Phía sau quyết định từ chức của ông Nadabaev
21 Tháng Ba 2019 8:33 CH GMT+7
TTO - Ngày 19-3, ông Nursuntan Nadabaev đã tuyên bố trước toàn dân về việc ông từ chức tổng thống Cộng hòa Kazakhstan. Cho đến nay, ông là lãnh đạo thời kỳ Xô viết cầm quyền lâu nhất.

Người gắn với các cột mốc lịch sử 

Tuyên bố từ chức của ông Nadabaev đã thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và thế giới. Điều đó không có gì lạ khi chính trị gia này gắn liền với những giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng của Kazakhstan.

Nadabaev đã được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Kazakhstan trong Liên bang Xô viết vào ngày 22-7-1989.

Sau khi Kazakhstan tuyên bố độc lập, ngày 1-12-1991 ông được bầu làm tổng thống. Sau đó ông tiếp tục được bầu lại vào các năm 1999, 2005 và 2011. Tháng 4-2015 ông đã nhận được 97,75% tổng số phiếu bầu làm tổng thổng nhiệm kỳ 2015-2020 tại cuộc bầu cử trực tiếp toàn dân. Cho đến ngày 20-3-2019, ông đã giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất của Kazakhstan được 29 năm, 8 tháng 27 ngày.

Kazakhstan có diện tích gần 2,7 triệu km2, lớn thứ 9 thế giới. Phía Bắc giáp Nga, phía Đông giáp Trung Quốc, là trung tâm của khu vực Trung Á. Kazakhstan lại giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu, khí và uranium với dân số là 18,7 triệu người. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên giàu có mang đến cho đất nước này vai trò quan trọng về chiến lược và kinh tế. 

Một trong những thành công lớn nhất của Tổng thống Nadabaev và chính quyền của ông là giữ được quan hệ tốt với Nga, Trung Quốc, phương Tây và các nước Trung Á, các nước Hồi giáo. Đài Châu Âu Tự do cho rằng việc từ chức của ông Nadabaev có thể dẫn đến một cuộc đấu tranh âm thầm giữa Nga và Mỹ để tranh giành ảnh hưởng đến nhà lãnh đạo tương lai của nước này.

Người ta có thể còn bình luận nhiều về các nguyên nhân đích thực và thời điểm tuyên bố từ chức của Tổng thống Nadabaev.

Nhưng có thể thấy một trong các lý do chính của việc từ chức trước thời hạn qua tuyên bố của ông Nadabaev: "Là người đặt nền móng cho Nhà nước Kazakhstan độc lập, tôi nhận rõ nhiệm vụ tương lai của mình là bảo đảm cho thế hệ lãnh đạo mới, những người tiếp tục các cải cách đang được tiến hành trong nước, được chuyển giao quyền lực suôn sẻ".

Ông cũng khẳng định việc kế tục quyền lực ở Kazakhstan là theo quy định của hiến pháp.

Phía sau quyết định từ chức của ông Nadabaev - Ảnh 2.

Nguyên tổng thống Kazakhstan Nursuntan Nadabaev (trái) và người kế tục quyền tổng thống Kassym-Jomart Tokayev- Ảnh: REUTERS

Chuẩn bị kỹ hậu từ chức 

Điểm lại các công việc Tổng thống Nadabaev đã tiến hành trong thời gian qua và nhất là gần đây, có thể thấy ông đã chuẩn bị kỹ bảo đảm ổn định cho việc từ chức. Chương trình phát triển đất nước đến năm 2050 với mục tiêu đưa Kazakhstan vào nhóm 30 nước phát triển nhất thế giới đã được khẳng định và đang trong quá trình thực hiện.

Chính phủ đã được cải tổ lại vào cuối năm 2018. Hàng tỉ đôla Mỹ đã được quyết định đầu tư vào các chương trình xã hội và nâng lương cho bộ máy. 

Cuối tháng 2-2019, Hội nghị toàn thể của Đảng cầm quyền Nur-Otan đã quyết định một loạt vấn đề quan trọng về chính sách phát triển kinh tế thị trường, chính trị và xã hội. Trong năm 2018, cũng đã rộ lên tin đồn về việc từ chức của tổng thống khi Văn phòng Tổng thống có văn bản gửi Tòa án Hiến pháp về căn cứ pháp luật cho việc tổng thống từ chức trước thời hạn.

Thời điểm ông Nadabaev tuyên bố từ chức ngay trước lễ Mùa xuân (từ ngày 21 tới 23-3 hằng năm) của Kazakhstan cũng là sự chọn lựa đẹp và có ý nghĩa. Đây là ngày lễ cổ truyền của các dân tộc Kazakh nhưng đã bị cấm tổ chức trong thời kỳ Xô viết (từ năm 1926-1988). Ngày nay, đây là lễ hội chính thức của Kazakhstan và đã được UNESCO vinh danh.

Bình luận về việc từ chức trước thời hạn của Tổng thống Nadabaev, cựu thị trưởng thành phố Maxcơva Iuri Lugiơcov cho rằng đó là quyết định đúng đắn và kịp thời, và "đó là sự sáng suốt của nhà lãnh đạo quốc gia".

Người kế tục Nadabaev

Người kế tục quyền tổng thống là chủ tịch thượng viện đương thời, ông Kassym-Jomart Tokayev, 65 tuổi.

Ông Tokaev tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Liên bang Nga, thành thạo tiếng Anh và tiếng Trung. Ông Tokaev đã qua các chức vụ: Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng, Phó tổng Thư ký LHQ. Ông Tokaev là người đã sát cánh với Tổng thống Nadabaev từ những năm đầu độc lập. Ông Tokaev là nhân sự đã được ông Nadabaev chuẩn bị từ lâu cho việc kế tục quyền lực của mình.

Và ngay tại lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống trước thành viên thượng viện và hạ viện, ông Tokaev đã đề cử bà Dariga Nazarbayeva (viết theo tiếng Anh của Nadabaev), con gái đầu của ông Nadabaev, vào chức chủ tịch thượng viện - người quyền lực thứ hai sau tổng thống. Hai viện của quốc gia này đã nhất trí thông qua đề cử trên.

Đồng thời, ông Tokaev đề nghị lấy tên riêng của Tổng thống Nadabaev là Nur-suntan đặt cho thủ đô Astana (trong tiếng Kazakhstan, Astana nghĩa là thủ đô). Hai viện cũng đã nhất trí đề xuất này và đã thông qua dự luật sửa đổi điều của hiến pháp liên quan đến tên gọi thủ đô.

Theo pháp luật, ông Nazarbaev vẫn suốt đời giữ chức chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia - cơ quan kiểm soát an ninh, quốc phòng và đối ngoai, chủ tịch Đảng cầm quyền Nur-Otan và thành viên Hội đồng Hiến pháp.

Hơn nữa ông đã được nghị viện tôn vinh là “Lãnh tụ dân tộc” từ năm 2010. Như vậy ông vẫn còn giữ nhiều quyền lực để bảo đảm chuyển giao êm ả quyền lãnh đạo cho thế hệ mới, giữ vững đường lối phát triển đất nước về mọi mặt không bị chệch hướng

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.