Vận dụng bài học với Nhật, Mỹ sẽ thắng trong thương chiến với TQ?
Sunday, May 26, 2019 7:12 PM GMT+7
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt chân đến Nhật hôm 25/5 giữa lúc chiến tranh thương mại với Trung Quốc leo thang, ông có thể hồi tưởng về cuộc đối đầu về kinh tế giữa Washington và Tokyo trước đây.

Vào những năm 1980, Nhật từng là "ông lớn". Nền kinh tế của nước này phát triển bùng nổ, giành vị trí lớn thứ hai trên thế giới. Nhiều người ở Mỹ lúc đó lo ngại nguy cơ đất nước của họ sẽ bị soán "ngôi vương".

Nhiều bài báo được đăng tải có nội dung cảnh báo về "quá trình Nhật hóa nước Mỹ" hoặc một "Trân Châu Cảng kinh tế" khi các doanh nghiệp Nhật mạnh tay thâu tóm nhiều công ty và thương hiệu nổi tiếng của Mỹ. Các nhà lập pháp và chuyên gia phân tích cũng khuyến cáo về thâm hụt thương mại gia tăng giữa hai nước, đồng thời phàn nàn về tình trạng các công ty Nhật ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ Mỹ cũng như lợi dụng các thỏa thuận thương mại bất công bằng.

Vận dụng bài học với Nhật, Mỹ sẽ thắng trong thương chiến với TQ?

Năm 1989, ông Trump đã lên tiếng ủng hộ các chính sách chống Nhật về thương mại. Ảnh: CNN

Trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình Morton Downey Jr. Show năm 1989, bản thân ông Trump cũng than phiền việc Nhật "đang hút máu của Mỹ một cách có hệ thống". Nói về cán cân thương mại Mỹ - Nhật, ông Trump cho rằng: "Đây là vấn đề lớn và ngày càng trầm trọng. Họ (Nhật) đang cười vào mũi chúng ta".

Tuy nhiên, đúng lúc ấy, một sự thay đổi đã diễn ra. Về sau, ngoài việc không thể soán ngôi số 1 về kinh tế của Mỹ, Nhật còn bị tụt lại phía sau rất xa.

Chiến tranh thương mại

Theo CNN, sau khi Ronald Reagan lên nắm quyền tổng thống vào năm 1981, Mỹ bắt đâu gây sức ép buộc Nhật phải mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước.

Trong khi Nhật nhất trí thực hiện các giải pháp, kể cả hạn chế số lượng xe hơi xuất khẩu sang Mỹ, nỗi khiếp sợ về sức mạnh thương mại Nhật vẫn tăng lên. Các nhà lập pháp của cả hai bên buộc phải có hành động.

Khi thông qua một dự luật kêu gọi các cuộc trả đũa thương mại cứng rắn nhắm vào Nhật, nghị sĩ Cộng hòa Robert Packwood, người đứng đầu Ủy ban tài chính của Thượng viện Mỹ hứa hẹn sẽ "ăn miếng, trả miếng" để buộc Tokyo phải "hiểu chuyện".

Trong một buổi điều trần của Ủy ban tài chính Thượng viện năm 1985, Thượng nghị sĩ Dân chủ Max Baucus tuyên bố: "Ông Reagan từng dự đoán về một tương lai, trong đó thương mại sẽ lên ngôi vua, đại bàng sẽ cất cánh lên cao và nước Mỹ sẽ trở thành cường quốc thương mại hùng mạnh nhất trên Trái đất. Ồ, thương mại có thể là vua và đại bàng có thể chiếm hữu bầu trời nhưng đó không phải là đại bàng Mỹ. Kết quả thương mại của Mỹ chưa bao giờ tồi tệ như thế này".

Năm đó, 5 nước gồm Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật đã ký Hiệp định Plaza, giảm giá trị đồng USD so với đồng Yên Nhật và đồng Mark Đức. Động thái tạo lợi thế cho Mỹ, dẫn tới việc gia tăng xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với nhiều quốc gia Tây Âu.

Tuy nhiên, Hiệp định Plaza không phải là dấu chấm hết cho các hành động của Mỹ chống Nhật. Năm 1987, Washington đã áp thuế nhập khẩu 100% đối với lượng hàng hóa Nhật trị giá 300 tỉ USD, ngăn chặn chúng thâm nhập vào thị trường Mỹ thành công.

Mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ với Tokyo. Khi đồng Yên bắt đầu tăng giá, các sản phẩm Nhật trở nên ngày càng đắt đỏ và các nước khác bắt đầu quay lưng với cường quốc xuất khẩu một thời. Những nỗ lực của Ngân hàng trung ương Nhật nhằm giữ giá đồng Yên ở mức thấp đã làm khởi phát hiện tượng bong bóng chứng khoán và sự sụp đổ của hiện tượng đó đã góp phần đẩy đất nước mặt trời mọc vào suy thoái cũng như một "thập niên lạc lối".

Trong một báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hai nhà kinh tế Joshua Felman và Daniel Leigh viết, tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Nhật về cơ bản đã ngưng trệ vào nửa đầu năm 1986. Họ kết luận rằng, mặc dù Hiệp định Plaza không trực tiếp gây suy thoái kinh tế Nhật, nhưng nó đã làm khởi phát một chuỗi sự kiện và cùng với các quyết định sai lầm ở Tokyo đã dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các bài học cạnh tranh

Một số bước đột phá đầu tiên của ông Trump vào chính trường Mỹ bao gồm cả việc tỏ thái độ chống Nhật trong những thập niên 1980 và đầu những năm 1990. Trong giai đoạn đó, ông bắt đầu kêu gọi dùng chính sách áp thuế như một vũ khí thương mại.

Mặc dù Tổng thống Trump chưa từng đề cập đến mối quan hệ lịch sử Mỹ - Nhật trong cuộc xung đột hiện thời với Trung Quốc nhưng thành công trong thương chiến với Nhật được cho có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ của ông về cách đối phó với Bắc Kinh. Robert Lighthizer, một trong những cố vấn chủ chốt về thương mại của vị lãnh đạo Nhà Trắng đương nhiệm cũng từng tham gia vào các cuộc thương lượng ở Nhật hồi những năm 1980.

Năm 2011, khi ông Trump tỏ ý muốn chạy đua làm tổng thống, ông Lighthizer đã ca ngợi sự hoài nghi của doanh nhân này đối với "các giáo lý tự do thương mại thuần túy". "Biểu tượng của chủ nghĩa bảo thủ hiện đại, Ronald Reagan, đã áp đặt hạn ngạch đối với thép nhập khẩu, bảo vệ hãng Harley-Davidson khỏi sự cạnh tranh của Nhật, hạn chế nhập khẩu các chất bán dẫn và xe hơi cũng như thực hiện vô số bước tương tự để giữ cho ngành công nghiệp Mỹ phát triển mạnh mẽ ", ông Lighthizer viết.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong khi cả Tổng thống Trump và ông Lighthizer có thể rút ra những bài học tích cực từ cuộc chiến thương mại với Nhật những năm 1980, Bắc Kinh cũng quan tâm chú ý và các lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng không có ý định lặp lại sai lầm của Tokyo.

Các học giả Trung Quốc tố Mỹ đã gièm pha Nhật vì các vấn đề kinh tế trong nước và "quan điểm bảo hộ mạnh mẽ là động lực trực tiếp phía sau Hiệp định Plaza". Chủ đề phổ biến trong cách truyền thông chính thống của Trung Quốc đưa tin về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là, Washington đang tìm cách đổ lỗi cho Bắc Kinh về những vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền ông Trump.

Lịch sử lặp lại

Tất nhiên, năm 2019 không phải là năm 1985 và Trung Quốc không phải là Nhật. Bắc Kinh hiện hùng mạnh cả về kinh tế và chính trị hơn nhiều so với Tokyo hồi những năm 1980, khi Nhật còn phụ thuộc vào Mỹ về an ninh quốc gia và ít sẵn sàng mạo hiểm chọc giận Washington hơn.

"Nhật từng là mục tiêu dễ chiến đối với Mỹ. Sau Thế chiến hai, Nhật phụ thuộc vào Mỹ cả về chính trị và kinh tế, dẫn đến việc giới hạn sức mạnh mặc cả trong đối đầu với Mỹ. Trung Quốc hiện ở vị thế tốt hơn khi kháng cự sức ép từ Mỹ", hai chuyên gia phân tích Alicia Garcia-Herrero và Kohei Iwahara giải thích.

Rủi ro trong trường hợp này không phải là hai bên không học hỏi gì từ lịch sử, mà là họ có thể rút ra nhầm bài học. Tổng thống Trump và cố vấn Lighthizer có thể tin, một chính sách hung hăng tương tự như từng áp dụng trong thương chiến với Tokyo sẽ khiến Bắc Kinh phải xuống thang trước những đòi hỏi của họ. Các nhà đàm phán Trung Quốc cũng đã biết điều gì xảy ra nếu dồn ép ông Trump, thể hiện qua việc đổ vỡ các cuộc đàm phán thương mại song phương trong tháng 5 này, sau khi Bắc Kinh tìm mọi cách thay đổi thỏa thuận vào phút chót.

Sự thất bại của các cuộc thương lượng đó đã dẫn tới việc gia tăng căng thẳng tức thì và cả hai bên thi nhau áp thuế nhập khẩu mới đánh vào hàng hóa của đối phương. Điều này có thể bắt nguồn từ những thay đổi muộn màng của Bắc Kinh, nhưng cũng còn do việc Washington không sẵn sàng đàm phán.

Trong khi đó, cách hiểu của Trung Quốc về những gì đã diễn ra trong thập niên 1980 cũng có thể khiến nước này phạm phải các sai lầm.

Hôm 23/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố "bất kỳ thỏa thuận đôi bên cùng có lợi nào đều phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và các kết quả hai bên cùng có lợi". Song, nhiều nhà quan sát lưu lý, những gì Bắc Kinh coi là "đôi bên cùng có lợi" thường mang nghĩa chiến thắng về phía họ. Và mong muốn tránh lặp lại các sai lầm của Nhật có thể dẫn đến việc Trung Quốc từ chối chấp nhận các mất mát nhỏ, vốn rốt cuộc có thể dẫn tới một thỏa thuận toàn cục tốt hơn.

Nhật hiện đang chào mừng sự khởi đầu của triều đại Lệnh Hòa dưới sự cai trị của một vị vua mới, thời điểm để dẹp bỏ quá khứ và bắt đầu lại. Theo một số nhà phân tích, các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc tốt hơn nên học hỏi từ bài học đó, thay vì những gì từng đã xảy ra trong những năm 1980./.

Theo vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.