Kế hoạch dùng dầu đá phiến đẩy Nga tới thảm họa 2021?
09 Tháng Mười 2019 8:33 CH GMT+7
Ngay trong các năm 2020—2021, Moscow có thể sẽ mất một khoản thu nhập rất lớn từ xuất khẩu năng lượng.

OPEC+ cắt giảm là tự nhường thị phần cho dầu Mỹ

Ngày 2 tháng 7, thị trường dầu mỏ đã trải qua sự sụt giảm kỷ lục trong tháng tại hội nghị thượng đỉnh OPEC + ở Vienna. Tại đó, Nga, Ả Rập Saudi và 14 quốc gia sản xuất dầu lớn khác đã lần thứ năm liên tiếp thỏa thuận gia hạn hợp đồng giảm nguồn cung cho thị trường.

Về lý thuyết, thỏa thuận OPEC + được thiết kế để giữ giá dầu cao. Trong khuôn khổ của thỏa thuận, sản lượng dầu thế giới giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Đây là bước phối hợp nghiêm túc nhất của các quốc gia sống chủ yếu nhờ nguồn cung cấp dầu.

Ke hoach dung dau da phien day Nga toi tham hoa 2021?

Ảnh: AP/TASS

Thị trường thậm chí còn nhận được nhiều hơn mong đợi: thỏa thuận OPEC + đã được gia hạn thêm 9 tháng thay vì 6 tháng theo truyền thống. Bảng giá dầu ở London và New York đã phản ứng với kết quả của hội nghị thượng đỉnh bằng sự sụt giảm gần 5%.

Đến 21:31 giờ Moscow, hợp đồng tương lai của dầu Brent đã giảm 4,03% còn 62,39 USD / thùng. Hợp đồng cho WTI trong tháng 9 đã được ký kết ở mức 56,09 USD / thùng – là mức giá tối thiểu trong hai tuần.

Vấn đề là thỏa thuận không làm thay đổi căn bản tình hình trên thị trường. Và nó cũng không thể cải thiện tình hình cho những nước tham gia OPEC + theo cách tốt nhất. Theo Cartel, ngay cả khi thỏa thuận được thực hiện vượt mức lên 150%, thì trên thế giới sẽ khai thác nhiều hơn so với yêu cầu 200 nghìn thùng mỗi ngày.

Theo các nhà phân tích, thực tế các nước sản xuất dầu truyền thống sẽ tiếp tục mất thị phần trên thị trường toàn cầu vào tay các công ty Mỹ chuyên sản xuất dầu đá phiến. Những công ty Mỹ này trong ba năm giao dịch với OPEC + đã tăng sản lượng thêm 3,5 triệu thùng mỗi ngày. Và rõ ràng là họ sẽ không dừng lại ở đó.

Theo dự báo của nhà phân tích Eric Lee của Citi, trong vòng năm rưỡi tới, Hoa Kỳ có thể tăng xuất khẩu dầu lên gấp 2 đến 3 lần đạt được khối lượng hiện được bán bởi Riyadh và Moscow.

Và đây là cách Rystad Enegry đánh giá tình hình: Đến cuối năm 2021, công suất của các đường ống vận chuyển dầu từ bể đá phiến Permian lớn nhất sẽ tăng gấp ba. Do đó, sẽ có tới 4 triệu thùng mỗi ngày sẽ chảy về các cảng của bờ đông Hoa Kỳ.

Hai cảng lớn ở bang Texas là Corpus Christi và Freeport sẽ được cải tạo lại để xuất khẩu dầu. Kho cảng Corpus Christi đang được xây dựng bởi Trafigura, còn kho cảng tại Freeport là do Enterprise Products Partners xây dựng.

Kết quả là, một mình Permian sẽ có thể tăng gấp đôi sản lượng trong vòng sáu năm - từ 4 đến 8 triệu thùng mỗi ngày.

Vào thời điểm đó, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, tổng sản lượng hydrocarbon lỏng ở Hoa Kỳ sẽ đạt 18 triệu thùng mỗi ngày, và xuất khẩu có thể vượt quá 5 triệu thùng.

Tất cả những điều trên có nghĩa là dầu đá phiến chắc chắn sẽ thiết lập một mức giá mới - $ 35-40 đô la mỗi thùng.

Đây là tin rất xấu cho Nga. Không phải ngẫu nhiên mà đồng rúp đã tụt dốc.

Tỷ giá hối đoái của đồng đô la tăng 0,5%, lên 63,3 rúp mỗi đô la. Tỷ giá euro tăng 0,6% lên 71,5 rúp/euro.

Và điều này mới chỉ là sự khởi đầu. Nếu những biến động được quan sát thấy trên thị trường dầu mỏ, Bộ Tài chính rất có thể sẽ không giữ cho đồng rúp không bị giảm, và các bước nhảy vọt trong tỷ giá hối đoái có thể trở nên khá cao.

Trong bối cảnh sụt giảm dầu, Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung và tỷ giá hối đoái có thể sẽ tăng lên 80 rúp / đô la hoặc cao hơn nữa.

Mỹ thực sự đang phấn đấu để tăng sản lượng dầu - chủ tịch Hội Doanh nhân Nga Andrei Bunich nhận định - Các vấn đề về cơ sở hạ tầng của Mỹ như xây dựng đường ống dẫn dầu và nhà kho chứa - sẽ được giải quyết một phần vào đầu năm 2020.

Ngoài ra, Canada và Mexico cũng có thể tăng sản lượng dầu. Do đó, tổ hợp xuất khẩu dầu mỏ, hiện đang được hình thành ở Mỹ, sẽ ngày càng gây áp lực lên thị trường thế giới.

Tất cả điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường, và ngoài ra, sẽ quyết định sự phát triển công nghệ trong thời gian tới. Cần lưu ý rằng, khi đã giải quyết hoàn toàn vấn đề năng lượng, các tập đoàn lớn và giới tài chính sẽ nhìn nhận viễn cảnh thị trường năng lượng theo góc độ khác.

Song song với sự phát triển của sản xuất dầu, công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả đang phát triển như vũ bão.

Những bước nhảy vọt của các công nghệ này đang được áp dụng ở châu Âu, Nhật Bản và một phần ở Mỹ.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng tham gia vào chương trình này - chính phủ của 2 quốc gia này đang giới thiệu các chương trình phù hợp để ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp năng lượng.

Hiện giờ, các công ty dầu khí trên thế giới đầu tư rất ít vào thăm dò khoáng sản. Điều này chỉ ra rằng lượng dầu dự trữ đã được thăm dò là quá đủ để đáp ứng nhu cầu.

Không có lý do gì để thăm dò thêm một khi đã thấy rõ ràng: phần lớn thị trường dầu sẽ được Hoa Kỳ và một số quốc gia thân thiện với Mỹ tiêu thụ, phần còn lại của thị trường sẽ được cơ cấu lại, và thị trường sẽ bị thu hẹp lại.

Tại sao phải thăm dò nếu như đã có một tán vỉa khổng lồ? Vỉa dầu này ngày càng lớn hơn.

Hiện Iran, Venezuela đang bị Mỹ cố đẩy ra khỏi thị trường, cộng với tình hình bất ổn ở Libya và Iraq không góp phần làm tăng sản lượng - nhưng điều này không làm cho ai phải lo lắng. Thêm vào đó, các nước châu Phi như Angola và Nigeria, về mặt lý thuyết cũng có thể tăng sản lượng.

Vì sao Rosneft của Nga phản đối thỏa thuận OPEC +?

Câu lạc bộ Rome - một tổ chức có uy tín đưa ra các báo cáo nghiêm túc – vài năm trước đã công bố dự báo: dầu có thể đạt đỉnh điểm về nhu cầu cao nhất vào năm 2020.

Bây giờ, nhu cầu đang tăng trưởng rất chậm và nó có thể ngừng tăng. Cho đến nay, tất cả các bên đều cho rằng đỉnh điểm của nhu cầu sẽ đạt được vào những năm 2030 - 2040.

Hiện tại, những người khổng lồ năng lượng không còn giá trị như trước. Thị phần chính của dòng vốn đầu tư rơi vào các công ty công nghệ cao như: Apple, Google, Facebook có trị giá 1 nghìn tỷ đô la.

Và cần phải hiểu rằng: thực tế là tiền đã đến với lĩnh vực công nghệ cao là kì vọng về tương lai.

Trên thực tế, tình hình đang tiến gần đến điểm chuyển đổi pha, và quá trình chuyển đổi có thể xảy ra vào năm 2020-2021.

Từ quan điểm này, những gì OPEC, hoặc OPEC + sẽ làm, nói chung hoàn toàn không mang nhiều ý nghĩa gì. Không có gì chắc chắn rằng Nga sẽ có lợi khi tham gia vào thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu, vì làm như vậy sẽ giúp tăng thị phần của Mỹ.

Vì sao Rosneft phản đối thỏa thuận OPEC +? Không ngoài trật tự logic của nó: chỉ ra rằng thỏa thuận là mơ hồ - trong một chừng mực nào đó, đã nhận ra một thực tế không có lợi cho Nga.

Hãy nhìn ra xung quanh: người ta không muốn tăng sản lượng dầu lên chút nào - ngay cả khi có mối đe dọa chiến tranh với Iran. Trên nền tảng này, Thỏa thuận OPEC + có tác động tối thiểu đến thị trường ở mức độ đầu cơ ngắn hạn.

Nhưng các xu hướng toàn cầu sẽ tiếp tục hoạt động lặng lẽ và có thể hội tụ trong hai năm tới. Tình hình có thể phát triển kịch tính hơn nữa nếu như dựa trên đặc thù của thị trường tài chính toàn cầu và lợi ích địa chính trị của người trong cuộc.

Khi quá trình trở nên rõ ràng, nhiều người sẽ dẫn đầu trong trò chơi đầu cơ để có thời gian hớt váng. Ngoài ra, các cuộc cạnh tranh địa chính trị và chiến tranh thương mại có thể thúc đẩy cuộc chơi, đặc biệt là liên quan đến Nga.

Nga phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ, và không thể làm gì để làm suy giảm sự phụ thuộc này. Điều này có thể tăng cường hành động của các quốc gia thù địch với Nga. Họ có thể lợi dụng điều này trong nền kinh tế toàn cầu để gây nhiều khó khăn cho Moscow.

Các "đối tác" phương Tây của Nga sẽ không bỏ qua cơ hội này. Họ sẽ không do dự nếu cần phải đẩy Nga ra khỏi thị trường dầu mỏ.

Dự báo về sản lượng khai thác của Mỹ trực tiếp chỉ ra rằng: trong trường hợp không có sự tăng đột biến nhu cầu toàn cầu, sẽ xuất hiện khả năng kỹ thuật để từ chối dầu mỏ của Nga. Đây là một yếu tố hết sức nghiêm trọng. Và điều quan trọng là châu Âu đang tạo ra một cơ sở hạ tầng dự trữ cho mình để nhận LNG của Mỹ.

Cơ sở hạ tầng này tồn tại khách quan. Và, tuy tạm thời châu Âu chưa sử dụng đến các cơ sở này, nhưng đương nhiên là họ bỏ tiền ra xây dựng chúng để dành cho mục đích đó. Vì vậy, nếu sản lượng khai thác ở Mỹ tăng và có thể cân bằng thị trường thế giới mà không cần tới Nga, thì châu Âu sẽ mua dầu và khí đốt của Mỹ.

Và khi đó, chỉ có các nước thân thiện với Nga như Trung Quốc, sẽ mua dầu của Nga, và sẽ mua ở mức giảm giá. Và nhu cầu của họ cũng không thấm vào đâu so với toàn bộ khối lượng dầu xuất khẩu của Nga.

Đây là một thách thức địa chính trị nghiêm trọng. Và các nhà lãnh đạo Nga hoàn toàn không được phép bỏ qua.

Theo baodatviet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.