Ngạo mạn và mệt
28 Tháng Mười 2019 12:03 SA GMT+7
TP - Hành vi mạnh động của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông dường như làm hé lộ một chiều hướng mới. Thập kỷ tới, TQ có nguy cơ thu hẹp cơ hội hiện thực hoá tham vọng lấn chiếm biển. Kịch bản này liên quan đến xu thế gân cốt của họ yếu dần và khó cưỡng.

Đầu tiên là vấn nạn dân số mà tờ Financial Review (FR) của Úc trích dẫn học giả Dịch Phú Hiền (Yi Fuxian) ở đại học Winsconsin. Kể từ 1992, khi tỷ lệ lao động đang làm việc ở tuổi trên 65 vượt Mỹ, tăng trưởng của Nhật liên tục thấp hơn Mỹ trừ năm 2010. Hàn Quốc và Đài Loan cũng vậy và, năm 2033, sẽ đến lượt TQ.

Ngạo mạn và mệt

Đặc thù nhân khẩu khiến nhiều học giả nhận định TQ không thể vượt Mỹ. Sau khi đạt đỉnh 1,4 tỷ người vào năm 2029, dân số còn 1,36 tỷ năm 2050 và nguồn nhân lực giảm 200 triệu. Với tỷ lệ sinh đẻ hiện nay, đến 2065, dân số chỉ còn 1,17 tỷ. Với xu thế ấy, ngay cả trong điều kiện tốt nhất, kinh tế TQ về quy mô vẫn nhỏ hơn Mỹ 35%, theo FR.

Còn hiện tại, nhà kinh tế học George Magnus từ đại học Oxford dự đoán tăng trưởng TQ sẽ tiếp tục tụt. Khả năng dưới 4%/năm có thể thành hiện thực do TQ khó mà vay thêm. Rào cản chủ yếu là các khoản vay đã vượt quá 300% GDP mà Magnus cho là “giới hạn đỏ”. Hậu quả này xảy ra khi tăng các gói kích cầu nhằm làm xẹp các bong bóng nợ sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2015.

Lựa chọn tài chính vất vưởng khiến TQ “không thể tiếp tục… chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số”, Magnus nhận định. Từ đó có dự báo, sau những năm 2020, TQ sẽ khó ngăn chặn hơn các hạm đội của Mỹ tiếp cận vùng lãnh hải ở Biển Đông mà TQ đã tuyên bố chủ quyền.

Giả thuyết này được củng cố thêm bởi các tiến bộ quốc phòng gần đây của Mỹ. Người ta kể đến hệ thống vũ khí laser công suất cao mà chi phí chưa đến 100 USD mỗi lần bắn. Một phát laser rẻ tiền ấy đủ sức huỷ phá một tên lửa đạn đạo TQ trị giá 500.000 USD, thứ vũ khí chiến lược răn đe Mỹ hiện nay.

Kinh tế TQ có thể đạt đỉnh năm 2030 và không thể tăng tiếp ít nhất 30 năm tiếp theo. Như vậy, thập kỷ tới, xem chừng họ không thấy nhiều cơ hội triển khai tham vọng trên biển. Song biết đâu họ làm điều gì đó bất ngờ khi các lựa chọn chiến lược bị hạn chế. Kể cả thế đi nữa, kể cả khi “nguy cơ chủ nghĩa phiêu lưu của TQ” đang rình rập như FR cảnh tỉnh, lạm dụng chủ nghĩa dân tộc để mưu đồ bá quyền trên biển chẳng thể khiến TQ mạnh hơn.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.