Philippines "dứt tình", Mỹ đuối sức ngăn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông?
17 Tháng Hai 2020 10:56 CH GMT+7
Việc Philippines từ bỏ hiệp ước lâu đời VFA có thể khiến Mỹ bị "hụt hơi" trong chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông.

Sau nhiều năm buông lời đe dọa xóa bỏ mối quan hệ liên minh quân sự với Mỹ, hồi tuần trước, Tổng thống Rodrigo Duterte xác nhận từ bỏ Hiệp ước các lực lượng ghé thăm (VFA) chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines.

Giới chuyên gia nhận định, tuyên bố xóa bỏ VFA của Tổng thống Duterte là nhằm buộc Washington phải xuống nước bởi lâu nay, mối quan hệ hợp tác quân sự với Manila đóng vai trò quan trọng giúp Mỹ đối phó với những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận Balikatan 2018 tại Philippines. (Ảnh: US Navy)

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại khẳng định, ông không quan tâm tới việc Philippines từ bỏ VFA.

“Tôi thực sự không quan tâm nếu họ làm như vậy. Chúng tôi sẽ tiết kiệm được nhiều tiền”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời Tổng thống Trump phát biểu hôm 12/2.

Trong khoảng thời gian từ năm 2016 – 2019, Mỹ đã chi 550 triệu USD viện trợ quân sự cho Philippines. Con số này biến Philippines trở thành quốc gia nhận viện trợ nhiều nhất từ Mỹ ở khu vực châu Á. Đứng sau là Indonesia với 280 triệu USD trong năm 2018, theo số liệu từ Cơ quan viện trợ Mỹ.

VFA hiện là một trong 3 hiệp ước điều phối mối quan hệ quốc phòng giữa Mỹ - Philippines. Giới chuyên gia cảnh báo, nếu thiếu vắng hiệp ước VFA được ký kết năm 1998, hai hiệp ước còn lại là Hiệp ước Quốc phòng Song phương cùng với Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) mà Mỹ và Philippines từng ký kết vào các năm 1951 và 2014 sẽ không còn ý nghĩa. Cả ba hiệp ước trên cho phép Mỹ hỗ trợ huấn luyện và hiện đại hóa cho quân đội Philippines đồng thời tiến hành các cuộc tập trận chung giữa hai nước.

Trong tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhận định, việc hủy bỏ VFA là “điều không hay và là động thái đi sai hướng” của Philippines.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ - Hàn – Nhật cũng đang rơi vào vòng xoáy căng thẳng sau khi Tổng thống Trump yêu cầu hai quốc gia đồng minh chi trả thêm cho quan hệ đối tác quốc phòng. Điều này khiến giới chuyên gia cho rằng, cộng thêm với việc Philippines từ bỏ VFA, vị thế là người đảm bảo an ninh trong khu vực của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Quân đội Mỹ đã duy trì hiện diện quân sự tại Philippines kể từ khi quốc gia này chính thức giành được độc lập vào năm 1945. Mỹ cũng cho thiết lập nhiều các căn cứ không quân, hải quân và lục quân tại Philippines. Song kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống Duterte đã cho thực thi đường lối giảm sự phụ thuộc vào Mỹ để tiến tới thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga.

Hồi tháng Một, ông Duterte cũng nhiều lần lên tiếng đe dọa xóa bỏ VFA sau khi Washington từ chối cấp visa cho Thượng nghị sĩ Ronald Fela Rosa, một cựu quan chức cảnh sát cấp cao và giữ vai trò quan trọng chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Philippines.

Chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte đã gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề nhân quyền khi nhà lãnh đạo Philippines cho phép chính quyền và người dân địa phương nổ súng tiêu diệt những kẻ buôn bán ma túy ngay lập tức mà không cần qua xét xử.

Mỹ đuối sức ngăn Trung Quốc ở Biển Đông?

Không thể phủ nhận, Mỹ là đồng minh chủ chốt của Philippines trong cuộc chiến chống lại các nhóm nổi dậy có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vào năm 2017, sau khi các tay súng phiến quân phong tỏa thành phố Marawi nằm trên đảo Mindanao, quê hương của Tổng thống Duterte.

Ngoài ra, Mỹ còn giữ vai trò là đồng minh quan trọng giúp Philippines đối phó với hoạt động bành trướng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trước khi ông Duterte đưa ra thông báo chính thức xỏa bỏ VFA, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Tedoro Locsin Jnr đã phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện rằng: “Dù Philippines có quyền từ bỏ VFA bất cứ lúc nào, nhưng việc duy trì hiệp ước này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho Philippines so với bất cứ thỏa thuận nào từng bị xóa bỏ”.

Chiến hạm Mỹ di chuyển qua Biển Đông. (Ảnh: Navy.mil)

Chia sẻ với truyền thông Philippines, chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal từng nhận định, vắng bóng VFA, Trung Quốc có thể tiếp tục cho xây dựng trái phép các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Đối với Washington, việc Philippines xóa bỏ VFA có thể khiến Mỹ mất đi một tiền đồn chủ chốt để huy động lực lượng tới Biển Đông.

Trên thực tế, dù Mỹ có các căn cứ quân sự ở Darwin, đảo Guam và Okinawa, nhưng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines được mô tả là “dấu chân sát cạnh” Biển Đông và là một phần quan trọng trong chiến lược của Washington nhằm theo đuổi chính sách đảm bảo tự do và mở cửa trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Song trong bài bình luận đăng trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, ông Li Kaisheng, Phó Giám đốc Viện Các mối quan hệ quốc tế thuộc Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải cho rằng, việc xóa bỏ VFA không có nghĩa là Manila sẽ “hướng về Bắc Kinh” theo hướng Trung Quốc là một trong số những quốc gia mà Philippines muốn thắt chặt quan hệ. Cũng theo ông Li, thay vào đó, hành động xóa bỏ VFA của Philippines sẽ tác động tới tình hình ở Biển Đông trong thời gian tới.

“Mỹ đã nhiều lần điều động tàu thuyền tới tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và tiến hành tập trận với một số quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Dù có hay không VFA, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông”, ông Li viết.

Thông thường Mỹ triển khai luân phiên từ 500 – 600 binh sĩ hoạt động ở Philippines, theo tổ chức Rand. Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines giảm mạnh vào đầu thập niên 90 khi chính quyền Manila cho đóng cửa hai căn cứ quân sự được cho là lớn nhất của quân đội Mỹ vào thời điểm đó.  

Phát biểu hôm 13/2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho hay, cuộc tập trận chung thường niên mang tên Balikatan giữa quân đội Mỹ - Philippines dự kiến diễn ra vào tháng Năm tới vẫn sẽ được tiến hành do theo quy định trong VFA, việc rút khỏi hiệp ước sẽ chính thức có hiệu lực trong 180 ngày sau khi thông báo chấm dứt được gửi cho phía còn lại.

“Một khi thời hạn chấm dứt VFA kết thúc, chúng tôi sẽ xóa bỏ các cuộc tập trận với Mỹ”, ông Lorenzana nhấn mạnh.

Trung tướng Felimon Santos Jr., Tư lệnh quân đội Philippines cho biết sau khi hiệp ước VFA với Mỹ chấm dứt, quân đội Philippines sẽ đẩy mạnh hoạt động tương tác quân sự với các nước láng giềng như Australia và Nhật Bản. Do Australia vẫn duy trì một hiệp ước các lực lượng ghé thăm với Philippines. Ngoài ra, Nhật Bản cũng từng tham gia tập trận chung thường niên với Mỹ và Philippines.

Nhà nghiên cứu Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam ở Singapore cho rằng, dư luận trong nước sẽ không ủng hộ Tổng thống Duterte xóa bỏ VFA từng ký kết với Mỹ và hành động này sẽ tác động tới mối quan hệ giữa hai nước.

“Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Philippines đã có từ lâu đời và trải qua nhiều đời lãnh đạo. Thật khó để hình dung việc thiếu vắng VFA không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ quân sự song phương thân thiết giữa hai nước”, ông Koh kết luận.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.

Lần gần nhất, hồi cuối tháng Một, tàu tác chiến ven bờ USS Montgomery của hải quân Mỹ trở thành chiến hạm đầu tiên tiến hành tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông trong năm 2020.

Theo vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.