Nga tin phương Tây đã hết thời
06 Tháng Chín 2019 12:09 SA GMT+7
Khi tìm cách để hiểu nước Nga, châu Âu và Mỹ đã nhanh chóng trở nên mỏi mệt và hiểu nhầm nước Nga một cách vô vọng.

Nga thể hiện vị thế mới

Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 5 ở Vladivostosk, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9 cho biết, ông không chống lại việc khôi phục định dạng G8, song cho rằng kỷ nguyên của phương Tây sắp chấm dứt.

Tại EEF, khi người dẫn chương trình, nhà báo Sergey Brilev, hỏi rằng liệu ông có tới hội nghị thượng đỉnh tiếp theo (của G8) nếu nhận được lời mời như vậy, nhà lãnh đạo Nga hỏi lại: "Đi đâu?".

Người dẫn chương trình Brilev nói rõ rằng hội nghị thượng đỉnh G7 tiếp theo sẽ diễn ra tại Mỹ, ông Putin đáp lại: "Vào một thời điểm nào đó, hội nghị G8 tiếp theo sẽ được tổ chức tại Nga. Chúng tôi cởi mở, nếu các đối tác của chúng tôi muốn đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ rất vui".

Nga tin phuong Tay da het thoi

Tổng thống Nga V. Putin (phải) và Thủ tướng Ấn Độ N. Modi tại Vladivostok hôm 4/9

Tổng thống Putin lưu ý rằng, bất kỳ định dạng quan hệ giữa các quốc gia nào đều có lợi, ngay cả khi cuộc đối thoại diễn ra gay gắt. Đồng thời, nguyên thủ quốc gia Nga cũng cho rằng vai trò lãnh đạo của phương Tây sẽ chấm dứt. Ông nói: "Tôi không thể tưởng tượng ra một tổ chức quốc tế mà không có Ấn Độ và Trung Quốc".

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người tham dự EEF, nói rằng ông đã nêu vấn đề đưa Nga trở lại G8 tại hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra ở Pháp. Tại hội nghị này, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đề nghị khôi phục G8 với sự tham gia của Nga. Ngay sau đó Điện Kremlin nói rằng việc quay lại G8 không phải là mục tiêu của Moscow.

Trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể EEF-2019, ông Putin đã đề cập tới mối quan hệ của Nga với một loạt các nước châu Á mà không hề nhắc tới phương Tây. Theo ông, mối quan hệ giữa Nga với Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Nhật Bản và một số quốc gia khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng và đối thoại trung thực.

Ông Putin nhấn mạnh: "Chúng tôi tự hào rằng ngày nay Viễn Đông đã trở thành biểu tượng cởi mở của cả nước, đổi mới và quyết tâm xóa bỏ mọi rào cản cho kinh doanh và đơn giản để con người giao tiếp với nhau. Tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng kết quả này khó có thể đạt được nếu không có sự củng cố bầu không khí tin cậy, hợp tác mang tính xây dựng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung".

Chia sẻ tầm nhìn phát triển, nhà lãnh đạo Nga cho rằng vùng Viễn Đông của Nga cần phải trở thành một trong những trung tâm công nghệ cao toàn cầu. Ông Putin lạc quan rằng mục tiêu trên hoàn toàn khả thi vì vùng Viễn Đông có sức mạnh, lợi thế cạnh tranh đáng kể về nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng và tài nguyên.

Cũng trong bài phát biểu này, ông Putin cho biết thêm Nga sẽ sản xuất các tên lửa đã bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có từ thời Chiến tranh Lạnh vốn đã kết thúc hồi tháng trước, song khẳng định rằng Moskva sẽ không triển khai loại vũ khí này nếu Mỹ không thực hiện trước.

Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ 5 với chủ đề “Viễn Đông - Những chân trời phát triển” khai mạc ngày 4/9 tại Vladivostok. EEF-2019 thu hút sự tham dự của khoảng 8.000 đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Phương Tây không thể hiểu Nga

Đánh giá về quan hệ giữa Nga với phương Tây, mạng tin euronews hồi tháng 5 vừa qua dẫn đánh giá của chuyên gia Georgi Asatryan thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga cho rằng phương Tây vẫn đang hiểu lầm nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin.

Theo ông, thế giới đang sống trong kỷ nguyên của những thay đổi toàn cầu và sự chia tách trong quan hệ giữa Nga và phương Tây là điều bất ngờ thú vị nhất khi hai bên đang đối đầu địa chính trị.

Moscow đã thắng tại Syria và đang củng cố vị trí ở Afghanistan và Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đang bị "cuốn" sang Nga. Nước này mua hệ thống S-400 của Nga. Ai Cập - quốc gia lớn nhất trong thế giới Arab - cũng đang tăng cường quan hệ quân sự với Nga.

Nga tin phuong Tay da het thoi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T. Erdogan (phải) thăm quan triển lãm hàng không MAKS và trực tiếp xem mẫu máy bay Su-57.

Ở châu Âu, sự bất mãn đối với chính sách trừng phạt chống Nga cũng đang tăng lên. Ở Italy, Áo cũng như một số quốc gia Đông và Nam Âu, nhiều đảng phái đang nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận với Nga.

Theo chuyên gia Asatryan, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã xoay xở và xây dựng được một nhà nước độc lập chủ yếu nhờ những nỗ lực của Tổng thống Putin. Nga là một quốc gia độc nhất vô nhị, trong đó nổi bật là đặc điểm biệt lập nhưng cũng rất cởi mở.

Ông cho rằng, khi tìm cách để hiểu nước Nga, châu Âu và Mỹ đã nhanh chóng trở nên mỏi mệt và hiểu nhầm nước Nga một cách vô vọng. Sau tất cả, người Nga cũng chính là người châu Âu, với những điểm chung và điểm riêng.

Chuyên gia này nhấn mạnh, phương Tây chưa bao giờ đoàn kết và thống nhất. Ví dụ được nêu ra là việc người La Mã cổ đại đã phá hủy các thành phố Hy Lạp cổ và viết trên đống đổ nát: "Trả thù cho thành Troy". Phần phía Đông của phương Tây không giống với phần phía Tây, thậm chí còn đối lập nhau.

Vấn đề là phương Tây không chịu thừa nhận Nga, luôn so sánh Nga với bản thân mình thay vì so sánh nước Nga với chính nó trong quá trình phát triển. Chuyên gia Asatryan cho rằng, trên thực tế, người Nga chưa bao giờ được sống trong điều kiện tốt như hiện nay. Chính Tổng thống Putin đã đem lại sự ổn định và hòa bình cho nước Nga. Phương Tây không thể hiểu được điều đó khi sử dụng tiêu chuẩn sống của mình để so sánh.

Theo giới nghiên cứu, Nga đã trải qua 4 mô hình nhà nước chính trong suốt lịch sử của mình: nhà nước của Ivan III, nhà nước của Peter Đại đế, nhà nước của Lenin và nhà nước của Putin. Các giai đoạn này tuy khác nhau nhưng chúng đều phù hợp với thời đại, con người và địa lý chứ không phải ngẫu nhiên xảy ra.

Do đó, nước Nga được xây dựng và vận hành theo cách thức của riêng mình. Phương Tây cần hiểu chân lý của bản chất nước Nga và chấp nhận nước Nga.

Theo baodatviet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.