Không phải đất hiếm, Trung Quốc có “vũ khí tối cao” trong thương chiến với Mỹ
Thursday, May 30, 2019 6:54 PM GMT+7
Dưới áp lực của dư luận xã hội trong nước, Bắc Kinh ắt phải hành động mạnh tay hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt thuế lên hàng hóa của nhau, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc cũng không tránh khỏi việc phải tham gia vào cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Chiến tranh nhân dân"

Tại Trung Quốc đã xuất hiện những thông tin yêu cầu các nhân viên không mua ô tô Mỹ và điện thoại iPhone, không ăn uống tại cửa hàng ăn nhanh McDonald's và từ bỏ các thương hiệu Mỹ.

Trên các mạng xã hội cũng vậy, người ta hô hào tẩy chay hàng hóa từ Mỹ. Tuyên truyền chống Mỹ ở Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm với giọt nước cuối cùng làm tràn ly là sắc lệnh do Tổng thống Donald Trump ban hành nhằm cấm các công ty Mỹ hợp tác với Huawei. Hậu quả là tất cả các hãng công nghệ hàng đầu của Mỹ, bao gồm Google, Microsoft, Intel, ARM, Qualcomm, Broadcom…, đều từ chối cung cấp phần mềm, công nghệ và thiết bị cho “người khổng lồ” viễn thông của Trung Quốc.

Cách đây vài tuần, tờ Global Times của Trung Quốc đăng bài xã luận kêu gọi tiến tới “cuộc chiến tranh nhân dân” với Mỹ. Trên các mạng xã hội, người ta kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Mỹ và hô hào mua điện thoại thông minh Huawei. Thậm chí, một chiến dịch chống lại tất cả các ứng dụng của Apple cũng đã xuất hiện tại Trung Quốc.

“Tôi cũng sẽ mua một chiếc điện thoại Huawei và bỏ kế hoạch mua Apple Watch. Trung Quốc cũng có những sản phẩm tốt không kém. Người Mỹ đang chế nhạo ta" - một người dùng đã viết trên dịch vụ blog Weibo của Trung Quốc, một mạng xã hội tương tự như Twitter.

Tờ Global Times số ra tuần trước đã dành hẳn “đất” cho nhân viên Huawei phát biểu quan điểm để phô trương sự quy tụ và tự tin. "Sau khi báo chí đưa tin rằng, ‘nước A’ đang thi hành biện pháp chống lại công ty chúng tôi, tôi vẫn bình tĩnh đi làm, bình tĩnh thực hiện mọi nhiệm vụ, bình tĩnh tham dự tất cả các cuộc họp” - một nữ nhân viên nhấn mạnh.

Trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia cuộc chiến tranh nhân dân chống lại hàng hóa Mỹ. Nhà phát triển sản phẩm Internet Mengpai Technology đề xuất trợ giá 15% cho các nhân viên và nhà thầu nào mua điện thoại Huawei, đồng thời cũng đưa ra quy định phạt bất cứ nhân viên nào sắm iPhone với khoản tiền phạt tương đương giá trị chiếc điện thoại đó. Ngoài ra, công ty này cũng đề nghị không mua thiết bị văn phòng và xe hơi thương hiệu Mỹ.

Tấm gương về ”chủ nghĩa ái quốc” của Mengpai Technology đã được báo chí quảng bá và nhiều người đã noi theo. Nhà sản xuất linh kiện điện tử Shenzhen Huiyisheng thậm chí còn đi xa hơn khi trả cho những nhân viên dùng điện thoại Huawei khoản thưởng 500 nhân dân tệ (khoảng 72 USD), kèm theo yêu cầu từ chối iPhone, nếu không sẽ bị sa thải.

Trong khi đó, trạm kiểm tra ô tô Jinggang thông báo cho toàn thể nhân viên rằng, từ giờ trở đi, họ sẽ không được mua hàng hóa Mỹ. Họ không được sử dụng iPhone hay di chuyển trên những chiếc xe ô tô Mỹ, không dùng bữa tại các cửa hàng ăn nhanh, cũng như không mua các mặt hàng tiêu dùng do Mỹ sản xuất, cụ thể là mỹ phẩm và tã lót.

“Thay vì iPhone là các thương hiệu điện thoại di động nội địa, chẳng hạn như Huawei. Chúng tôi không cho phép các xí nghiệp liên doanh Mỹ - Trung chế tạo ô tô mà chỉ sử dụng những chiếc xe 100% sản xuất tại Trung Quốc. Chúng tôi cấm đồ ăn nhanh McDonald's hoặc KFC, cũng như hàng hóa của Procter&Gamble, Amway và bất kỳ thương hiệu Mỹ nào khác. Đồng thời, không ai được đến Mỹ với tư cách du khách” - tờ Epoch Times dẫn thông báo của công ty Jinggang dành cho các nhân viên.

Theo giải thích của ban lãnh đạo công ty Jinggang, việc này được thi hành để giúp đất nước chiến thắng trong cuộc chiến cam go, còn những ai liều lĩnh vi phạm lệnh cấm sẽ đối mặt với quyết định sa thải.

Phòng Thương mại Thượng Hải cũng hứa hẹn trao thưởng cho nhân viên mua điện thoại Huawei, song cũng áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với những ai sử dụng các thiết bị của Apple. Bài ca tuyên truyền "Cuộc chiến thương mại" - do cựu quan chức Zhao Liangtian sáng tác, đang được phổ biến nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Bắc Kinh ắt phải mạnh tay

Theo các nhà phân tích, cơn cuồng nhiệt ái quốc trào dâng đang thu hẹp đáng kể không gian hành động của Chính phủ Trung Quốc, kể cả khả năng nhân nhượng thỏa hiệp với Washington. Dưới áp lực của dư luận xã hội trong nước, Bắc Kinh ắt phải hành động mạnh tay hơn.

Và quá trình này đã được khởi động. Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 27/5 sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu phenol - một trong những sản phẩm hóa học quan trọng nhất cần có trong ngành tinh chế, dược lý, hóa chất, dệt may và các ngành công nghiệp khác.

Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo khoản thuế này sẽ đánh vào các sản phẩm của Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản, nhưng với mỗi nhà cung cấp sẽ có mức thuế riêng - từ 11,9% (có thể chấp nhận được) đến 129,6% (là cấm ngặt). Rõ ràng Bắc Kinh sẽ dành mức thuế cao nhất cho người Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn ban hành giấy phép xuất khẩu kim loại đất hiếm - loại nguyên liệu quan trọng sử dụng trong các thiết bị điện tử. Các nhà sản xuất ở Mỹ hiện phụ thuộc vào 80% nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc. Bởi vậy, người ta cho rằng, việc chấm dứt nguồn cung đất hiếm có thể khiến nhiều cơ sở ở Mỹ phải ngừng sản xuất./.

Theo Sputnik

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.