Kỷ niệm “Ngày Chiến thắng” hùng tráng trên toàn Liên bang Nga
09 Tháng Năm 2019 7:29 CH GMT+7
Biên phòng - Ngày 9-5, người dân Nga trên khắp mọi miền đất nước đã đổ về thủ đô Moskva để tham dự Lễ kỷ niệm 74 năm “Ngày chiến thắng” (9/5/1945-9/5/2019). Bên cạnh các hoạt động được tổ chức tại các địa điểm công cộng, sự chú ý đổ dồn về Quảng trường Đỏ nơi diễn ra Lễ duyệt binh quy mô lớn.

Ngay từ sáng sớm hàng nghìn người dân, du khách đã tập trung tại Quảng trường Đỏ để hoà chung trong không khí hào hùng, cùng nhau ôn lại thời khắc chiến thắng lịch sử của người dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và tận mắt chứng kiến Lễ duyệt binh phô diễn sức mạnh quân sự của nước Nga ngày nay. Nhiều người dân thủ đô và các thành phố xa, du khách đều háo hức chờ đợi thời khắc tiếng chuông đồng hồ trên Quảng trường Đỏ vang lên báo hiệu buổi Lễ duyệt binh bắt đầu.

f-putin-a-20190511-870x589

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga, ngày 9-5-2019. Ảnh: EPA

Sau 3 lần diễn tập trên Quảng trường Đỏ, vào lúc 10 giờ sáng 9-5 (tức 14 giờ, theo giờ Hà Nội), lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của hơn 13.000 quân nhân, 132 thiết bị quân sự, 74 máy bay chiến đấu các loại đã diễn ra tại Quảng trường Đỏ. Xe tăng hạng trung T-34 đi đầu khối phương tiện cơ giới. Quân đội Nga cũng phô diễn nhiều khí tài hiện đại nhất trong biên chế như: xe tăng chủ lực Armata T-14, xe thiết giáp yểm trợ tăng BMPT-72, xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 và BMP-3 cải tiến, xe kháng mìn Taifun và xe đa dụng Tigr-M trang bị nhiều hệ thống vũ khí hiện đại.

Màn duyệt binh trên không bắt đầu với màn bay qua Quảng trường Đỏ của phi đội trực thăng vận tải Mi-26 và Mi-8, trực thăng chiến đấu Mi-24, Mi-28N và Ka-52. Tiếp sau đó là 12 biên đội đại diện cho các đơn vị không quân Nga với oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 và Tu-95MS, tiêm kích đa năng Su-30SM và Su-35S, cùng nhiều chiến đấu cơ hiện đại. Con số 74 máy bay đại diện cho lễ kỷ niệm 74 năm ngày đánh bại phát xít Đức.

Trong buổi lễ duyệt binh, Tổng thống Vladimir Putin có bài phát biểu chào mừng gửi đến người dân Nga nhân kỷ niệm 74 năm chiến thắng phát-xít Đức. Theo Sputnik, ngày 9-5-1945, đại diện phát-xít Đức đã phải ký biên bản đầu hàng vô điều kiện Hồng quân Liên Xô. Sau đó, Liên Xô tiếp tục đánh gục đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của phát xít Nhật, buộc Nhật phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức kết thúc. Chiến thắng này của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới là một trong những thiên anh hùng ca chói lọi nhất đã được ghi vào lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX. 74 năm đã qua, nhân loại vẫn mãi ghi nhớ sự hy sinh to lớn của nhân dân Xô Viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với hơn 27 triệu chiến sỹ Hồng quân và người dân Xô Viết đã ngã xuống trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai..   

Cũng kể từ năm 1946, Liên bang Nga và những nước trong Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG) lấy ngày 9-5 làm ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức. Vào những ngày đầu tháng 5 này, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Nga, đều diễn ra các hoạt động kỷ niệm “Ngày Chiến thắng”. Đây là dịp để nhân loại tự hào về chiến thắng, nhớ tới những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người, tri ân những người đã mang lại nền hòa bình cho thế giới, đồng thời nhắc nhở nhân loại về tội ác của chủ nghĩa phát xít, kêu gọi cảnh giác, loại trừ nguồn gốc làm nảy sinh và dung dưỡng sự phát triển của tư tưởng phát xít trong thế giới hiện nay.

Ngoài thủ đô Moskva, các đơn vị quân đội Nga tại một số thành phố lớn và căn cứ ở nước  ngoài cũng tổ chức duyệt binh mừng ngày lễ với quy mô nhỏ hơn. Cũng trong ngày này, trên cả nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm khác như tổ chức tuần hành mang tên “Trung đoàn bất tử” để tưởng nhớ anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, bắn pháo hoa…

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.