Điều đặc biệt về chuyến công du của Kim Jong Un
24 Tháng Tư 2019 8:33 CH GMT+7
Rất giống cha mình cách đây 18 năm, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã tới Nga bằng đoàn tàu bọc thép và được nước chủ nhà tiếp đón trọng thị. Tuy nhiên, chuyến đi lần này diễn ra trong bối cảnh khác rất nhiều.

Cha của ông Kim Jong Un - cố Chủ tịch Kim Jong Il đã công du Moscow vào năm 2001, đúng vào thời điểm chương trình tên lửa của Triều Tiên chỉ mới bắt đầu tăng tốc. Gần 2 thập niên sau, vào năm 2019, chương trình hạt nhân phát triển nhanh chóng của Triều Tiên đã dẫn tới các hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim Jong Un với tổng thống Mỹ. Nga hiện đang tìm cách tham gia với tư cách trung gian hòa giải.

Điều đặc biệt về chuyến công du của Kim Jong Un

Ông Kim đã tới thành phố cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga hôm 24/4 và dự kiến sẽ họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Đại học Tổng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU) trên đảo Russky, nơi quốc kỳ Triều Tiên đã được treo lên ở nhiều nơi và một đoàn xe limousine tháp tùng màu đen đã tới đây từ ngày 23/4.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc hành trình dài 675km trên tàu bọc thép để đến Vladivostok, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên tuyên bố, ông tới Nga với "tình cảm nồng ấm" của người dân Triều Tiên. Ông cũng bày tỏ hy vọng, các cuộc thảo luận với ông Putin sẽ giúp giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Nga nhiều khả năng sẽ cố gắng phá vỡ thế bế tắc khi đàm phán giải trừ hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng bị đình trệ tiếp sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai ở Hà Nội hồi cuối tháng 2 vừa qua. Các sinh viên FEFU hiện chỉ cầu mong nhà trường sẽ cho nghỉ học trong dịp thượng đỉnh Nga - Triều.

Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Kim Jong Un tới Nga, nhưng nó là động thái tiếp bước cha và ông nội của ông. Cả hai cố lãnh đạo Triều Tiên đều từng tới thăm Nga khi còn sống. Chuyến công du Nga năm 2001 của ông Kim Jong Il kéo dài tới 9 ngày và ông đã di chuyển trên tuyến đường sắt xuyên Siberia. Chuyến đi tiếp sau việc Tổng thống Putin đến Bình Nhưỡng một năm trước đó.

Tuy nhiên, ông Kim Jong Il không phải là "người lạ" với Nga. Ông sinh ra ở Liên Xô và được nuôi dưỡng ở đây thời thơ ấu. Trong chuyến công du Nga năm 2001, ông đã đi thăm một nhà máy sản xuất xe tăng và một nhà máy chế biến thịt ở thành phố Omsk thuộc vùng Siberia trước khi tiếp tục hành trình tới Moscow.

Điều đặc biệt về chuyến công du của Kim Jong Un

Tổng thống Nga Putin gặp cha của ông Kim Jong Un - cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng vào năm 2000. Ảnh: Facebook/RusEmbaDPRK

Trong chuyến công du bằng tàu hỏa sau đó đến thủ đô Nga vào năm 2011, ông Kim Jong Il đã dừng chân chớp nhoáng ở Hồ Baikal, gợi nhắc lại việc cha mình - cố Chủ tịch Kim Nhật Thành từng thăm nơi này vào năm 1961.

Con trai của ông - nhà lãnh đạo đương nhiệm của Triều Tiên đã không phải đi xa đến như vậy, nhưng quá trình chuẩn bị và các biện pháp an ninh được triển khai không kém phần công phu. Một quan chức cấp cao của Triều Tiên đã tới thăm ga tàu hỏa của Vladivostok để đánh giá độ an toàn vào ngày 18/4. Theo hãng thông tấn Interfax, toàn bộ vùng nước xung quanh đảo sẽ tạm thời bị phong tỏa, cấm tàu thuyền qua lại trong khoảng thời gian từ 24 - 26/4.

Hiện lịch trình làm việc của ông Kim tại Nga chưa được công bố chính thức. Tuy nhiên, truyền thông Nga đưa tin, nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên nhiều khả năng sẽ xem múa ballet Hồ Thiên Nga và đi thăm một số địa điểm cha ông từng đến trong chuyến công du Vladivostok năm 2002. Ông Kim cũng có thể đến thăm một nhà máy sản xuất sôcôla và trụ sở, bảo tàng lịch sử của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Phía Triều Tiên được cho đã rất vui khi chọn đảo Russky làm địa điểm họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Kim với Tổng thống Putin, với lí do nơi này nằm tách biệt với vùng nội địa Nga.

Các nhà báo vẫn đang đồn đoán về nơi ông Kim trú chân khi công du Nga. Phóng viên Sarah Rainsford của BBC đã cho đăng tải những hình ảnh về một tòa nhà trông đã cũ, nơi cha ông Kim từng lưu trú trong chuyến công du năm 2002 và nhận định đây khó là nơi ông Kim sẽ ở lần này. Một đoàn đại biểu Triều Tiên đã làm thủ tục lưu trú tại một khách sạn ở FEFU từ hôm 23/4 và an ninh hiện đang được thắt chặt tại đây.

Hội nghị thượng đỉnh Putin - Kim chắc chắn thu hút sự quan tâm của đông đảo truyền thông thế giới. Tiếp sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên ở Singapore mùa hè năm ngoái, một số hãng thông tấn Mỹ đồn đoán, Tổng thống Nga có thể đang tìm cách làm trung gian hòa giải trong các cuộc thương lượng giải trừ hạt nhân Bình Nhưỡng và thậm chí còn tìm cách "giật dây", là người hưởng lợi nhiều nhất từ những cuộc đàm phán như vậy.

Song, một số nhà phân tích địa chính trị lại bênh vực rằng, thiện chí dành cho Bình Nhưỡng tạo cho Moscow lợi thế khi thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp với tổng thống Nga cũng được tin là lời cảnh cáo của ông Kim đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Trump nếu không thay đổi thái độ đàm phán với Triều Tiên./.

Theo Vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.