Cháy nhà thờ Đức Bà ở Pháp: Trái tim Paris bị tổn thương
Monday, April 15, 2019 11:41 PM GMT+7
VOV.VN - Nhiều người dân Pháp đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh tượng nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa.

Ngọn lửa dữ dội bùng lên lúc 18h50 ngày 15/4 (theo giờ địa phương, tức 23h50 giờ Hà Nội) tại Nhà th Đc Bà ở thủ đô Paris của Pháp, khiến tháp chuông và phần lớn mái vòm nhà thờ đổ sập trước sự chứng kiến của nhiều người. 

chay nha tho duc ba o phap: trai tim paris bi ton thuong hinh 1

Nhiều người bàng hoàng khi chứng kiến vụ cháy. Ảnh: AFP/Getty.

Nhà chức trách đã triển khai hơn 400 lính cứu hỏa để dập lửa và cố gắng cứu phần cấu trúc chính của Nhà thờ Đức Bà. Sau rất nhiều nỗ lực, đám cháy chỉ được khống chế lúc 0h ngày 16/4, một lính cứu hỏa bị thương nặng trong quá trình dập lửa.

Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic 850 tuổi ở Pháp, cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Nhà thờ này được khởi công xây dựng năm 1163 và hoàn thành năm 1345. Hai tòa tháp ở mặt tiền cao 69 m từng là điểm cao nhất ở Paris cho đến khi tháp Eiffel hoàn thành năm 1889.

Người Pháp không dành nhiều thời gian đi lễ nhà thờ. Mặc dù phần lớn dân số Pháp trên danh nghĩa theo Công giáo nhưng Pháp là một trong những quốc gia ít sùng đạo nhất ở châu Âu. Những người dân sống ở thành thị và tầng lớp trí thức Paris thường coi những người mộ đạo là lạc hậu và “chưa được khai sáng”. Thậm chí có số ít người còn không tin vào Chúa.

Nhưng khi ngọn lửa dữ nuốt chửng nhà thờ Đức Bà tối qua ở Paris, có thể thấy nó không chỉ hủy hoại một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của nước Pháp mà còn làm tổn thương trái tim của những người dân Pháp. Cảnh quay từ thiết bị bay không người lái cho thấy, tòa nhà hình chữ thập đã bị nhấn chìm hoàn toàn trong biển lửa.

23h30 ngày 15/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên sóng truyền hình quốc gia cho biết, "điều tồi tệ nhất đã qua đi" và cam kết sẽ xây dựng lại công trình này. Ông Macron cũng gọi nhà thờ Đức Bà Paris là nhà thờ của tất cả người Pháp, ngay cả những người chưa từng một lần đặt chân tới đây.

Trải qua 850 năm, nhà thờ Đức Bà Paris đã chứng kiến một phần lớn lịch sử của nước Pháp. Đó là nơi mà vua Henry VI lên ngôi và Napoleon trở thành Hoàng đế. Vài giờ sau vụ hỏa hoạn, truyền hình Pháp đã phát đi tất cả những hình ảnh tư liệu liên quan đến nhà thờ này, bao gồm cả đám tang của các cựu Tổng thống Charles de Gaulle và Francois Mitterrand, tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" của đại văn hào Victor Hugo.

Mất mát nhiều hơn một vụ cháy

Được xây dựng xuyên thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Paris được xem là công trình đẹp nhất của kiến trúc Gothic nhà thờ Pháp. Mặc dù hầu hết người dân Paris không thường xuyên ghé thăm nhà thờ này và thậm chí có những người còn chưa tới đây thì nhà thờ Đức Bà Paris vẫn không đơn thuần chỉ là một địa điểm thu hút khách du lịch hay một di tích lịch sử. Nó nằm giữa thành phố, bên bờ sông phân chia Paris, từ đây có thể di chuyển thuận lợi đến mọi địa điểm quan trọng khác ở thủ đô.

Người dân Paris có thể vì một lý do nào đó mà không nhận ra vị trí quan trọng của nhà thờ Đức Bà cho đến hôm qua khi nó chìm trong biển lửa. Rất đông người dân đã tập trung theo dõi lực lượng cứu hỏa kiểm soát ngọn lửa. Nhiều người còn quỳ xuống đường cầu nguyện cho công trình biểu tượng không bị ngọn lửa tàn phá.

Vụ hỏa hoạn xảy ra không lâu sau khi thủ đô Paris của nước Pháp liên tiếp phải chứng kiến những cú sốc, bao gồm cả trận lụt sông Seine hồi năm ngoái và các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu năm 2015.

Trong bài phát biểu trước toàn dân, Tổng thống Macron đã mô tả những gì người dân Paris đang phải trải qua thực sự là một cú sốc – một sự run rẩy nội tâm. Đó dường như là sự mô tả chính xác về cảm giác trống rỗng và mất mát trong lòng của nhiều người. Sự mất mát này có thể cũng chính là nỗi thất vọng khi nước Pháp đã thất bại trong việc bảo tồn một thứ gì đó vô giá. Một trăm năm nữa, mọi người vẫn sẽ nói về trận hỏa hoạn hôm 15/4/2019.

Ông Macron tuyên bố Pháp sẽ xây dựng lại nhà thờ Đức Bà Paris. Tuy nhiên, đầu tiên, chúng ta vẫn phải chờ xem nhà thờ này còn lại những gì sau vụ cháy./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.