Bầu cử Indonesia hấp dẫn như 'cuộc đấu' giữa Trump và Obama
18 Tháng Tư 2019 12:16 SA GMT+7
TTO - Kết quả kiểm phiếu sơ bộ bầu cử Indonesia được các tổ chức phân tích đưa ra vào cuối ngày cho thấy Tổng thống đương nhiệm Indonesia Joko Widodo đã dẫn trước đối thủ là ông Prabowo Subianto.

Cuộc tổng tuyển cử quyết định tổng thống tương lai và đại biểu tại cơ quan lập pháp các cấp của Indonesia đã khép lại trong 8 giờ ngắn ngủi ngày 17-4.

Theo Hãng tin Reuters, kết quả kiểm phiếu sơ bộ được các tổ chức phân tích đưa ra vào cuối ngày cho thấy Tổng thống đương nhiệm Indonesia Joko Widodo đã dẫn trước đối thủ là ông Prabowo Subianto.

Bầu cử Indonesia hấp dẫn như cuộc đấu giữa Trump và Obama - Ảnh 1.

Tổng thống đương nhiệm Indonesia Joko Widodo và cựu tướng quân đội Prabowo Subianto - Ảnh: AP

Đều tự tin

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Indonesia cho biết chỉ sau khi hơn một nửa số phiếu bầu được kiểm, ông Widodo đã giành chiến thắng với 56,7%, trong khi ông Subianto nhận được 43,3% số phiếu ủng hộ.

Số liệu được 6 tổ chức phân tích công bố cho thấy ông Widodo dẫn trước đối thủ với tỉ lệ chênh lệch từ 7,5-11,6%. Kết quả này phù hợp với hầu hết cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử.

Phía Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo cũng cho biết kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông tiếp tục thắng ghế tổng thống lần 2 và kêu gọi người ủng hộ chờ Ủy ban bầu cử quốc gia (KPU) công bố kết quả chính thức.

Tuy nhiên, đối thủ của ông Widodo là ông Subianto lại tuyên bố rằng ông giành được tỉ lệ ủng hộ trong khoảng 52% tới 54%. Tuyên bố này ít nhiều gây sự hoang mang cho giới quan sát trong bối cảnh kết quả chính thức dự kiến được công bố vào tháng 5 tới.

Cuộc bầu cử 2019 là màn tái đấu giữa ông Widodo, từ một thường dân và là người kinh doanh đồ nội thất bước vào chính trường hàng chục năm trước, và ông Subianto, một cựu tướng quân đội và từng là con rể của cố lãnh đạo Suharto. Trong cuộc bầu cử 2014, ông Widodo đã thắng ông Subianto với tỉ lệ sít sao 53%.

Với gần 193 triệu cử tri hợp lệ đi bầu, các điểm bỏ phiếu mở từ lúc 7h sáng 17-4 ở bờ đông Indonesia và kết thúc vào lúc 13h cùng ngày ở bờ tây. Khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, cả 2 ứng viên tổng thống Widodo và Subianto đều bày tỏ sự lạc quan về kết quả.

"Cách chúng tôi làm việc là chúng tôi luôn lạc quan" - ông Joko Widodo, người thường được biết tới với biệt danh "Jokowi", cho biết. Còn ông Subianto cũng tràn đầy sự tự tin chia sẻ: "Tôi cảm thấy lạc quan". Vị cựu tướng quân đội này thậm chí còn dự đoán trước ông sẽ giành chiến thắng với 63%.

Hấp dẫn như cuộc đấu giữa "Trump" và "Obama"

Theo dõi những hứa hẹn đưa ra và phong cách tranh cử hoàn toàn đối lập giữa Joko Widodo và Prabowo Subianto, người ta cứ tưởng họ đang xem một cuộc đối đầu giữa Barack Obama và Donald Trump ngay trên lãnh thổ Indonesia.

Vị tổng thống đương nhiệm Indonesia Widodo, 57 tuổi, được người ta so sánh với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nhờ ngoại hình và cách ăn nói khéo léo với tông giọng nhẹ nhàng.

Ở một bức tranh đối lập khác, ứng viên Subianto, 67 tuổi, lại ăn nói thẳng thừng, thường hay đả kích và đặc biệt nhiều lần tuyên bố sẽ đặt "Indonesia trên hết!" bằng việc xem xét hàng tỉ USD đầu tư từ Trung Quốc. Điều đó làm người ta so sánh ông với đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo báo Nikkei.

Thống trị chiến dịch tranh cử kéo dài 6 tháng trời của 2 ứng viên này là các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, ở một quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới như Indonesia, câu chuyện tôn giáo đã chi phối không thua kém.

Trong cuộc bầu cử lần này, ông Subianto tìm kiếm sự ủng hộ từ những người Hồi giáo có đường lối cứng rắn - lực lượng mong muốn mở rộng vai trò của đạo Hồi trong cuộc sống hằng ngày và ủng hộ các biện pháp như yêu cầu phụ nữ trùm khăn hijab ở nơi công cộng.

Để đối đầu với ông Subianto về vấn đề tôn giáo, ông Widodo đã chọn giáo sĩ Hồi giáo Ma’ruf Amin làm liên danh tranh cử và có cuộc hành hương tới thánh địa Mecca ở Saudi Arabia ngay trước thềm bầu cử để nhắc nhở các cử tri về lòng mộ đạo của ông.

Chia sẻ tại một điểm bỏ phiếu ở Jakarta, Trianasari Arief, một cử tri 44 tuổi, cho biết bà bỏ phiếu ủng hộ ông Widodo và muốn ngăn chặn ông Subianto chiến thắng.

Theo cử tri này, ông Subianto, người nổi tiếng nóng tính và có tính cách khó đoán, làm bà liên tưởng tới Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng chiến thắng của vị tỉ phú Mỹ hồi năm 2016. "Tôi không muốn những gì đã diễn ra ở Mỹ sẽ diễn ra ở Indonesia" - bà Trianasari cho biết.

Tuy nhiên, chính sách chống giới tinh hoa của ông Subianto lại lấy được lòng một số cử tri. Sri Lestari, một bảo mẫu 42 tuổi, cho rằng ông Widodo vẫn chưa hành động đủ hiệu quả để mang lại sự công bằng cho hệ thống tư pháp, giải quyết vấn đề quyền con người hay đoàn kết dân tộc.

Giới quan sát cho rằng khi người thắng cử chính thức được công bố, nếu ông Subianto thất bại, ông có thể sẽ thách thức kết quả kiểm phiếu và tuyên bố rằng những điểm bất thường đã diễn ra. Đây là một kịch bản mà ông từng thực hiện sau các lần thất bại trước.

Bà Mari Pangestu, bộ trưởng thương mại của Indonesia giai đoạn 2004-2011, nhận định dù ứng viên nào thắng đi chăng nữa, họ cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn để đem lại sức sống mới cho nền kinh tế của xứ sở vạn đảo.

Tình trạng lạm phát nằm ở mức thấp trong gần một thập niên và tỉ lệ thất nghiệp gần ở mức thấp nhất trong 20 năm qua là một điểm sáng của Indonesia hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia hiện chỉ ở mức 5%, thấp hơn mục tiêu 7% mà ông Widodo đã đặt ra khi ông lên lãnh đạo nước này hồi năm 2014.

Công tác hậu cần cực kỳ phức tạp

Đài CNN nhận định việc đảm bảo cuộc bầu cử phức tạp nhất thế giới của Indonesia diễn ra suôn sẻ trong một ngày, gồm bầu tổng thống, phó tổng thống và thành viên cơ quan lập pháp các cấp, là một kỳ công về hậu cần. Các nhân viên bầu cử phải di chuyển bằng tàu tới nhiều địa điểm xa xôi, vượt núi đồi, rừng rậm và tận dụng mọi phương tiện để đảm bảo các cử tri được thực hiện quyền công dân của họ.

"Công tác hậu cần phục vụ cuộc bầu cử cực kỳ phức tạp" - ông Ben Bland, giám đốc Dự án Đông Nam Á tại Viện Lowy, nhận định.

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.