Vừa chống vừa bắt tay Nga: Sự khôn khéo người Đức
04 Tháng Mười Một 2018 8:18 CH GMT+7
(Quan hệ quốc tế) - Đức tổn thất nặng nề do các lệnh trừng phạt chống Nga, nhưng vẫn ủng hộ lện trừng phạt của Mỹ chống Nga, đồng thời vẫn bắt tay Nga.

Các chuyên gia Đức từ Viện Kiel về kinh tế thế giới đã ước tính mức thiệt hại nghiêm trọng mà phía Đức phải gánh chịu do các lệnh trừng phạt chống Nga.

Theo đó, nền kinh tế Đức đã chịu tổn hại 727 triệu dollars mỗi tháng do các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Theo công bố của Deutsche Wirtschafts Nachrichten, con số thiệt hại bình quân 8,7 tỷ dollars mỗi tháng này tương đương với 0,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức.

Các nhà phân tích Đức nhấn mạnh rằng, chỉ riêng mình Berlin phải gánh chịu gần 40% tổng thiệt hại của phương Tây do tình trạng quan hệ kinh tế và thương mại với Nga xấu đi.

Chuyên gia Julian Hinz của Viện Kiel nhấn mạnh, điều đáng quan ngại là những tổn hại thiết yếu không phải từ chính các lệnh trừng phạt, mà do sự rút lui của các ngân hàng Đức khỏi Nga.

Trước đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng xác nhận rằng, sau khi công bố các lệnh trừng phạt mới, kim ngạch thương mại của các công ty Nga với các đối tác từ Liên minh châu Âu đã sụt giảm gần một nửa, mà Berlin chính là một đối tác lớn nhất của Moscow.

"Ban đầu là 430 tỷ euro, nhưng sau đó kim ngạch thương mại Nga-EU đã giảm xuống chỉ còn 220-230 tỷ euro. Câu hỏi đặt ra là: Châu Âu đã chịu những mất mát gì sau tất cả? Và câu trả lời là vô cùng rõ ràng: Thiếu việc làm; sụt giảm lợi nhuận; mất tự tin" - Thủ tướng Nga nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Euronews hồi cuối tháng 10.

Cũng theo lời ông Medvedev, việc kinh doanh của Mỹ, không giống như châu Âu, ít chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt nên thiệt hại chỉ thuộc về các nước của Liên minh châu Âu mà thôi.

Mặc dù phải chịu thảm cảnh như vậy, nhưng Đức vẫn ủng hộ lệnh trừng phạt mới chống Nga, bất chấp những thiệt hại mới lớn hơn [nhìn thấy rõ] mà nước này có thể phải nhận trong tương lai.

Hôm 01/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng, mặc dù rất lấy làm tiếc nhưng nước này tán thành việc tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga, xuất phát từ vấn đề Ukraine.

"Thật đáng tiếc, giờ đây tình hình lại diễn biến như vậy… Các thỏa thuận Minsk không được thực hiện, nếu điều gì đó được tiến hành, thì cũng chỉ tiến về phía trước được một milimet mà thôi, nhưng đôi khi lại có bước thụt lùi, vậy nên, Đức sẽ ủng hộ việc gia hạn các biện pháp trừng phạt này chống Nga" - bà Merkel nói trong cuộc họp báo chung với  Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Kiev.

 

Bà Merkel cũng để ngỏ cho Moscow “con đường thoát khỏi trừng phạt” bằng tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt chống Nga có thể được giảm nhẹ, "nếu có tiến triển trong việc thực hiện các thỏa thuận Minsk”.

Thế nhưng, trái ngược với việc đã ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ chống Nga, chính quyền Berlin lại tiếp tục “bắt tay rất chặt” với Nga trong dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt mang tên “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2 Pipeline).

“Dòng chảy phương Bắc 2” là dự án thiếp lập một tuyến vận chuyển khí đốt mới với 2 đường ống song song được thiết kế chạy ngầm dưới đáy biển Baltic, xuất phát từ Tây Bắc nước Nga sang châu Âu, với tổng công suất 55 tỷ m3 mỗi năm.

 

 

 

Tuyến đường ống Nord Stream 2 sẽ chạy song song với tuyến đường ống Nord Stream trước đó đã đi vào khai tác từ năm 2012, với công suất tương tự.

Chiều dài đoạn đường ống dưới đáy biển Baltic sẽ là 1.222 km, qua lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức; trong đó, Đức là điểm đến đầu tiên của phần lục địa châu Âu.

Bất chấp việc Mỹ và các nước châu Âu khác như Đan Mạch, Ba Lan, Ukraine… đòi hủy bỏ Nord Stream 2; chính phủ Đức đã cấp phép đầy đủ cho hãng Gazprom-Nga lắp đặt các đoạn đường ống chạy qua lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Baltic và phần đất liền, đồng thời kịch liệt phản đối sự chính trị hóa dự án của Mỹ và EU.

Giới phân tích cho rằng, những sự việc này cho thấy Đức đã tính toán rất kỹ và thực dụng trong mối quan hệ với Nga.

Berlin là đồng minh của Washington nên phải ủng hộ các lệnh trừng phạt Moscow, nhưng họ thực hiện chính sách trừng phạt có chọn lọc; tức là chỉ cấm vận những loại hàng hóa có thể thay thế được, còn những loại chỉ có ở Nga hoặc mua của Nga có lợi nhất thì nước này vẫn giao dịch bình thường.

Chính sách này của Berlin có phần giống với Moscow trong thời gian qua, ví dụ như khi đáp trả trừng phạt của Liên minh châu Âu năm 2015, Nga đã cấm nhập mặt hàng nông sản và sản phẩm thịt, trứng, sữa từ EU…, tức là các mặt hàng mà Nga có thể tự cung, tự cấp hoặc mua của đối tác khác.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.