Những nước sẽ bị cuốn vào vòng xoáy nếu xảy ra chiến tranh Mỹ-Iran
Wednesday, July 03, 2019 11:51 PM GMT+7
VOV.VN - Một cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran sẽ không chỉ xảy ra trên đất Iran, mà nhiều nước khác cũng bị cuốn theo như Iraq, Syria, Israel, Saudi Arabia, Yemen.

Cư dân đảo Síp đã rất bất ngờ khi rạng sáng ngày 1/7, một vật thể bay chưa xác định được rơi xuống phía Bắc hòn đảo. Đã có nhiều đồn đoán rằng đây có thể là một quả tên lửa do hệ thống S-200 của Syria phóng để đánh chặn máy bay của Israel. Một số chuyên gia khác cho rằng, đó có thể là mảnh vỡ chiếc máy bay bị bắn hạ của Israel trong lúc không kích Syria đêm 30/6.

nhung nuoc se bi cuon vao vong xoay neu xay ra chien tranh my-iran hinh 1

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) trong một cuộc diễu binh ở Tehran năm 2011. Ảnh: Reuters

Có một điều đáng chú ý, là Israel đã tiến hành “hàng nghìn” cuộc tấn công trong lãnh thổ Syria suốt 7 năm qua với lý do nhắm vào các căn cứ Iran và các kho vũ khí mà Iran chuyển cho Hezbollah – một nhóm vũ trang của Lebanon. Iran đã dọa đáp trả, nhưng còn một thách thức khác lớn hơn nhiều đối với Tehran, đó là Mỹ.

Nhìn vào bản đồ khu vực với những sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây, có thể thấy một cánh cung xung đột sôi sục chạy từ khu vực đảo Síp tới Vịnh Oman – nơi chiếc máy bay do thám Global Hawk của Mỹ bị bắn rơi, cho tới Abha ở Saudi Arabia – nơi trở thành mục tiêu của các máy bay do thám do Houthi triển khai. Một vùng tiền tuyến trải dài gần 5.000km cùng các điểm nóng tiềm tàng giữa một bên là Mỹ cùng các đồng minh còn một bên là Iran cùng đồng minh và các bên ủy nhiệm.

Nhìn xuyên suốt bản đồ phức tạp về các cuộc xung đột hiện nay, có thể thấy chúng đều có mối liên hệ móc xích với nhau và đều phần nào liên quan tới Mỹ và Iran. Điều này là bằng chứng rõ nhất cho thấy, nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang thành chiến tranh, nhiều nước sẽ bị cuốn vào cuộc chiến, và nhiều khu vực trọng yếu sẽ trở thành chiến địa.

Israel

Iran đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở các nước lân cận như Iraq, Syria, hỗ trợ Hezbollah ở Labanon và Houthi ở Yemen. Đối với Hezbollah điều đó không chỉ là các gói hỗ trợ tài chính mà còn cả kho rocket dẫn đường chính xác cao. Hezbollah từng tuyên bố, Israel nằm trong tầm bắn của các tên lửa này.

Những ngày cuối năm 2018, Israel đã triển khai chiến dịch dọc biên giới phía Bắc để san phẳng các đường hầm của Hezbollah. Đây là lời cảnh báo tới Lebanon rằng Israel biết Hezbollah phụ thuộc vào điều gì.

Iran đã ám chỉ rằng, một cuộc xung đột với Mỹ có thể sẽ dẫn đến các cuộc tấn công nhằm vào Israel. Mojtaba Zolnour, chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Iran đã nói rằng Israel có thể bị hủy diệt nếu xảy ra chiến tranh giữa Iran và Mỹ.

Điều đó có thể là nói về một cuộc chiến Hezbollah-Israel, nhưng nó cũng có thể mở ra một mặt trận ở Gaza với việc Iran ủng hộ Hamas - phong trào nắm quyền kiểm soát dải Gaza từ năm 2006 và nhóm Hồi giáo Jihad. Cả 2 đều có xung đột với Israel.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel ngày 2/7 đã tuyên bố, nước này đang chuẩn bị sức mạnh quân sự cho khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran.

Syria

Iran được cho là đã thiết lập các căn cứ và cơ sở hạ tầng ở Syria. Rất nhiều lần Israel tiến hành không kích Syria, từ Damacus tới các tỉnh cách xa hàng trăm km về phía Bắc như Latakia và Homs. Israel cho rằng các căn cứ và sự hiện diện của Iran ở Syria là nhằm tạo “con đường dẫn ra biển [Địa Trung Hải]” hay “hành lang ảnh hưởng” qua Syria tới Lebanon.

Tháng 2/2018, một máy bay do thám của Iran đã đi vào không phận Israel gần Beit Shean. Chiếc máy bay này đã bị bắn hạ và dẫn đến việc Israel tấn công căn cứ không quân T-4, được cho là nơi chiếc máy bay Iran xuất phát.

Một cuộc xung đột giữa Iran và Israel như vậy đặt Phòng không Syria vào thế khó xử. Nếu không bảo vệ đồng minh Iran thì chẳng khác gì trao cho Israel “giấy phép” làm những gì mình muốn.

Còn đối với Mỹ, cánh cung đối đầu với Iran sẽ trải từ khu vực sông Euphrates của Syria, nơi các lực lượng Mỹ đang đồn trú.

Iraq

Hồi tháng 2/2019, Tổng thống Mỹ nói rằng khoảng 5.000 binh sỹ sẽ tiếp tục ở lại Iraq để “giám sát” chặt chẽ Iran. Dù ở thời điểm đó ông Trump tuyên bố ông sẽ không sử dụng Iraq như một bàn đạp để tấn công Iran,  nhưng tất cả các tài sản của Mỹ trong khu vực có thể sẽ bị kéo vào một cuộc đối đầu nếu xung đột quy mô lớn nổ ra.

Ngày 19/5, một quả rocket “đáp” xuống gần Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, và Mỹ đổ lỗi cho các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở Iraq tiến hành. Chưa đầy 1 tháng sau đó, ngày 17/6, ba quả rocket đã bắn trúng một căn cứ quân sự là nơi lưu trú của quân đội Mỹ ở phía Bắc Baghdad. Vụ việc này xảy ra ở thời điểm giữa vụ tấn công 2 tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6 và vụ bắn rơi máy bay Global Hawk hôm 20/6. Nó cho thấy, Iraq sẽ bị cuốn vào vòng xoáy nếu xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Iran.

Vịnh Oman, Vịnh Ba Tư trở thành chiến địa

Từ Iraq, cánh cung xung đột giữa Mỹ và Iran tràn ra Vịnh Oman, nơi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu trong tháng 5 và tháng 6. Mỹ đổ lỗi cho Iran về tất cả các cuộc tấn công này.

Dù cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Iran để trả đũa vụ bắn rơi máy bay do thám giữa tháng 6 đã được hủy vào phút chót, nhưng các máy bay F-22 đã được gửi tới vùng Vịnh cuối tháng 6, tăng cường sức mạnh cho phi đội B-52 cùng lực lượng không quân và hải quân Mỹ trong khu vực.

Bên kia Vịnh Oman, là Yemen, nơi có nhóm Houthi được Iran hậu thuẫn đang chống lại liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu từ 2015. Kể từ sau các sự kiện hồi tháng 5, Houthi đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình nhằm vào Saudi Arabia.  

Iran coi vai trò của mình ở Yemen, Iraq, Syria hay Lebanon cũng như cuộc đối đầu giữa nước này với Mỹ là một chính sách có móc nối với nhau. Trong khi đó, Mỹ cũng hiểu rằng, các chính sách của mình với Iran đều có sự phân nhánh ở Syria, Lebanon, Iraq và các nước khác trong khu vực.

Dù một cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran vẫn chưa nổ ra, thì cũng đã có các cuộc xung đột diễn ra giữa các bên đồng minh hay ủy nhiệm của 2 bên. Nó bao gồm nỗ lực của Israel nhằm ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Iran tại Syria, cũng như cuộc xung đột giữa Houthi và liên minh do Saudi dẫn đầu. Những mối liên hệ móc xích chằng chịt này đồng nghĩa với việc, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran sẽ là “cơn ác mộng” của Trung Đông./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.