Nhìn lại những cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 đi vào lịch sử
08 Tháng Năm 2019 9:20 CH GMT+7
VOV.VN - Lễ duyệt binh đầu tiên kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức không diễn ra vào tháng 5, dù ngày 9/5 hàng năm vẫn được coi là ngày kỷ niệm chiến thắng này.

Mặc dù ngày 9/5 hàng năm được Nga và nhiều nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG) xem là ngày chiến thắng phát xít Đức, nhưng lễ duyệt binh Chiến thắng đầu tiên lại diễn ra vào ngày 24/6/1945.

116 bước mỗi phút, 70cm mỗi bước - những con số dường như đã xuất hiện đều đặn trong các cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hàng thập niên, nhưng vẫn có những cuộc duyệt binh với ấn tượng khó quên kể từ năm 1945.

nhin lai nhung cuoc duyet binh ngay chien thang 9/5 di vao lich su hinh 2

Ảnh: RIA Novosti.

Biểu tượng nhất

Vào ngày 9/5/1965, nhân kỷ niệm 20 năm chiến thắng, theo sáng kiến của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Leonid Brezhnev - một cựu chiến binh, Moscow đã chứng kiến cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng sau 20 năm.

Cuộc duyệt binh năm 1965 là lần đầu tiên có sự xuất hiện của Lá cờ Chiến thắng từng được treo trên tòa nhà Reichstag vào ngày 1 tháng 5 năm 1945. 

Hoành tráng nhất

20 năm sau, vào ngày 9/5/1985, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã chủ trì cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hoành tráng nhất kể từ năm 1945.

Lễ kỷ niệm có tất cả các cựu chiến binh của cuộc diễu binh năm 1945 diễu binh dọc theo Quảng trường Đỏ, các đảng viên, công nhân lao động, cựu chiến binh Ba Lan và Tiệp Khắc, quân đội hiện đại, một số trong trang phục lịch sử và hệ thống vũ khí hiện đại.

Khác thường nhất

Năm 1995, kỷ niệm 50 năm chiến thắng đã được đánh dấu một cách độc đáo. Khoảng 5.000 cựu chiến binh từ khắp Liên Xô cũ đã đi qua Quảng trường Đỏ, lần đầu tiên, họ được chào đón bởi nhiều vị khách nước ngoài - Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Anh John Major, Thủ tướng Canada Jean Chretien, Tổng thư ký LHQ Boutros Boutros-Ghali và những người khác.

Cuộc duyệt binh diễn ra vào thời điểm rất khó khăn trong lịch sử nước Nga, sau khủng hoảng về kinh tế, cuộc chiến ở Chechnya và sự tan rã của liên bang Xô Viết. Tuy nhiên chính từ năm này cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng đã trở thành một truyền thống hàng năm.

Công nghệ cao nhất

Cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2015 được nhớ đến như một trong những cuộc duyệt binh có quy mô lớn nhất (chứng kiến sự tham gia của hơn 16.000 quân nhân), với công nghệ cao nhất.

Lần đầu tiên thế giới được chứng kiến một thế hệ thiết bị quân sự mới của Nga, bao gồm cả Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, xe chiến đấu bộ binh T-15 và Kurganetz-25, xe bọc thép Bumerang, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV, Ural Typhoon MRAP,  và bệ phóng ICBM di động RS-24 Yars. 

"Bản gốc"

Cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng đầu tiên, được tổ chức vào ngày 24/6 năm 1945 (cuộc duyệt binh duy nhất không diễn ra vào ngày 9/5).

Đó là buổi lễ lớn nhất từng được tổ chức lúc bấy giờ với khoảng 40.000 quân nhân và 1.850 thiết bị quân sự. Nguyên soái Liên Xô Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky cưỡi ngựa qua Quảng trường Đỏ. Nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin, binh lính, sĩ quan và chức sắc nước ngoài đã tham dự cuộc duyệt binh./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.