Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
16 Tháng Tám 2019 12:56 SA GMT+7
Giới quan sát phân tích khả năng các nước có quyền chủ quyền trên Biển Đông gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines đang tham gia chạy đua vũ trang để đối phó với Trung Quốc.

Kể từ khi vấn đề Biển Đông lại nóng lên vào khoảng năm 2008, nhiều chuyên gia, nhà báo và giới quan sát đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia ven biển, như một xu hướng hay một mối đe dọa đáng báo động, theo một bài báo do AMTI mới cập nhật từ phiên bản đăng đầu tiên năm 2017.

Cán bộ Hải quân VN và Hoa Kỳ trong một khóa đào tạo về cứu hộ cứu nạn trên biển năm 2012

Cán bộ Hải quân VN và Hoa Kỳ trong một khóa đào tạo về cứu hộ cứu nạn trên biển năm 2012.

Một tường thuật trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ nhận định: "Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, một cuộc chạy đua vũ trang đã hình thành giữa các quốc gia khác trong khu vực cũng có các yêu sách về chủ quyền."

Một bài xã luận trên The National Interest viết: "Khi căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này đặt ra mối đe dọa đáng kể cho an ninh khu vực."

Bài viết trên blog của Lawfare có tiêu đề: "Cuộc chiến tranh trên biển: Cuộc chạy đua vũ trang ở Biển Đông leo thang."

Một bài khác trên CNBC có tiêu đề: "Chi tiêu quốc phòng của Châu Á: Cuộc chạy đua vũ trang mới ở Biển Đông."

Ngoài các thông tin nêu trên do TS Vũ Hồng Lâm (Alex Vuving) tổng hợp, còn có các thông tin gần đây hơn về một cuộc 'chạy đua vũ trang' trên Biển Đông.

Hải quân Việt Nam tập trận chung với hải quân Nhật Bản năm 2017

Hải quân Việt Nam tập trận chung với hải quân Nhật Bản năm 2017.

Một bài báo trên Financial Times năm 2018 bày tỏ lo ngại rằng các nước Đông Nam Á đang thua trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc trên Biển Đông.

Trước đó, tờ Forbes, trong bài viết "Cuộc chạy đua vũ trang trên Biển Đông" năm 2017 viết: "Mặc dù Việt Nam chi tiêu tương đối ít hơn cho quốc phòng so với các quốc gia khác trong khu vực, khoản này vẫn chiếm 8% GDP của Việt Nam và đang tăng lên. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam đã tăng chi phí quốc phòng hơn 400% kể từ năm 2005."

Nhưng theo TS Vũ Hồng Lâm, nếu phân tích kỹ hơn thực tế và xu hướng hiện nay thì lại thấy không hẳn như vậy.

Nếu một cuộc chạy đua vũ trang là một nỗ lực để đạt vị thế ngang bằng hoặc vượt qua đối thủ, Malaysia, Philippines và Việt Nam không thể bắt kịp Trung Quốc. Cả ba nước Đông Nam Á có yêu sách về quyền chủ quyền trên Biển Đông này không có ý định đạt được sự ngang bằng hoặc ưu thế về quân sự, Tiến sỹ Vũ Hồng Lâm viết trên AMTI.

Thay vào đó, tham vọng dài hạn của các nước này là đạt được sự 'răn đe tối thiểu'. Họ muốn xây dựng năng lực quân đội ở mức vừa đủ để khiến những kẻ xâm lược tiềm năng phải suy nghĩ kỹ trước khi tấn công họ. Và mục tiêu răn đe tối thiểu này rõ ràng là một mục tiêu dài hạn, vì cả ba nước đều phải đi một chặng đường dài trước khi đạt được nó.

TS Vũ Hồng Lâm gọi những điều này là một 'cuộc đua tối giản' (minimalist competition), chứ không phải là một cuộc chạy đua vũ trang.

Để khẳng định điều này, TS Vũ Hồng Lâm đề nghị nhìn vào số liệu về tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chi cho quốc phòng của ba nước Malaysia, Việt Nam và Philippines.

Ước tính của SIPRI cho thấy trong 15 năm qua, không có nước nào trong số các quốc gia chính đang cạnh tranh trên Biển Đông tăng đáng kể tỷ lệ GDP cho quân sự. Ngoài ra, không có quốc gia nào trong số này chi hơn 2,5% GDP cho quân đội (một ngoại lệ là Malaysia năm 2003, với 2,6%).

Trung Quốc duy trì ổn định chi tiêu quân sự ở mức 1,9% GDP trong phần lớn thập kỷ 2007-2016, và chi nhiều hơn một chút, khoảng 2 và 2,1% GDP, trong bốn năm 2003-2006, khi căng thẳng ở Biển Đông không quá nóng.

Cả Malaysia và Philippines giảm tỷ lệ GDP cho quân sự trong 15 năm qua. Malaysia giảm nhiều nhất, từ 2,6% năm 2003 xuống còn 1,4% năm 2016. Philippines giảm từ 1,6% năm 2003 xuống còn 1,3% năm 2016. Việt Nam là ngoại lệ, tăng nhẹ từ 2,1% năm 2003 lên 2,4% năm 2016. Nhưng trong thập kỷ 2007-2016 Việt Nam gần như không tăng tỷ lệ GDP cho quân sự.

Một cách khác để xem có đúng là đang có 'cuộc đua vũ trang' hay không là nhìn vào tăng trưởng thực sự trong chi tiêu quân sự của các quốc gia này, theo TS Vũ Hồng Lâm.

Nếu lấy năm 2007 làm mốc cho căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 2,2 lần trong khoảng 2007-2016. Trong cùng thời gian đó, Việt Nam tăng 1,8 lần và của Philippines 1,4 lần, trong khi Malaysia gần như không thay đổi. Những con số này hầu như không cho thấy một cuộc chạy đua vũ trang.

Hơn nữa, một cuộc chạy đua vũ trang thường liên quan đến phát triển vũ khí chiến lược. Không có bằng chứng rằng Malaysia, Philippines hay Việt Nam mua vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo.

Việt Nam, ví dụ, đang đầu tư vào hệ thống phòng thủ bờ biển, phòng không và tên lửa chống hạm, nhưng không phải là tên lửa có thể phóng tới các thành phố lớn của Trung Quốc. Các tên lửa đáng gờm nhất hiện nay của Việt Nam là P-800 Yakhont với tầm bắn tối đa 186 dặm (trong khi khoảng cách từ biên giới Trung-Việt đến Quảng Châu, thành phố lớn gần nhất của Trung Quốc, là khoảng 350 dặm).

Năng lực không chiến và tác chiến không gian mạng của Việt Nam, Malaysia và Philippines đều không nổi trội, và có rất ít bằng chứng về nỗ lực phát triển vũ khí chiến lược của họ trong các lĩnh vực này.

Cũng theo TS Vũ Hồng Lâm, chỉ bằng tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam, Philippines và Malaysia thì mới có thể cải thiện cán cân quyền lực hiện đang nghiêng về Trung Quốc và ngăn chặn bất cứ quốc gia nào thống trị Biển Đông.

Theo BBC

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.