự án hạ tầng liên quan đến sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Du khách Trung Quốc cũng đang đổ xô đến các bãi biển, đền, chùa và các trung tâm mua sắm khắp khu vực Đông Nam Á. Và giao thương giữa khu vực này với Trung Quốc đang tăng vọt.

Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc của Indonesia và Malaysia tăng hơn 40%. Con số này của Thái Lan và Singapore cũng tăng gần 30%, trong khi đó, Philippines ghi nhận mức tăng 20%.

Trung Quốc đang đầu tư ồ ạt vào hạ tầng và bất động sản ở Đông Nam Á, mua các hàng hóa như gạo, dầu cọ, cao su và than của khu vực này. Trung Quốc cũng mua các thiết bị và linh kiện điện tử từ các nước như Malaysia, Thái Lan và Singapore.

Bài học từ Hàn Quốc

Khi Đông Nam Á hồ hởi đón nhận các hoạt động kinh tế trên từ Trung Quốc thì các vấn đề chính trị cũng có thể nổi lên vì một số nước trong khu vực đang bất đồng với Trung Quốc về nhiều vấn đề khác nhau. Điều này làm dấy lên rủi ro Trung Quốc có thể gây sức ép kinh tế để các nước trong khu vực phải thuận theo ý của mình.

“Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc sẽ làm gia tăng các tổn thương tiềm tàng trước các các rủi ro địa chính trị”, Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty tư vấn tài chính IHS Markit (Anh), nhận định.

Để hình dung các tổn thương tiềm tàng này, các nước Đông Nam Á có thể nhìn vào bài học từ Hàn Quốc. Việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) dù Trung Quốc cực lực phản đối đã khiến lượng du khách Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc đột ngột sụt giảm mạnh.

Các cửa hàng miễn thuế từng là nơi thu hút nhiều du khách Trung Quốc. Năm ngoái, có đến 80% trong tổng số 3,6 triệu khách nước ngoài ghé mua sắm ở một cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế Jeju là du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng kể từ khi Hàn Quốc quyết định triển khai THAAD, các cửa hàng miễn thuế ở Hàn Quốc bị mất doanh thu khoảng 553 triệu đô la Mỹ do du khách Trung Quốc ngày càng vắng bóng. Một số cửa hàng miễn thuế đang tính đến phương án đóng cửa.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang làm ăn ở Trung Quốc như Lotte và Hyundai cũng bị vạ lây trong cuộc tranh cãi về THAAD. Hồi tháng 3-2017, 79 siêu thị Lotte, chiếm 80% tổng số siêu thị Lotte ở Trung Quốc bị buộc phải đóng cửa sau khi Lotte đồng ý nhượng phần đất sân golf của tập đoàn này cho chính quyền Seoul để triển khai THAAD. 63 siêu thị Lotte bị chính quyền địa phương yêu cầu đóng cửa vì vi phạm các quy định phòng cháy chữa cháy. 16 siêu thị Lottte còn lại buộc phải đóng cửa do bị người dân biểu tình phản đối.

Doanh số của hãng xe Hyundai tại Trung Quốc, thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng này, lao dốc kể từ khi chính quyền Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai THAAD vào hồi tháng 3. Trong quí 2-2017, doanh số bán xe của Hyundai tại Trung Quốc giảm 64% so với cùng kì năm ngoái. Doanh số bán xe tại Trung Quốc của Kia, một hãng xe khác của Hàn Quốc, cũng giảm sâu 58%.

Hyundai sản xuất xe tại thị trường đông dân nhất thế giới thông qua một liên doanh với một hãng xe Trung Quốc nhưng điều này cũng không ngăn cản được việc truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay xe của Hyundai. Doanh thu bị sụt giảm mạnh là lý do khiến Hyundai phải tạm ngừng hoạt động một số nhà máy ở Trung Quốc trong một tuần vào tháng trước do xảy ra tranh cãi với một nhà cung cấp xung quanh việc thanh toán trễ.

“Tấm gương Hàn Quốc cho thấy rõ tổn thương địa chính trị với Trung Quốc có thể tăng cho dù quan hệ kinh tế song phương đang phát triển”, Biswas nói.

 

Philippines cũng từng khốn đốn bởi Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu chuối của Philippines vào năm 2012 với lý do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kiểm dịch. Lệnh cấm này chỉ mới được dỡ bỏ vào năm ngoái khi Tổng thống Philppines Rodrigo Duterte quyết định theo đuổi lập trường thân thiện hơn với Bắc Kinh

“Bất cứ ngành nào phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài như ngành du lịch ở Thái Lan, ngành trồng chuối ở Philippines và ngành khai thác ở Indonesia đều dễ bị tổn thương. Bạn có thể hình dung rằng Trung Quốc sẽ dễ dàng gây cản trở cho các ngành đến mức nào”, Dane Chamorro, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á ở tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks (Singapore), nói.

Lo ngại bị Trung Quốc chi phối

Năm ngoái, các lãnh đạo của đảng cầm quyền Liên minh Mặt trận dân tộc ở Malaysia bày tỏ lo ngại sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak mang về các thỏa thuận hợp tác kinh tế trị giá 34 tỉ đô la Mỹ trong chuyến thăm Bắc Kinh. Họ nói rằng các thỏa thuận này không chỉ chồng chất thêm gánh nợ hàng tỉ đô la cho Malaysia mà còn mở cánh cửa để Trung Quốc tác động trực tiếp hơn đến các vấn đề nội bộ của Malaysia.

Dự án đường sắt kết nối Thái Lan và miền nam Trung Quốc thông qua Lào cũng vấp phải sự phản đối. Nhiều ý kiến ở Thái Lan Lan chỉ trích những đòi hỏi quá mức của Trung Quốc trong dự án này cũng như việc Trung Quốc đưa ra các mức lãi suất cho vay quá cao. Tuy nhiên, hồi tháng 7, nội các Thái Lan đã tán thành triển khai xây dựng giai đoạn một của dự án.

Tại Myanmar, dự án đường ống dẫn dầu trị giá 10 tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc có liên quan đến dự án "Một vành đai, một con đường" đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối của người dân hồi tháng 5. Người dân bức xúc vì lo ngại dự án này gây đe dọa đến môi trường và cho rằng họ không được bồi thường đầy đủ khi bị di dời để lấy đất phục vụ dự án

Sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc ngày càng lớn là một mối lo ngại nữa đối các nước trong khu vực có những điểm yếu cơ bản trong nền kinh tế. Mức tăng trưởng tiêu dùng ở các nước như Indonesia và Philippines đang trì trệ dù hai nước này đạt mức tăng trưởng GDP cao trong quí 2. Các nguồn đầu tư từ nước ngoài ngoại trừ Trung Quốc ở Indonesia đang chậm lại. Tại Thái Lan, động baht đang tăng giá trong những tháng gần đây, gây áp lực cho các nhà xuất khẩu.

Nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy yếu, điều này có thể gây ra các hiệu ứng dây chuyền nghiêm trọng ở các nước dựa vào xuất khẩu như Thái Lan và Malaysia.

“Các nước Đông Nam Á đang ngày càng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc”, Jean-Charles Sambor, một chuyên gia ở Công ty quản lý tài sản BNP Paribas Asset Management, nói. Ông cảnh báo một biến cố kinh tế chẳng hạn như tăng trưởng GDP suy yếu nhanh ở Trung Quốc có thể gây ra hiệu ứng lây lan nghiêm trọng cho các nước Đông Nam Á.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.