Thị trấn buồn tẻ đánh cược tương lai vào tiền Trung Quốc
24 Tháng Chín 2019 7:16 CH GMT+7
TPO - Sihanoukville cách Bắc Kim 3.500km, nhưng cảm giác nơi đây giống thành phố của Trung Quốc hơn là một thị trấn bên bờ biển buồn tẻ của Campuchia.

Ở đây, đâu đâu cũng có thể nghe thấy tiếng Quan thoại. Nhà hàng Trung Quốc mọc lên như nấm dọc những con đường bụi bay mùi mịt từ hàng loạt công trình xây dựng, trong đó có nhiều khách sạn và hơn 80 sòng bạc. 

Ngôi làng chài nằm ở phía tây nam đất nước ngày xưa thường là điểm đến yêu thích của du khách. Giờ nó đang phát triển bùng nổ, chủ yếu bằng tiền Trung Quốc. 

Một sòng bạc của người Trung Quốc ở Sihanoukville. (Ảnh: SCMP)

Một sòng bạc của người Trung Quốc ở Sihanoukville. (Ảnh: SCMP)

Sihanoukville được đặt tên theo cố vương Norodom Sihanouk, người có quan hệ rất tốt với Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông và đã qua đời ở Bắc Kinh năm 2012, một năm trước khi Bắc Kinh đưa ra sáng kiến Vành đai Con đường. 

Sáng kiến đầu tư hạ tầng toàn cầu này đang mang lại những thay đổi chóng mặt cho Sihanoukville, biến nó thành nơi mà người dân địa phương gọi là “thành phố Mao Trạch Đông”. 

Người Trung Quốc bắt đầu đổ đến đây từ 3 năm trước, khi luật nhập cư được nới lỏng vì chính phủ Campuchia muốn thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Số lượng người Trung Quốc ở đây giờ khoảng 80.000, tương đương số dân địa phương, thị trưởng Sihanoukville Y Sokleng cho biết. 

Giờ đây, gần 90% hoạt động kinh doanh của thành phố, từ khách sạn đến sòng bạc, nhà hàng và cơ sở mát-xa do người Trung Quốc điều hành, cảnh sát trưởng Chuon Narin cho biết. Sự phát triển bùng nổ đó tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng kèm theo nhiều vấn đề cho Sihanoukville.

Chính quyền địa phương cho biết tình trạng đánh bạc trái phép, mại dâm và buôn bán ma tuý đang bùng phát. Một vụ sập nhà chết người nghiêm tọng khiến người dân địa phương lo ngại về chất lượng các công trình xây dựng do người Trung Quốc làm. Chi phí thuê nhà tăng lên đẩy những người nghèo khó ra khỏi thành phố. 

“Những việc vô đạo đức”

Tháng 6 năm nay, sau khi một toà nhà 7 tầng do người Trung Quốc sở hữu đổ sập, khiến 28 người Campuchia thiệt mạng, tỉnh trưởng Yun Min từ chức và một cuộc điều tra được triển khai trên toàn thành phố. 22 công trình xây dựng không được cấp phép phải dừng lại, hầu hết trong số đó thuộc sở hữu của người Trung Quốc. 2 toà nhà mới xây của người Trung Quốc bị buộc tháo dỡ sau khi xuất hiện những vết nứt lớn và bị lún xuống mỗi khi trời mưa to. 

Thị trấn buồn tẻ đánh cược tương lai vào tiền Trung Quốc - ảnh 1

Địa điểm toà nhà của người Trung Quốc ở Sihanoukville bị sập. (Ảnh: SCMP)

Thị trưởng Y Sokleng cho biết vấn đề an toàn xây dựng khiến người dân địa phương giận dữ. “Những việc làm vô đạo đức của người Trung Quốc như dùng cát nhiều hơn xi măng, đe doạ sự an toàn của các công trình, khiến người địa phương bực bội”, ông nói. 

Tình trạng xây dựng ồ ạt cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, theo ông Alex Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động thuộc tổ chức Mẹ thiên nhiên Campuchia. 

Ông Davidson cho rằng vấn đề càng trầm trọng hơn khi thành phố không bảo đảm dịch vụ cơ bản như điện, nước, xử lý rác và nước thải. “Đang có một cuộc khủng hoảng rác thải vì rác bị vứt ra ngoài trời nhiều ngày hoặc nhiều tuần rồi mới được thu gom, sau đó mang ra cánh đồng ngoại thành để vứt hoặc đốt thô sơ”, ông nói. 

Số lượng tội phạm hình sự ở tỉnh năm 2018 tăng 25% so với năm 2017, theo số liệu của cảnh sát. 

Tháng 7 vừa qua, một phụ nữ 25 tuổi người Trung Quốc làm việc trong sòng bạc bị bắn chết trên đường phố lúc nửa đêm. Cảnh sát vẫn đang truy tìm nghi phạm người Trung Quốc. Trước đó xảy ra vụ một người đàn ông Trung Quốc bị truy đuổi và bắn chết giữa ban ngày vào tháng 5. Hai người Trung Quốc bị bắt giữ vì vụ việc. 

Nhiều vụ bắn người xảy ra khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra khuyến cáo hôm 3/8 để thúc giục du khách nước này thận trọng khi đến Sihanoukville. Trung Quốc đang là thị trường du lịch chính của Campuchia, thu hút 1,9 triệu lượt người trong năm 2018, tăng so với mức 1,2 triệu người trong năm 2017. 

Trước tình trạng sử dụng ma tuý, mại dâm và đánh bạc trái phép, tháng 3 năm nay, Campuchia và Trung Quốc ký hiệp định hợp tác thực thi pháp luật để chống tội phạm xuyên biên giới. 

“Điều gì đó không ổn”

Rất nhiều sòng bạc đã được xây lên ở thành phố này, và 48 cơ sở trong số đó do người Trung Quốc điều hành và chỉ phục vụ người nước ngoài vì người Campuchia bị cấm đánh bạc. 

Tháng 2 năm nay, tổ chức giám sát toàn cầu Financial Action Task Force đưa Campuchia vào danh sách theo dõi sau khi phát hiện “những thiếu sót chiến lược” trong năng lực chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. 

“Sihanoukville có thể trở thành một trung tâm lớn của hoạt động rửa tiền bẩn từ Trung Quốc, chủ yếu thông qua hoạt động đánh bạc không được kiểm soát và mua bán bất động sản”, ông Davidson nói. 

“Chính phủ gần đây tự hào thông báo thành phố đang có 88 sóng bạc, tăng chóng mặt từ con số 5 sòng bạc chỉ cách đây chưa đầy 4 năm. Rõ ràng ở đây có gì đó không ổn”, ông nói. 

Nhiều nhà máy phàn nàn họ mất nhân viên vì các sòng bạc. 

Nhà máy linh kiện ô tô của ông Kong Linghu là một trong hơn 160 nhà máy ra đời trong đặc khu kinh tế do người Trung Quốc điều hành ở Sihanoukville. Hơn 30.000 người Campuchia đang làm việc trong khu công nghiệp này, nhưng Kong nói rằng họ ngày càng khó tuyển nhân viên vì thanh niên thích đến sòng bạc làm việc hơn.

Nhưng thị trưởng Y Sokleng bảo vệ các sòng bạc, nói rằng người dân địa phương không được phép đánh bạc và người Trung Quốc cũng như tiền đầu tư của họ nhìn chung được hoan nghênh. 

“Sihanoukville là một chặng quan trọng của sáng kiến Vành đai Con đường. Chúng tôi hoạt động như cây cầu nối Trung Quốc với các thành phố Đông Nam Á khác”, ông Y Sokleng nói. 

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia, chiếm hơn 30% trong tổng số 3,6 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Campuchia trong năm 2016, theo số liệu thống kê từ Hội đồng phát triển Campuchia. 

Một số người dân địa phương tranh thủ kiếm được tiền Trung Quốc, nhưng không phải ai cũng vậy. 

Maggie Eno, điều phối viên và là thành viên sáng lập M’Lop Tapang, một quỹ từ thiện bảo vệ trẻ em, cho biết tổ chức này đang phải tiếp nhận nhiều trẻ em và gia đình nghèo, đặc biệt trong 18 tháng qua. 

“Các gia đình thu nhập thấp không thể sống ở thị trấn nữa vì giá thuê nhà tăng quá nhiều. Họ sống ở rìa thành phố, trong những túp lều lụp xụp. Họ không thể vào thành phố vì tình trạng giao thông tồi tệ. Ngay cả nếu sống bên ngoài thành phố, họ cũng phải trả 200 USD tiền thuê nhà mỗi tháng. Cách đây 3 năm, họ chỉ phải trả 30 USD tiền thuê nhà mỗi tháng”, Eno cho biết.

“Khi các quan chức nói về phát triển, họ chỉ nghĩ về những toà nhà và doanh nghiệp lớn nhưng không nghĩ về người dân. Kiểu phát triển như vậy dễ thất bại vì người nghèo đang bị phớt lờ”, Eno nói. 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.