Nước cờ năng lượng Nga "vượt lên" bão tố chính trị
07 Tháng Mười 2019 9:15 CH GMT+7
(Tổ Quốc) - Các nhà bình luận cho rằng dự án Nord Stream 2 sẽ khiến Đức quá phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga và sẽ là một đòn giáng kinh tế vào Ukraine.

Đang có nhiều tiếng nói quan ngại về dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2, chạy trực tiếp từ Nga đi dưới lòng biển Baltic đến Đức. Đường ống này sẽ không đi qua Ba Lan và Ukraine và không cần trả chi phí quá cảnh khí đốt cho các nước này. Gazprom, phần lớn thuộc sở hữu của chính phủ Nga, cùng các công ty khí đốt châu Âu khác, đang phát triển và sẽ vận hành Nord Stream 2.

Căng thẳng chính trị và địa chính trị

Nhiều nhà phê bình, bao gồm cả những người từ Hoa Kỳ, muốn tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng bán sang châu Âu, nói rằng lo ngại của họ không đơn giản về việc Đức sẽ trở nên quá phụ thuộc vào khí đốt của Nga, khi nước này tự sản xuất từ năng lượng hạt nhân và than đá mà còn về ý định của Nga cắt đi một phần thu nhập quan trọng của Ukraine. Các yếu tố chính trị và địa chính trị đang là một phần câu chuyện Nord Stream 2, giống như bất kỳ cuộc tranh luận nào về kinh tế, biến đổi khí hậu hoặc sự đa dạng của các nguồn cung cấp năng lượng châu Âu.

"Nord Stream rất nhạy cảm về mặt chính trị bởi vì nó phá vỡ tính chiến lược của châu Âu giữa lợi ích của Đức và lợi ích của mọi người khác", Kristine Berzina, một thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall Đức ở Brussels cho biết. "Điều đó tạo ra nhiều sự ngờ vực và căng thẳng với Ba Lan và Ukraine".

Nord Stream 2

Mỹ và 1 số nước châu Âu phản đối dữ dội dự án Nord Stream 2. Ảnh: Reuters.

Trong khi ông Trump và thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz đã đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các công ty tham gia phát triển Nord Stream 2, dự án có thể sẽ được hoàn thành sát với lịch trình vào đầu năm tới. Hơn 2.000 km trong tổng số khoảng 2.400 km đường ống đã được lắp đặt, theo Sebastian Sass, người đại diện của công ty đường ống Nord Stream 2 AG trước Liên minh châu Âu.

Vì đường ống được lắp đặt theo từng phần, công ty này đang chờ phê duyệt phần cuối cùng ở khu vực gần với Đan Mạch – nơi từ chối để đường ống mới đi theo tuyến cũ qua lãnh hải của Đan Mạch. Nhưng Copenhagen dự kiến sẽ phê duyệt một trong hai đề xuất, một qua phía bắc và một qua phía nam hòn đảo Bornholm của Đan Mạch, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch nhưng bên ngoài lãnh hải của nước này, ông Sass nói.

Khi nhiều phần đường ống đã được lắp đặt, không rõ mục tiêu của các biện pháp trừng phạt là gì, bà Berzina nói. "Đã có rất nhiều tiếng nói về các biện pháp trừng phạt và tạm dừng dự án – điều có vẻ như đang quá muộn đối với dự án này.

Quan trọng hơn, bà nói, là "cách đối phó với các vấn đề chính trị, dự án sẽ kéo theo điều gì cho EU, và làm thế nào để duy trì sự ổn định kinh tế ở Ukraine và đảm bảo quá cảnh qua Ukraine và Ba Lan?"

Norbert Röttgen, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội Đức, người phản đối Nord Stream 2 nhưng nói rằng "đã hơi muộn" để ngăn chặn nó.

Nghiêm trọng hơn, ông nói, các lệnh trừng phạt của Mỹ đồng nghĩa với sự leo thang sâu sắc với Đức và các nước châu Âu khác, và nó sẽ tiến gần đến một cuộc chiến thương mại. Trừng phạt sẽ là một đòn nặng nề đối với những ủng hộ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, những người bảo vệ Thủ tướng Angela Merkel và các chính sách của bà trước sự chỉ trích dữ dội của ông Trump.

Vấn đề địa chính trị của Nord Stream là nó làm tăng sự phụ thuộc, đặc biệt là Ukraine vào Nga, và thậm chí còn tách Đức ra khỏi hầu hết các nước láng giềng châu Âu, đặc biệt là khu vực phía đông và cũng tách Đức ra xa Hoa Kỳ, ông Röttgen nói.

Ván bài LNG Mỹ và khí đốt Nga

Bà Merkel đã bảo vệ dự án này. Vào tháng 2, tại Hội nghị An ninh Munich, bà không hài lòng về những lời quan ngại của Mỹ, nói rằng, khí đốt của Nga vẫn là của Nga bất kể nó đến từ Ukraine hay từ dưới biển Baltic.

Ông Röttgen nói rằng nhận xét của bà Merkel có logic vật lý nhưng không có logic chính trị, vì khi Nga vẫn cần Ukraine như một quốc gia quá cảnh thì Kiev vẫn có đòn bẩy.

Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu, nói rằng độc lập năng lượng của người Châu Âu luôn là mối quan tâm lớn của Hoa Kỳ. Ông nói rằng, Nord Stream 2 đang đặt quá nhiều quyền kiểm soát vào tay Nga.

Giống như ông Trump, ông Sondland cũng đang thúc đẩy xuất khẩu thêm khí LNG Mỹ sang châu Âu.

Bộ trưởng Đức về các vấn đề kinh tế và năng lượng Peter Altmaier không loại trừ việc nhập khẩu LNG. từ Hoa Kỳ, nhưng chỉ để bổ sung cho khí đốt của Nga, và chỉ khi giá cả phù hợp.

Nord Stream 2 ước tính trị giá 9,5 tỷ euro (khoảng 10,5 tỷ USD) và sẽ tăng gấp đôi công suất của Nord Stream 1, lên 110 tỷ m3. Dự án này có sự tham gia của Gazprom, Uniper và Wintershall của Đức, OMV của Áo, Engie của Pháp và Royal Dutch Shell.

Còn ông Sass thì cho rằng thiệt hại của Ukraine đang bị phóng đại và nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu sẽ tăng đủ để đảm bảo rằng khí đốt của Nga cũng sẽ tiếp tục đi qua các đường ống của Ukraine. Một mỏ khí đốt tự nhiên lớn của Hà Lan, Groningen, sắp hết hạn sử dụng, dự kiến đến năm 2022, cũng như các mỏ ở Biển Bắc và năng lượng hạt nhân cũng đang gặp rắc rối.

Năng lượng tái tạo như gió và mặt trời rất quan trọng, ông Sass nói, nhưng khí đốt tự nhiên giúp lấp đầy những khoảng trống khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi.

Đốt khí đốt tự nhiên cũng tạo ra lượng khí thải CO2 ít hơn than, nhưng giá than thì lại rẻ hơn. Đó là lý do tại sao nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên dồi dào là cách tốt nhất để thúc đẩy cạnh tranh nhiều hơn và giá khí rẻ hơn, ông Sass đưa ra lập luận của mình.

Xuất khẩu sang châu Âu chiếm phần lớn lợi nhuận của Gazprom, và những khoản này rất quan trọng đối với Nga. Sản xuất dầu và khí đốt chiếm 40% ngân sách Nga.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.