Những thủy thủ tàu kiểm ngư KN-490
26 Tháng Năm 2019 6:34 CH GMT+7
Bên cạnh cái nắng, gió và những chiến sĩ trên đảo, điều làm cho các kiều bào từ 19 quốc gia trên thế giới nhớ nhất về chuyến hải trình vượt biển Đông đến với Trường Sa là những thuỷ thủ tàu KN-490.

Giữa tháng 4, dưới cái nắng như cháy da, rát thịt ở mảnh đất miền Trung, tàu KN-490 (Kiểm Ngư 490) nhổ neo, rời quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) đưa 55 kiều bào từ 19 quốc gia, cùng trên 100 đại biểu trong nước vượt hơn 1.000 hải lý đến với quần đảo Trường Sa.

10 ngày lênh đênh trên biển, ngoài những lúc thăm quân và dân trên các điểm đảo, nhà giàn, phần lớn thời gian còn lại, kiều bào và đại biểu đều sinh hoạt, nghỉ ngơi ngay trên tàu.

Không khí tưởng chừng buồn tẻ nhưng không, mọi người đều vui vẻ và khá ấm áp khi được tổ phục vụ trên tàu chăm sóc rất nhiệt tình. Và khi kết thúc hải trình, điều đọng lại nhiều nhất trong lòng họ, bên cạnh những người lính đảo, là các thuỷ thủ trên tàu KN-490.

4 bữa ăn cho gần 300 người mỗi ngày

Là bộ phận có thời gian làm việc gần như nhiều nhất so với các tổ khác trên tàu, nhóm phục vụ bếp của tàu KN-490 phải lao động suốt ngày đêm để đảm bảo khẩu phần ăn bao gồm 3 bữa chính, 1 bữa phụ mỗi ngày, cho gần 300 thành viên.

Nhung thuy thu tau kiem ngu KN-490 hinh anh 3

Công việc của họ bắt đầu từ 3h30 sáng, khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ giữa biển khơi.

Tổ làm bếp có 18 người, với 3 người đứng bếp, 11 người làm công việc sơ chế nguyên vật liệu, phục vụ bàn, một người phụ trách việc giữ quà tặng của đoàn công tác cho quân dân trên đảo, một người phụ trách tài chính, một quân y và một nhân viên cơ yếu.

Anh Nguyễn Văn Dũng, bếp trưởng, cho hay anh theo nghề nấu ăn trong quân đội gần 20 năm. Việc làm cấp dưỡng trên tàu, giữa sóng lớn, đối với anh là việc rất bình thường. Từng trải qua những hải trình dài ngày, anh cho hay khó khăn lớn nhất là phải đi công tác vào mùa biển động cuối năm.

"Những lúc ấy sóng đánh mạnh lắm, tàu lắc lư liên tục, tôi đi biển quen mà cũng bị say sóng. Nhưng có bị say thế nào đi nữa cũng phải gượng dậy nấu ăn, vì mấy trăm con người trên tàu không thể bỏ bữa được. Khổ nhất là có những lần sóng đánh mạnh quá, đổ hết thức ăn, phải nấu lại từ đầu", anh Dũng kể.

Ở trên tàu, mọi việc đều khó khăn hơn ở đất liền gấp nhiều lần, từ nguyên vật liệu đến quá trình chuẩn bị các món ăn. Với tác phong làm việc chuyên nghiệp và kỷ luật, các thành viên trong tổ bếp luôn luôn đảm bảo các bữa ăn được phục vụ đúng giờ, với đầy đủ các món, từ món mặn, canh, xào, tráng miệng trong từng bữa.

Anh Hoàng Ngọc Dũng, Việt kiều đang làm việc ở Algeria, một trong 55 đại biểu đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa, tỏ lòng khâm phục đội ngũ làm bếp trên tàu vì tính kỷ luật và chuyên nghiệp của họ. Là người từng có thời gian làm phụ bếp trong lúc du học ở Pháp, anh Dũng hiểu sự vất vả của những người làm bếp trên tàu. "Tất cả món ăn rất vừa miệng, thơm ngon và đặc biệt là được phục vụ đúng giờ, không sai một phút", anh Dũng khen ngợi.

Sau khi hoàn tất công việc vào buổi tối, tất cả thành viên đi ngủ từ 22h30, để chuẩn bị cho một ngày dài làm việc, bắt đầu lúc 3h sáng hôm sau.

Người lái tàu

Một đội ngũ khác trên tàu KN-490, với khối lượng công việc vất vả không kém, là tổ lái. Để điều khiển một trong những con tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam, vượt hơn 1.000 hải lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hải trình 10 ngày là công việc không hề đơn giản.

Để đảm bảo cho hải trình được an toàn tuyệt đối, các thành viên trong tổ lái tàu phải chia ca để làm việc, mỗi ca 3 giờ, với 3-4 thành viên, xuyên suốt ngày đêm.

Nhung thuy thu tau kiem ngu KN-490 hinh anh 23

Anh Trần Tống Thanh, thành viên của tổ lái tàu, cho hay một trong những công việc quan trọng là tác nghiệp hải đồ. Nhờ những kiến thức học được trong gần 2 năm ở ngành hàng hải, Thanh xác định chính xác vị trí tàu đang ở đâu giữa mênh mông biển khơi, đánh dấu vào bản đồ và cập nhật từng thời điểm của hải trình cho thuyền trưởng.

Thanh cho biết anh là một người con đất cảng Hải Phòng, anh ước mơ được lái tàu từ lúc nhỏ, dù biết công việc này rất nguy hiểm. Nay Thanh đã làm công việc này gần 2 năm, và vẫn đam mê như những ngày đầu được lên tàu.

Một công việc quan trọng khác mà tổ lái tàu phải thực hiện là đưa các đại biểu vào những đảo trong quần đảo Trường Sa bằng xuồng. Do tàu có kích thước lớn, với độ dài 90 m, trọng lượng 2.400 tấn, tàu KN-490 không thể cập sát điểm đảo có bãi cạn và vùng nước nông bao bọc xung quanh. Vì thế, tàu phải dừng ở ngoài khơi, cách đảo vài hải lý rồi hạ xuồng để đưa người tham quan lên đảo.

Công việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng việc phải đưa hơn 200 con người, với sức chứa mỗi xuồng chỉ 6-8 chỗ, ra vào đảo an toàn tuyệt đối, đòi hỏi những người lái xuồng phải luôn cẩn trọng, tập trung cao độ. Có những lúc thuỷ triều xuống quá thấp, tàu KN-490 phải đậu cách xa đảo gần 10 hải lý. Mỗi một lượt đưa người vào đảo càng thêm dài và khó khăn hơn, lên đến 20-30 phút/lượt.

Một công việc khác mà các thành viên của tổ lái tàu phải thực hiện là đọc thông báo về các hoạt động báo thức, giờ ăn, các chỉ thị đặc biệt từ trưởng đoàn công tác, qua hệ thống loa nội bộ trên tàu. Tất cả được thực hiện chính xác.

"Hết giờ nghỉ, toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu", hiệu lệnh do các thành viên trong tổ lái tàu thông báo mỗi ngày khiến nhiều người nhớ mãi trong hành trình 10 ngày đến với Trường Sa.

Lưu luyến phút chia tay

Anh Derek Phạm, kiều bào đến từ Mỹ, phóng viên của kênh Nửa vòng Trái đất TV, một trong ba đơn vị truyền thông nước ngoài có mặt trên chuyến hải trình, cho biết: "Tôi đặc biệt thích thú với trải nghiệm mỗi ngày đến giờ ăn, ngủ và báo thức đều được chỉ huy tàu thông báo không khác gì lịch sinh hoạt của một người lính. Việc lo 4 bữa ăn trong ngày cho cả đoàn gần 300 con người lênh đênh trên biển trong tổng cộng 10 ngày khiến tôi vô cùng khâm phục những thủy thủ trong bếp của tàu KN-490".

Anh Phùng Mạnh Thư, kiều bào sống ở Nga, chung cảm xúc: "Tôi rất đồng cảm với những công việc mà các thuỷ thủ, phục vụ trên chuyến tàu đã thực hiện. Họ rất chân tình với mọi người trong đoàn công tác và luôn giữ đúng tác phong quân nhân, kỷ luật của quân đội".

Sau 10 ngày cùng lênh đênh trên biển, mọi người dành cho nhau tình cảm rất đặc biệt như những người thân từ lâu.

Rất nhiều lời cảm ơn, cái bắt tay, cái ôm thắm thiết được trao trong ngày kết thúc hải trình, giữa những đại biểu trong đoàn công tác và các thuyền viên trên tàu. Buổi trưa hôm ấy, ai cũng nghẹn ngào, những giọt nước mắt lưu luyến chực trào trên khoé mắt mỗi thành viên trong đoàn.

"Cảm ơn các anh đã luôn xuất sắc hoàn thành mọi nhiệm vụ. Cảm ơn các anh đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc", anh Hoàng Ngọc Dũng, kiều bào Algeria, lưu luyến khi tàu cập quân cảng Cam Ranh, kết thúc chuyến hải trình dài 10 ngày.

Theo news.zing.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.