Tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma
15 Tháng Ba 2020 7:57 CH GMT+7
Sáng 14/3, cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm 32 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) tại chân cầu Mân Quang, sát vịnh Đà Nẵng.

Đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, nhắc lại vắn tắt sự kiện và thắp hương trước bài vị 64 liệt sĩ được in trên tấm pano màu xanh nước biển. "Covid-19 đang căng thẳng nên chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm ngắn gọn, không ăn uống và thả hoa xuống biển như những năm trước để tránh tập trung đông người", đại tá Lập nói.

Buổi tưởng niệm diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút. Ảnh: Nguyễn Đông.

Buổi tưởng niệm diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút. Ảnh: Nguyễn Đông.

 

Mắt đỏ hoe khi thắp hương cho chồng - liệt sĩ Trần Văn Phòng (quê Kiến Xương, Thái Bình) cùng 63 đồng đội, bà Nguyễn Thị Bích Lạc (60 tuổi, quê Hà Nội) đứng lặng hồi lâu. Chồng bà là cán bộ chính trị của Trung đoàn công binh E83, không có tên trong danh sách ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao năm 1988. Do chỉ huy trưởng khung đảo bị tai nạn giao thông, thượng úy Phòng có chút kinh nghiệm về xây dựng nên xung phong đi thay.

Bà lạc kể: "Lúc đó tôi đang là quân y sĩ trong đơn vị, biết tình hình ở Trường Sa nên xác định chuyến đi này rất căng thẳng. Nhưng không thể tưởng tượng được giữa thời bình lại mất mát quá lớn với 64 gia đình như vậy". Chồng hy sinh khi con gái đầu mới 14 tháng tuổi, bà Lạc suy sụp, sụt tới 18 kg.

Những năm trước, bà Lạc thường giỗ chồng theo ngày âm (28/2). Vài năm nay, ngày 14/3 "là sự kiện được cả nước nhắc đến" nên bà quyết định giỗ theo ngày dương và đến tham gia lễ tưởng niệm cùng đồng đội.

Năm nay, lễ tưởng niệm được tổ chức tại không gian riêng dưới chân cầu Mân Quang. Nơi đây vốn là bãi đất trống, được cựu binh Trần Văn Tiến (nguyên là lính thông tin tại đơn vị công binh E83) xin phép thành phố cải tạo.

Bà Nguyễn Thị Bích Lạc mắt đỏ hoe khi trong lễ giỗ 32 năm của chồng và đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.

Bà Nguyễn Thị Bích Lạc trong lễ giỗ 32 năm của chồng và đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ngoài lát đá tạo hình bản đồ Việt Nam trên diện tích rộng gần 200 m2, ông Tiến dựng hai mô hình cột mốc nhỏ mang tên Hoàng Sa và Trường Sa, trang trí thêm tiểu cảnh chùa Một Cột (biểu tượng Hà Nội) và cầu Vàng (Đà Nẵng).

Ông Tiến nói, khu vực dưới chân bán đảo Sơn Trà này rất đông cựu binh của E83 nên nếu được quy hoạch thì sẽ là điểm đến để mọi người cùng ôn kỷ niệm, các em nhỏ cũng có nơi vui chơi kết hợp với tìm hiểu lịch sử.

Tháng 3/1988, Việt Nam đưa tàu ra xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao trong bối cảnh Trung Quốc liên tục chiếm đóng trái phép các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Rạng sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi Gạc Ma, phía Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến cùng binh lính đến cướp cờ, giết hại chiến sĩ. 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh, 9 người bị bắt.

Tàu HQ-604 và HQ-605 bị bắn chìm. Tàu HQ 505 bị bắn cháy đã lao hết tốc lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép đến nay.

Theo VNExpress.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.