Điểm yếu cực lớn của tàu sân bay Trung Quốc sẽ tuần tra biển Đông
05 Tháng Sáu 2019 11:30 CH GMT+7
TPO - Có thể đã xuất hiện những vấn đề lớn, cản trở khả năng chiến đấu của tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, được biết tới là tàu “Type 001A”, hiện đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm cuối cùng trước khi được đưa vào phục vụ trong năm nay, với nhiệm vụ tuần tra ở biển Đông.

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc dựa trên thiết kế của tàu Liêu Ninh, một con tàu lớp Kuznetsov do Liên Xô chế tạo, sử dụng cùng loại động lực và hệ thống điện như tàu tiền bối.

Như với tàu Liêu Ninh và các tàu lớp Kuznetsov khác, tàu sân bay mới của Trung Quốc cần 13.000 tấn nhiên liệu (dầu diesel máy thủy) cho hoạt động của nó, kèm theo là nhiên liệu cho 6-8 tàu khu trục tên lửa và hộ tống hạm đi kèm để hình thành một nhóm tàu tác chiến.

Điểm yếu cực lớn của tàu sân bay Trung Quốc sẽ tuần tra biển Đông - ảnh 1

Tàu Hô Luân Hồ

Việc bổ sung nhiên liệu cho tàu sân bay cần được thực hiện mỗi khi 1/3 số nhiên liệu mang theo được tiêu thụ, như đã từng diễn ra trong việc sắp xếp vận hành của hậu cần quân đội Trung Quốc trong dịp triển khai nhiệm vụ chống cướp biển trên vịnh Aden, khi tàu hộ tống các tàu thương mại Trung Quốc, theo tạp chí quốc phòng Kanwa.

Tàu sân bay Type 00A sẽ tiêu thụ 1.100 tấn nhiên liệu mỗi ngày khi đi với tốc độ 37km/h, và 1.500 tấn nếu hoạt động trong tình trạng chiến đấu. Phi đội J-15 trên tàu sân bay cũng cần được cung cấp nhiên liệu và dầu bôi trơn.

Khi tàu sân bay mới ở ngoài khơi, tàu tiếp dầu, đạn dược và nhu yếu phẩm Type 903 trọng tải 23.000 tấn là nguồn cung nhiên liệu, thực phẩm và các loại hàng hóa khác. Tuy nhiên với năng lực cung cấp của tàu, hải quân Trung Quốc sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu tiếp liệu, tiếp phẩm cho toàn bộ nhóm tàu sân bay hơn hai lần.

Các nhà quan sát nói giống như tàu Liêu Ninh, tàu nhóm Type 001A chỉ có thể tồn tại ngoài biển trong 6 ngày giữa các lần tiếp liệu, thời gian chỉ bằng một phần nhỏ nếu so với nhóm tàu sân bay của Mỹ, vốn không cần tiếp nhiên liệu trong nhiều năm vì chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Để khắc phục điểm yếu rất lớn này trước khi Trung Quốc có thể hạ thủy tàu sân bay năng lượng hạt nhân đầu tiên trong tương lai xa, xưởng đóng tàu Quảng Châu thuộc tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc đang tăng tốc độ đóng tàu Type 901 trọng tải 50.000 tấn. Đây là tàu hỗ trợ tấn công nhanh, với hai con tàu cùng lớp đã được đưa vào phục vụ.

Trung Quốc xây bến cho tàu sân bay ở đá Chữ Thập

Một chi tiết khác cũng được tiết lộ về tàu sân bay Type 001A là nó chủ yếu được giao nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra ở biển Đông từ cảng nhà của nó ở Ngọc Lâm, Tam Á, thuộc đảo Hải Nam, nơi bến riêng cho hai tàu sân bay đã gần hoàn tất.

Một bến cho tàu sân bay khác cũng đang được hình thành ngay ở trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng và cải tạo trái phép.

Theo Asia Times, việc Trung Quốc quân sự hóa khu vực này là nhằm mục tiêu tạo ra một “Vạn lý trường thành” bằng cát, với các căn cứ hậu cần cho tàu chiến của họ, trong lúc quân đội Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh hoạt động tuần tra và củng cố việc đòi chủ quyền, cho dù đó là đòi hỏi phi lý.

Sẽ mất hơn một ngày để tàu Type 001A đi từ Tam Á đến đá Chữ Thập khi chạy với tốc độ 37km/h.

Căn cứ quân sự ngoài Trung Quốc đầu tiên của Bắc Kinh đặt ở Djibouti, và một cảng dân sự ở Sri Lanka do quân đội Trung Quốc thuê lại, sẽ có vai trò quan trọng trong việc tiếp liệu cho các tàu sân bay của Trung Quốc./.

Theo tienphong.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.