Chiến lược chiếm ưu thế về quân sự và pháp lý của Nga tại Bắc cực
18 Tháng Ba 2019 1:56 SA GMT+7
VOV.VN - Nga sẽ chỉ đẩy mạnh các yếu tố pháp lý của mình sau khi có được khả năng quân sự vượt trội và đủ sức răn đe trong khu vực.

Hiện nay, Liên bang Nga đang liên tục tăng cường đầu tư xây dựng sức mạnh quân sự vững chắc ở Bắc Cực đủ để nước này đảm bảo được những quyền lợi và tuyên bố về chủ quyền đối với vùng biển dọc theo toàn bộ tuyến đường biển Bắc - tiếng Nga gọi là Sevmorput. Tuyến đường này kéo dài từ biển Barents ở phía Tây đến tận Alaska và eo Bering ở phía Đông.

chien luoc chiem uu the ve quan su va phap ly cua nga tai bac cuc hinh 1

 Tuyến đường hàng hải Sevmorput nối liền giữa Châu Âu và Châu Á (Ảnh Captian)

Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov nói với báo giới, "lãnh thổ Bắc Cực nằm trong phạm vi lợi ích của nước Nga. Đây không phải là khu vực có thể cho đi hay để tranh chấp, bất chấp những tuyên bố từ Washington cho rằng đây là vùng biển quốc tế". Theo như báo Izvestia đã đăng tải, Chính phủ Nga đã phê duyệt một dự thảo yêu cầu hải quân nước ngoài phải cung cấp thông tin kỹ thuật, thủy thủ đoàn và điểm đến trước 45 ngày khi đi qua tuyến đường Secmorput.

Cũng theo dự thảo này, LB Nga cấm bất cứ hoạt động tự ý nào xâm phạm vào vùng lợi ích của nước Nga, các tàu hải quân nước ngoài khi đi qua vùng biển Sevmorput sẽ phải có hoa tiêu hàng hải của Nga có mặt trên tàu hướng dẫn và giám sát. Nga có quyền sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của mình, bắt giữ hoặc thậm chí đánh chìm các tàu thuyền cố tình xâm nhập vào khu vực này. Thực tế vùng biển Sevmorput là vùng biển nằm một phần bên ngoài phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Nga. Những lợi ích từ tài nguyên và địa thế của khu vực này rất quan trọng và cần được bảo vệ.

Thực tế các chiến hạm mang tên lửa tấn công tầm xa có khả năng đe dọa đến các mục tiêu chiến lược quan trọng của Nga nếu như thực hiện các đòn tấn công tại vùng biển Sevmorput, điều này dẫn đến việc LB Nga tuyên bố chủ quyền tại đây nhằm kéo dãn vùng đệm an toàn cho nước Nga. 

Chủ tịch ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Nga và là cựu chỉ huy của Quân đoàn Dù, Đại tá Vladimir Shamanov xác nhận thông tin chính phủ đang soạn thảo các quy tắc ứng xử cho các hoạt động hàng hải tại khu vực này. Ông nói thêm rằng Hạ viện cũng sẽ thảo luận và đưa ra những quy tắc ứng xử nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các hoạt động quân sự của nước ngoài tại Bắc Cực: "Chúng tôi sẽ không để yên cho họ (NATO) luôn cố gắng đe dọa ở vùng biển của chúng tôi'.

Hạ viện có thể yêu cầu lực lượng biên phòng trực thuộc Lực lượng An ninh Liên bang Nga (FSB) sử dụng vũ lực với các tàu hải quân nước ngoài tại khu vực Sevmorput. Ngoài sự giám sát của các hoa tiêu hàng hải, các biện pháp khác có thể được áp dụng để hạn chế hoặc ngăn chặn các hoạt động của hải quân nước ngoài. Sự kiện tại biển Azov diễn ra ngày 25/11/2018 đã giúp nước Nga có những kinh nghiệm quan trọng trong việc ứng phó với sự xâm phạm lãnh hải.

Trước đó, ngày 25/11/2018, lực lượng an ninh Nga đã nổ súng và bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine ở ngoài khơi Crimea, bắt giữ 24 thủy thủ Ukraine và hiện vẫn chưa trả tự do cho những người này. Lý do Moscow đưa ra là Ukraine đã xâm phạm lãnh hải Nga. Biển Azov hay biển Okhotsk đều là những khu vực chiến lược quan trọng của Nga nên việc đi qua đây của các tàu nước ngoài cần phải được kiểm soát và có thể bị từ chối nếu cần thiết.

Nhiều căn cứ không quân và hải quân được xây mới hoặc cải tạo lại trên khu vực Novaya Zemlya, Franz Josef Land và Quần đảo Siberia. Quân đội Nga cho biết các căn cứ này sẽ sớm hoạt động trở lại và liên tục các ngày trong năm. Năm 2014, Hạm đội phương Bắc của Nga đã được nâng cấp và chuyển đổi thành một Bộ chỉ huy liên quân chiến lược riêng biệt với đầy đủ các lực lượng không quân và lục quân kết hợp, tương đương với một quân khu độc lập.

Rõ ràng, kế hoạch của Điện Kremlin là mong muốn ban hành các quy tắc mới về quyền chủ quyền đối với tuyến đường hàng hải Bắc cực trong năm 2019, trước khi mùa hè đến, băng tan và tuyến đường này sẽ trở nên nhộn nhịp trở lại. Thời điểm tuyên bố về sự kiểm soát của Nga ở Bắc cực rất quan trọng, việc này được lên kế hoạch kết hợp với việc thiết lập nhiều căn cứ quân sự của Nga tại Bắc Cực.

Trước hết, LB Nga đã và đang xây dựng và triển khai các biện pháp phòng thủ bảo vệ phần Bắc cực mà LB Nga tuyên bố chủ quyền, đồng thời trang bị khí tài có thể tấn công phủ đầu bất kỳ kẻ xâm phạm nào không tuân thủ những quy định của LB Nga. Do đó, Nga sẽ chỉ đẩy mạnh các yếu tố pháp lý của mình sau khi có được khả năng quân sự vượt trội và đủ sức răn đe trong khu vực.

Theo chỉ huy hạm đội Phương Bắc, Đô đốc Nikolai Evmenov, lực lượng của ông đã được tăng cường những chiến hạm mới, máy bay và xe tăng T-80BVM thiết kế chuyên biệt cho tác chiến vùng cực. Trong các cuộc tập trận Vostok 2018, lần đầu tiên một lực lượng đặc nhiệm Hải quân đã hành quân liên tục từ căn cứ chính ở bán đảo Kola đến eo biển Bering và quay trở về. Dọc đường lực lượng này cũng đã tham gia các hoạt động tập trận và huấn luyện liên tục tương tự như trạng thái chiến đấu và tiếp viện từ Tây sang Đông. Điều này cho thấy khả năng tiếp ứng của quân đội Nga trong mọi hoàn cảnh.

Nhiều căn cứ không quân từ thời Liên Xô cũng được cải tạo và tái hoạt động trở lại. Các căn cứ phòng không và tên lửa mới được xây dựng và biên chế các khí tài hiện đại nhất. Một căn cứ phòng không mới được xây dựng tại cảng Tikhi thuộc Cộng hòa Sakha. Trên đảo Kotelny một căn cứ không quân từ thời Chiến tranh Lạnh cũng đang được cải tạo và hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa Bastion tiên tiến cũng đã được triển khai ở đây. Do tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến rất phức tạp nên LB Nga cũng đang chế tạo một hạm đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân để đảm bảo tuyến được Sevporput luôn thông suốt kể cả trong thời điểm băng giá.

Khi băng tan, nhiều cơ hội mới cũng được mở ra không chỉ là vận tải biển giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà còn là dầu mỏ và khí tự nhiên, cùng nhiều tài nhuyên khác. Và đây cũng là lúc vùng biển Bắc cực sẽ trở thành nơi tiềm ẩn các cuộc đụng độ lợi ích giữa các quốc gia liên quan./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.