Rút Mỹ khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế, ông Trump đang “đùa với lửa”?
01 Tháng Năm 2019 9:07 CH GMT+7
VOV.VN - Theo giới phân tích, quyết định của ông Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nước Mỹ.

Tổng thống Trump ngày 26/4 vừa qua đã có quyết định gây “sốc” khi tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế (viết tắt là ATT). Đây được coi là chiến thắng của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) – tổ chức nhiều lần vận động hành lang chống lại ATT, nhưng theo giới phân tích, về lâu dài quyết định của ông Trump sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nước Mỹ.

rut my khoi hiep uoc buon ban vu khi quoc te, ong trump dang "dua voi lua"? hinh 1

Tổng thống Trump. Ảnh: Fox News.

Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn vào tháng 4/2013, chính thức có hiệu lực vào tháng 12/2014. Tính đến nay đã có 101 nước gia nhập ATT và có 29 nước khác, trong đó có Mỹ, đã ký nhưng chưa chính thức phê chuẩn.

Phá vỡ rào cản

Kế hoạch rút khỏi Hiệp ước ATT là một phần trong chiến lược của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm cải tổ chính sách xuất khẩu vũ khí và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump luôn ấp ủ “hoài bão” mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí. Trong bối cảnh Mỹ nỗ lực cân bằng thương mại với phần còn lại của thế giới, việc thúc đẩy kinh tế thiên về xuất khẩu và mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng là bước đi quan trọng và hợp lý, thể theo đúng chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

Trong tuyên bố trên trang Twitter, ông Trump gọi đây là quyết định nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia Mỹ và sẽ không bao giờ cho những “kẻ ngoại bang phá hỏng sự tự do” của nước Mỹ. Lý do ông đưa ra cũng chính là lý lẽ của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA) và một số nhóm bảo thủ phản đối ATT. Mặc dù hiệp ước nhằm mục tiêu quản lý thị trường vũ khí thông thường quốc tế nhưng NRA cho rằng, nó ảnh hưởng tới luật kiểm soát súng nội địa của Mỹ, làm tổn hại quyền lợi của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ khi buộc họ phải tuân thủ những quy tắc và luật lệ “không cần thiết”.

Hãng tin Press TV dẫn lời ông Marcus Papadopoulos, Tổng biên tập tạp chí Politics First nhận định: “Tổng thống Trump không muốn bị cản trở. Ông ấy không muốn phải chịu bất cứ sức ép nào khi ký kết các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước khác chẳng hạn như Saudi Arabia hay Israel.

Trong vài tháng đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng, ông đã ký thỏa thuận bán vũ khí cho Saudi Arabia trị giá gần 500 tỷ USD và nhiều loại vũ khí mà Mỹ đang cung cấp cho quốc gia Arab này đã được sử dụng trong cuộc chiến tại Yemen. Quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí của Liên Hợp Quốc đồng nghĩa với việc nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ được tự do bán vũ khí và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ. Sẽ không có ràng buộc nào đối với Mỹ trong tương lai”.

Tờ The Hill (Mỹ) cho biết, các công ty quốc phòng Mỹ đã bán cho nước ngoài số vũ khí trị giá 55,6 tỷ USD trong năm tài khóa 2018, tăng 33% so với năm tài khóa 2017.

Hậu quả khôn lường

Giám đốc chương trình quốc phòng thuộc trung tâm tư vấn chính sách Stimson, Rachel Stohl nhận xét: “Đây là một ví dụ khác cho thấy chính quyền Tổng thống Trump quay lưng lại với chính sách ngoại giao đa phương. Rút khỏi ATT, Mỹ đang làm tổn hại các chuẩn mực toàn cầu về buôn bán vũ khí và các quốc gia khác sẽ có cớ để nói rằng Mỹ đang trở nên thiếu trách nhiệm vậy tại sao chúng tôi lại không được phép làm như vậy”.

Bên cạnh đó, quyết định của chính quyền Mỹ cũng gây ra nhiều rạn nứt đối với đồng minh, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ tại nước ngoài. Các nước đồng minh, trong đó có cả những nước thuộc Liên minh Châu Âu đã làm việc với chính quyền cựu Tổng thống Obama cùng thúc đẩy Hiệp ước ATT không khỏi thất vọng với quyết định của ông Trump. Liên minh Châu Âu cảnh báo động thái của Mỹ sẽ cản trở cuộc chiến toàn cầu chống buôn bán vũ khí bất hợp pháp. 

Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini trong một tuyên bố hôm 27/4 nói rằng: "Việc Mỹ hủy bỏ cam kết không đóng góp gì cho những nỗ lực liên tục nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong buôn bán vũ khí quốc tế, nhằm ngăn chặn buôn bán vũ khí bất hợp pháp và chống lại sự biến tướng của vũ khí thông thường".

Ông Thomas Countryman, cựu quan chức Bộ ngoại giao Mỹ, từng là thành viên tham gia đàm phán ATT dưới thời cựu Tổng thống Obama nhấn mạnh: “Quyết định không ký kết hiệp ước sẽ là một bước đi sai lầm của chính quyền ông Trump, khiến thế giới trở nên thiếu an toàn. Thật đáng buồn, Tổng thống đã phản đối những nỗ lực yêu cầu các quốc gia khác phải đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra để được mua vũ khí từ Mỹ”.

Một số nhà quan sát khác thì cho rằng, kế hoạch của Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước ATT có thể khiến nước này bị kéo vào các cuộc xung đột nước ngoài trong tương lai và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhập cư ở biên giới phía nam của Mỹ với Mexico.

Trả lời phỏng vấn tờ Independent, bà Kris Brown - chủ tịch của Chiến dịch Brady ngăn chặn bạo lực súng đạn cho biết: “Nếu nhìn vào toàn bộ quá trình, tôi cho rằng quyết định nêu trên sẽ khiến chúng ta dễ bị cuốn vào những cuộc xung đột mà ở đó xuất hiện các loại vũ khí do Mỹ sản xuất và được các tổ chức khác mua lại”.

Theo bà Kris Brown, Hiệp ước ATT được tạo ra để cấm bán vũ khí cho những tổ chức nước ngoài nguy hiểm hoặc những đối tượng vi phạm nhân quyền. Đó là lý do thỏa thuận này được sự ủng hộ của gần 100 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả đồng minh của Mỹ ở Châu Âu. Việc rút khỏi thỏa thuận, về cơ bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bán vũ khí của Mỹ ra nước ngoài và những vũ khí đó không tránh khỏi bị sử dụng trong các cuộc chiến đe dọa ngay chính lợi ích của nước này, buộc Mỹ phải can thiệp.

Nguy cơ tiếp theo là làm gia tăng tình trạng bạo lực, thậm chí khiến dòng người di cư từ Trung Mỹ tới Mỹ xin tị nạn ngày một nhiều hơn. Nhà phân tích Kris Brown đã đưa ra cách lý giải khá đơn giản: Một khi không bị vướng rào cản, các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ dễ bán súng đạn tràn lan mà ít quan tâm đến việc chúng có rơi vào tay những kẻ vi phạm nhân quyền hay không. Những vũ khí này sau đó được sử dụng để reo giắc nỗi sợ hại cho người dân, buộc họ phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Làn sóng người di cư tràn vào Mỹ đã khiến Tổng thống Trump phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và tìm mọi cách xây dựng bức tường biên giới ngăn cách Mỹ-Mexico, với kinh phí dự kiến 5,7 tỷ USD. “Ảnh hưởng có thể thấy ngay trước mắt. Người dân buộc phải đi lánh nạn do tác động của những cuộc xung đột mà ở đó chất đầy các loại vũ khí. Tình trạng khủng hoảng tại nhiều nước láng giềng của Mỹ là ví dụ điển hình. Tất cả các vấn đề đều liên quan chặt chẽ đến nhau”, nhà phân tích Kris Brown nói./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.