Biển Đông: Tàu Trung Quốc thăm dò ngày càng sát bờ biển Việt Nam
06 Tháng Mười 2019 7:56 CH GMT+7
Thông tin từ giới chuyên gia theo dõi tình hình lưu hành trên mạng Internet cho thấy là từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019, tàu Trung Quốc đã mở hai mặt trận trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 03/10/2019, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam tố cáo Trung Quốc cho tàu mở rộng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể.

Tuy nhiên, theo quan sát của giới chuyên gia, một mặt, Bắc Kinh cho tàu thăm dò ngày càng áp sát bờ biển miền Trung Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc tung tàu hải cảnh đẩy mạnh các hoạt động phá hoại công việc của giàn khoan Hakuryu tại lô 6.1 gần Bãi Tư Chính.

Trên mạng Twitter, tài khoản Pham Thang Nam công bố một loạt hình ảnh sơ đồ vị trí chiếc tàu Trung Quốc dựa theo tín hiệu nhận dạng AIS, cho thấy rõ hành trình của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 từ lúc chiếc tàu này trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam lần thứ tư hôm 28/09. Bản đồ công bố sáng ngày 06/10/2019 cho thấy chiếc tàu Trung Quốc chỉ cách bờ biển Việt Nam không đầy 100 hải lý.

Ảnh chụp màn hinh tin nhắn từ tài khoản Twitter Pham thang Nam về hành trình dọc bờ biển miền Trung Việt Nam của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8.

Tàu khảo sát Trung Quốc lần này không đi xuống phía bãi Tư Chính, mà đi ngược lên phía bắc, di chuyển lên xuống theo chiều dọc trong dải biển nằm giữa vĩ độ ngang với Phan Thiết ở phía dưới, và gần ngang với Quảng Ngãi ở phía trên.

Điều đáng nói là chiếc tàu này ngày càng áp sát bờ biển Việt Nam, và theo ghi nhận mới nhất vào 5 giờ sáng ngày 06/10, giờ Việt Nam, vị trí con tàu có lúc chỉ cách đảo Hòn Lớn ở tỉnh Khánh Hòa hay mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên khoảng 90 hải lý.

Các dữ liệu do tài khoản này tiết lộ trùng hợp với cảnh báo hôm 30 tháng 9 vừa qua của giáo sư Ryan Martinson thuộc trường Hải Chiến Mỹ,  cũng đã công bố một bản đồ xác định sự kiện là từ ngày rời Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 27/09, tàu khảo sát HD 8 của Trung Quốc đã đi ngược lên phía bắc để thăm dò một khu vực dọc theo bờ biển Việt Nam từ Phan Thiết lên đến gần Quảng Ngãi.

Song song với việc cho tàu khảo sát lên hoạt động trong vùng biển Việt Nam ngoài khơi miền Nam Trung Bộ, Bắc Kinh tiếp tục cho tàu hải cảnh sách nhiễu hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại khu vực Lô 6.1.

Tài khoản IndoPacific_SCS_Info hôm 03/06 báo động là trong 24 tiếng đồng hồ trước đó, hai tàu hải cảnh Trung Quốc là 37111 và 31302 đã có những thao tác gây nguy hiểm, cắt đường đi của chiếc tàu hậu cần Crest Argus 5 phục vụ cho giàn khoan Hakuryu 5.

Theo nguồn tin này, thì đó là một hành vi « leo thang nghiêm trọng, có thể dẫn đến hậu quả khó lường ».

Ngày 05/10, tài khoản này cho biết là một số nguồn tin tiết lộ rằng có đến 28 tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hoạt động hỗ trợ cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và sách nhiễu giàn khoan của Việt Nam tại Bãi Tư Chính.

Bình luận về các thông tin nói trên, ông Shekhar Sinha, một phó đô đốc Hải Quân Ấn Độ đã hồi hưu, hiện là chuyên gia phân tích, trong một tin nhắn Twitter vào hôm qua đã cho rằng diễn biến tại Bãi Tư Chính đã « trở nên nguy hiểm cho hòa bình thế giới », và đã đến lúc Liên Hiệp Quốc phải quan tâm, và nhóm P4, tức là 4 thành viên thường trực còn lại (Nga, Anh, Pháp, Mỹ) của Hội Đồng Bảo An có trách nhiệm nêu lên vấn đề.

Theo RFI

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.