Mỹ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông, Trung Quốc nổi giận cho tàu bao vây?
02 Tháng Mười 2019 11:51 CH GMT+7
VietTimes -- Chiều 26/9, quân đội Trung Quốc đã xác nhận sự có mặt của cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trên Biển Đông. Đồng thời các ảnh vệ tinh cho thấy có tới 7 tàu được cho là tàu chiến Trung Quốc vây quanh nó.

Theo Sina, trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tổ chức vào chiều ngày 26 tháng 9, một số phóng viên đã đề cập đến việc hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đang có mặt trên Biển Đông và xung quanh có các tàu nghi ngờ là tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Về vấn đề này, ông Nhiệm Quốc Cường (Ren Guoqiang), người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết: “Biên đội tàu sân bay Mỹ diễu võ dương oai ở khu vực Nam Hải (Biển Đông-NV), thúc đẩy quân sự hóa khu vực, chúng tôi kiên quyết phản đối. Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ thiết thực tôn trọng quan ngại về an ninh của các nước trong khu vực, đóng góp cho hòa bình và ổn định của Nam Hải (Biển Đông). Quân đội Trung Quốc sẽ gánh vác nghiêm túc chức trách và sứ mạng của mình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”.

Mỹ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông, Trung Quốc nổi giận cho tàu bao vây? - ảnh 1

Ảnh vệ tinh cho thấy tàu USS Ronald Reagan (khoanh vàng) bị các tàu chiến nghi là của Trung Quốc (trong vòng màu đỏ) vây quanh

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều nhận xét, các tàu chiến Mỹ đặc biệt thường hay xuất hiện trên Biển Đông trong các dịp lễ tết lớn của Trung Quốc. Trong dịp tết Trung Thu, tàu khu trục tên lửa USS Wayne E. Meyer của Mỹ đã đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm giữ phi pháp. Trước đó, vào dịp Tết âm lịch Kỷ Hợi năm 2019, hai tàu chiến Mỹ đã đi vào vùng biển bên trong 12 hải lý của đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng và tôn tạo phi pháp thành đảo nhân tạo.

Ngoài ra, một ngày trước ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 2018, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Decatur của Hải quân Mỹ cũng đã đi vào vùng biển tiếp giáp với các đảo và đá san hô ở Biển Đông, tàu chiến Trung Quốc đã cắt mũi gây nên một sự kiện căng thẳng.

Nhiệm Quốc Cường nói: “Vào lúc kỉ niệm 70 năm lịch sử huy hoàng của nước Trung Quốc mới, bất kỳ hành động nhỏ nào cũng không thể ảnh hưởng đến sự phát triển lớn lao của Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc, như mọi khi, sẽ kiên định thực thi sứ mạng và nhiệm vụ của mình, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia và bảo vệ vững chắc hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”.

Theo Đa Chiều, từ nửa cuối tháng 9, tàu USS Ronald Reagan đã xuất phát từ căn cứ Yokosuka đi xuống phía Nam, khi nó đi vào Biển Đông, ảnh vệ tinh cho thấy đã bị 7 tàu chiến nghi là của hải quân Trung Quốc vây quanh.

Ngoài ra theo bản đồ hành trình, khi tàu USS Ronald Reagan gặp phải tình huống trên, quân đội Mỹ đã cho 2 máy bay RC-135 và P-8A tới Biển Đông.

Cũng theo Đa Chiều, tuy ông Nhiệm Quốc Cường nói biên đội tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan “diễu võ dương oai”ở Biển Đông, nhưng theo ảnh vệ tinh cho thấy chuyến đi này chỉ có mình tàu USS Ronald Reagan, các hạm tàu khác trong biên đội đều được cho là đang thực thi nhiệm vụ tại khu vực Trung Đông.

Việc tàu USS Ronald Reagan vào Biển Đông bị 7 tàu chiến Trung Quốc vây quanh thực tế không phải là chuyện lớn, nhưng quân chủng tên lửa Trung Quốc cách đây không lâu lần đầu tiên tiến hành phóng tên lửa chống hạm ra Biển Đông lại không phải là điều tốt cho nó.

Hôm 30/6/2019, lực lượng tên lửa Trung Quốc đã phóng 6 quả tên lửa đạn đạo ra Biển Đông. Tình báo Mỹ nói, đây là lần đầu tiên Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo ra Biển Đông. Khi đó, USS Ronald Reagan cũng đang diễn tập chung với một tàu sân bay cỡ nhỏ của Nhật trên Biển Đông.

Được biết, loại tên lửa đạn đạo phóng khi đó là loại tên lửa đạn đạo DF-21D hoặc DF-26 có thể đánh chìm các hạm tàu loại vừa và lớn. Hoạt động phóng thử tên lửa đó của Trung Quốc được cho là Bắc Kinh không còn nhẫn nhịn trước việc luân phiên “gây sự” của quân đội Mỹ ở Biển Đông nữa.

USS Ronald Reagan CVN-76 hay tàu sân bay Ronald Reagan là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimiz,cũng là chiếc tàu sân bay đầu tiên Mỹ đưa vào hoạt động sau khi bước vào Thế kỷ XXI. Tàu được hạ thủy năm 2001, được đặt tên theo vị tổng thống Mỹ thứ 40, là người được ghi nhận có công chấm dứt Chiến tranh Lạnh; ông cũng là cựu tổng thống còn sống duy nhất được lấy để đặt tên cho tàu sân bay.Tuy nhiên tại lễ đặt tên ông đã không đến dự được do bị bệnh, thay vào đó là sự có mặt của phu nhân, bà Nancy Reagan. Ngày 12/7/2003, con tàu được chính thức đưa vào biên chế, thay cho chiếc Constellation CV-64.

Hiện nay tàu thuộc biên chế Hạm đội 7, thường neo đậu tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản).

 

Một số thông số kỹ thuật của USS Ronald Reagan CVN-76:

- Lượng giãn nước 113.600 tấn

- Dài 332,8m, rộng 76,8m

- Mớn nước: 12.5m

- Tốc độ lớn nhất: 30 knot.

- Thủy thủ đoàn: 3.200 người

- Đơn vị bay: 2.480 người

- Có thể mang theo 90 máy bay cánh cố định và trực thăng./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.