Chiến sự ở Libya: Tướng Haftar liệu có chiếm được thủ đô Tripoli?
15 Tháng Tư 2019 11:32 CH GMT+7
VOV.VN - Gần 2 tuần kể từ khi phát động chiến dịch tấn công Tripoli, tướng Haftar liệu có thành công trong việc kiểm soát thủ đô của Libya?

Cuộc tấn công không ngẫu nhiên

Libya lẽ ra phải là một nước giàu có và thịnh vượng khi có bờ biển trải dài bên bờ Địa Trung Hải với nhiều hải cảng và cơ sở hạ tầng quan trọng. Trữ lượng dầu mỏ của quốc gia này cũng lớn nhất châu Phi và đứng thứ 10 thế giới. Tuy nhiên, từ sau cái chết của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, quốc gia Bắc Phi này chìm sâu vào hỗn loạn. Đến nay, những căng thẳng leo thang giữa các lực lượng đang khiến Libya có nguy cơ rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện và lâu dài.

chien su o libya: tuong haftar lieu co chiem duoc thu do tripoli? hinh 1

Các thành viên thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân Libya (LNA) do Tướng Haftar lãnh đạo tiến về phía thủ đô Tripoli ngày 13/4/2019. Ảnh: Reuters

Đầu tháng 4/2019, nhà lãnh đạo Lực lượng Quân đội Nhân dân Libya, Tướng Khalifa Haftar thông báo sẽ tiến hành một cuộc tấn công vào Tripoli để "giải phóng" thủ đô và toàn bộ phía tây Libya khỏi Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) do Liên Hợp Quốc ủng hộ và đứng đầu là Thủ tướng Fayez al Sarraj.

Nhiều người cho rằng Tướng Haftar đã lên kế hoạch tấn công quân sự từ năm 2014 khi ông kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự ở Tripoli. Sau khi nỗ lực lật đổ quốc hội được bầu dân chủ lần đầu tiên ở Libya bất thành, Tướng Haftar đã triển khai "Chiến dịch Phẩm giá" (Operation Dignity) ở Benghazi một vài tháng sau đó.

Nhà lãnh đạo của LNA đã củng cố quyền lực ở phía đông và sau đó dần mở rộng quyền kiểm soát ở phía nam và phía tây Libya. Mục tiêu cuối cùng mà Tướng Haftar hướng tới là kiểm soát thủ đô Tripoli và thiết lập quyền lãnh đạo đất nước.

Việc Tướng Haftar tấn công thủ đô Tripoli vào đầu tháng 4 không phải là một động thái ngẫu nhiên. Thông báo mở một cuộc tấn công được Quân đội Nhân dân Libya do Tướng Haftar lãnh đạo đưa ra chỉ một vài ngày trước khi một hội nghị toàn quốc do Phái bộ Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Libya (UNSMIL) tổ chức ở thành phố Ghadames giáp biên giới với Algeria.

Hội nghị này được mong đợi sẽ đạt được bước đột phá về những bế tắc chính trị hiện nay và thiết lập được lộ trình giải quyết cuộc xung đột ở Libya, bao gồm cả việc tổ chức bầu cử để thống nhất các thể chế khác nhau của đất nước này. Một thỏa thuận chính trị như vậy vì thế sẽ đặt dấu chấm hết cho các tham vọng chính trị giành quyền kiểm soát hoàn toàn Libya của Tướng Haftar hiện đang được Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và Saudi Arabia ủng hộ.

Libya sẽ đi về đâu?

Thực tế là việc Tướng Haftar lựa chọn "nổi dậy" ở Tripoli ngay trước thềm hội nghị quan trọng này (ban đầu dự kiến từ ngày 14 - 16/4) cho thấy khả năng về một sự dàn xếp chính trị ở Libya đã "tiêu tan" và diễn biến ở quốc gia Bắc Phi này có thể sẽ tiến triển theo một trong 3 khả năng dưới đây:

Khả năng đầu tiên là cuộc tấn công của Tướng Haftar có thể biến thành một cuộc xung đột mở rộng và cuối cùng sẽ khiến Libya rơi vào thế bế tắc về mặt quân sự. Điều này nghĩa là cuộc chiến ở Libya sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới, hoặc thậm chí là nhiều năm nếu hai bên ở Libya tiếp tục nhận được sự hậu thuẫn từ các quốc gia nước ngoài về vũ khí, đạn dược và tài chính.

Viễn cảnh tồi tệ này nếu xảy ra sẽ phá hủy Libya, gây nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo trên quy mô lớn và sẽ hủy hoại toàn bộ các cơ sở hạ tầng cũng như nhà cửa của người dân trên diện rộng. Ngoài ra, nó cũng đặt dấu chấm hết cho tiến trình đối thoại hòa bình mà Liên Hợp Quốc chủ trì ở đây, đồng thời gia tăng chia rẽ giữa phía đông và phía tây Libya với các cuộc đổ máu tiếp diễn trên khắp đất nước.

Viễn cảnh thứ 2 có thể xảy ra ở Libya là lực lượng Quân đội Nhân dân Libya sẽ rút lui nếu đối mặt với nguy cơ thất bại. Tướng Haftar đã đặt cược một "ván bài mạo hiểm" khi quyết định tấn công chớp nhoáng vào Tripoli trước khi các đối thủ của ông kịp phản ứng và tập hợp lực lượng. Nhà lãnh đạo của Quân đội Nhân dân Libya đã sử dụng 2 căn cứ ở thành phố Gharyan và Tarhouna để tấn công Tripoli. Tuy nhiên, cả 2 địa điểm này đều cách thủ đô của Libya 80km, trong khi các tuyến hậu cần của ông hiện đang được trải rộng với các lực lượng đang chiến đấu cách căn cứ của họ hàng trăm km.

Do vậy, nếu các tuyến hậu cần này bị gián đoạn và việc cung cấp lực lượng, vũ khí, đạn dược hay nhiên liệu bị chậm trễ, việc LNA thất bại không phải là một viễn cảnh xa vời. Diễn biến này có thể khiến các lực lượng của GNA chớp thời cơ tiến lên và chiếm lại các vùng lãnh thổ bị mất ở cả phía nam và khu vực Jufra có tầm quan trọng chiến lược ở trung tâm đất nước. Sự kiểm soát của Tướng Haftar với khu vực trăng lưỡi liềm dầu mỏ giữa Sirte và Benghazi có thể cũng sẽ bị đe dọa.

Khả năng thứ 3 có thể xảy ra với những căng thẳng ở Libya hiện tại là lực lượng LNA với sự hỗ trợ quân sự từ những nước ủng hộ như UAE, Saudi Arabia và Ai Cập sẽ đánh bại các lực lượng hiện tại ở thủ đô Tripoli.

Nếu Quân đội Nhân dân Libya chiếm được thủ đô, một số nhóm vũ trang đối lập có thể sẽ quay sang ủng hộ Tướng Haftar. Dù vậy, kể cả khi viễn cảnh này xảy ra, giao tranh ở Tripoli có thể vẫn sẽ tiếp diễn một thời gian trước khi Tướng Haftar kiểm soát hoàn toàn thủ đô, đó là chưa kể tới việc giành được các thành phố quan trọng ngoài Tripoli như Misrata và vùng núi Nafusa cũng sẽ mất nhiều thời gian, có thể là vài tháng nếu không muốn nói là vài năm.

Tướng Haftar liệu có giành chiến thắng ở Tripoli?

Việc Tướng Haftar liệu có thành công hay không trong chiến dịch ở Tripoli sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lập trường của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tính đến nay, các nhân tố chủ chốt đều tránh đưa ra chỉ trích bất cứ bên nào mà thay vào đó chỉ kêu gọi các bên ngừng giao tranh. Trong khi đó, các quốc gia khác vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí, đạn dược và hỗ trợ hậu cần cho 2 bên để kéo dài cuộc xung đột này.

Theo tình hình hiện nay, Tướng Haftar dường như đã mất yếu tố bất ngờ và ông cũng đang phải đối mặt với những tính toán sai lầm về việc duy trì quân sự ở Tripoli. Các nguồn cung cấp hậu cần cho quân đội của Tướng Haftar rất khó để duy trì và nhiều khả năng là ông sẽ khó mà thành công trong việc kiểm soát thủ đô của Libya.

Chiến sự ở Tripoli vẫn ác liệt và hầu như không có điều gì là chắc chắn. Một số kênh truyền thông ủng hộ Tướng Haftar đã dự đoán ông sẽ dành chiến thắng trong 48 giờ nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn và chủ yếu chỉ ở khu vực bên ngoài thủ đô.

Tướng Haftar có lẽ biết rằng một cuộc đàm phán để dàn xếp và đưa ra giải pháp chính trị cho Libya là một con đường để phá vỡ thế bế tắc hiện nay nhưng nhà lãnh đạo quân sự này cũng hiểu rõ một cuộc tấn công vào Tripoli, nếu thuận lợi, sẽ cho ông “quân bài mặc cả” và vị thế mạnh mẽ hơn để những yêu cầu của ông được đáp ứng trên bàn đàm phán. Dù vậy, căng thẳng hiện tại ở Libya vẫn sẽ tiếp tục và cái kết nào cho quốc gia Bắc Phi này vẫn sẽ là một câu hỏi còn bỏ ngỏ mà chưa thể trả lời trong một sớm, một chiều./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.