17-4 - 'Ngày phán quyết' ở Indonesia
Tuesday, April 16, 2019 7:14 PM GMT+7
TTO - Hôm nay 17-4, gần 193 triệu cử tri hợp lệ của Indonesia đi bỏ phiếu để lựa chọn cùng lúc tổng thống, phó tổng thống và hơn 20.000 ghế tại cơ quan lập pháp các cấp.

Từ việc vận chuyển thùng phiếu bằng voi ở Sumatra cho tới công tác đảm bảo an toàn cho các cử tri ở Papua, cả đất nước hơn 260 triệu dân này đang khẩn trương cho ngày trọng đại nhất.

Tận dụng mọi phương tiện

"Đây là một quốc gia rất lớn, do đó chúng tôi phải nỗ lực hết mình. Năm nay, chúng tôi vô cùng bận rộn" - người đứng đầu Ủy ban bầu cử quốc gia Indonesia(KPU), ông Arief Budiman, chia sẻ về cuộc bầu cử trước các phóng viên.

Tất cả các phương tiện vận chuyển từ môtô, tàu cao tốc, máy bay cho tới động vật đã được tận dụng để vận chuyển những thùng phiếu, với nhân viên an ninh có vũ trang đi kèm, tới mọi ngõ ngách của đất nước trên 17.000 đảo, trải dài 4.800km từ đông sang tây trên Thái Bình Dương này.

Trong khi voi được sử dụng để vận chuyển các thùng phiếu tại tỉnh Aceh trên đảo Sumatra thì ngựa cũng góp một phần sức lực để phục vụ cuộc bỏ phiếu tại các khu vực xa xôi ở đảo Java.

"Đường đi lầy bùn trong suốt mùa mưa, do đó chúng tôi cần dùng ngựa để vận chuyển thùng phiếu" - ông Suhartanto, cảnh sát trưởng vùng Tempurejo, cho biết.

Trong khi đó, loại thùng phiếu nhẹ hơn đã thay thế các thùng phiếu kim loại được dùng trong những cuộc bầu cử trước đây. Túi nhựa cũng được trùm vào các thùng phiếu để tránh nước mưa.

Bóng ma gian lận

Trước ngày trọng đại này, hơn 10.000 người đã tình nguyện tham gia giám sát kết quả bỏ phiếu được công bố tại các điểm bỏ phiếu trên khắp Indonesia trong nỗ lực chung nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận.

Theo Hãng tin Reuters, căng thẳng về các điểm bất thường được cho là đang diễn ra hiện đã tăng cao giữa các đội tranh cử của 2 ứng viên tổng thống là đương kim Tổng thống Joko Widodo và cựu tướng quân đội Prabowo Subianto.

Nhiều cáo buộc được đưa ra cho rằng có sự xuất hiện của những cái tên khả nghi trên danh sách cử tri và tình trạng can thiệp vào phiếu bầu.

Một tổ chức có tên Kawal Pemilu (Bảo vệ bầu cử) đã tập hợp những "người bảo vệ bầu cử" tình nguyện trên để đăng tải hình ảnh bảng kết quả tại các điểm bỏ phiếu, nhằm đảm bảo chúng trùng khớp với kết quả kiểm phiếu được công bố chính thức. Kết quả sẽ được tổng hợp và được tự tay tổ chức này đếm.

"Chúng tôi muốn hỗ trợ dữ liệu cho cuộc bầu cử nhằm đảm bảo tính minh bạch và ngăn tình trạng gian lận" - Elina Ciptadi, đồng sáng lập Kawal Pemilu, cho biết.

Ciptadi cho biết họ bắt đầu thực hiện sáng kiến này kể từ cuộc bầu cử hồi năm 2014 khi đội tranh cử của cả ông Widodo và Prabowo đều tuyên bố chiến thắng, nhưng không bên nào tiết lộ số liệu.

Trong cuộc bầu cử hồi năm 2014, khi KPU công bố các kết quả trên trang web, tổ chức này cũng từng tập hợp các số liệu và công bố kết quả chính xác chỉ trong 6 ngày. Trong khi đó, các quan chức Indonesia phải mất hơn 2 tuần để đếm chính xác kết quả tương tự bằng tay.

Thách thức lần này thậm chí lớn hơn vì Indonesia tổ chức cùng lúc cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, với hơn 245.000 ứng viên chạy đua cho chiếc ghế tại cơ quan lập pháp các cấp.

Trong khi Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, chia cuộc bầu cử làm 7 giai đoạn thì Indonesia lại làm điều đó chỉ trong 8 giờ. Kết quả bầu cử chính thức dự kiến được công bố trong tháng 5 tới.

Nhà chức trách nước này cũng đang nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở dữ liệu bầu cử. Ông Budiman từng xác nhận một số cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc và Nga, với các nỗ lực nhằm "lôi kéo hay sửa đổi" nội dung cũng như tạo ra các cử tri ma.

Thăm dò nói ông Widodo bỏ xa đối thủ

Hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ông Widodo hiện bỏ xa đối thủ là Prabowo với phần trăm ủng hộ 2 con số. Trong cuộc bầu cử hồi năm 2014, ông Widodo chỉ giành chiến thắng sít sao (53%) so với ông Prabowo (47%).

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.