Trung Quốc tranh thủ gây ảnh hưởng ở Italy giữa dịch Covid-19
Wednesday, March 25, 2020 7:43 PM GMT+7
VOV.VN - Trong lúc Covid-19 hoành hành trên thế giới và Italy chìm trong hoạn nạn do dịch bệnh, Trung Quốc đã khẩn trương chớp cơ hội gây ảnh hưởng ở nước này.

Đất nước Italy nằm ở vị trí chiến lược giữa Địa Trung Hải và sở hữu nguồn nhân lực có kỹ năng. Ngày nay cùng với sự trỗi dậy của mình, Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại đó.

Từ trước đó, Italy đã trông đợi vào Trung Quốc về kinh tế

Năm 2019, Italy đã ký kết Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Italy là nước đầu tiên và cho tới nay là quốc gia G-7 duy nhất tham gia sáng kiến này.

trung quoc chop co hoi gay anh huong o italy giua dich covid-19 hinh 1

Hàng y tế Trung Quốc viện trợ cho Italy. Ảnh: Wall Street Journal.

Đã nhiều năm chìm trong trì trệ kinh tế, Italy hy vọng sẽ có được một nguồn kích thích mạnh cho sự tăng trưởng thông qua hoạt động thương mại với Trung Quốc. Động thái này vấp phải sự phản đối từ các đồng minh phương Tây của Italy và cả một số phe nhóm trong nước, cụ thể là một bộ phận của chính phủ liên minh hiện nay.

Tuy nhiên đến nay việc ký Bản ghi nhớ chưa mang lại cho Italy thêm các hợp đồng từ Trung Quốc so với các nước khác không ký kết như vậy.

Biến cố virus corona chủng mới

Quay trở lại tháng 3/2020 này. Italy đang chìm trong cuộc khủng hoảng Covid-19 (do virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây ra). Tính đến ngày 20/3, Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.400 người Italy, tức là vượt số ca tử vong được ghi nhận ở Trung Quốc đại lục vào cùng thời điểm (hiện con số này của Italy đã là 6.820 ca, gấp đôi số ca tử vong ở Trung Quốc – ND). Vào đầu tháng 3, Italy cầu cứu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua Cơ chế Bảo vệ Dân sự EU. Nhưng không có nước EU đáp lại lời kêu cứu đó. Đã vậy, Pháp và Đức còn áp đặt lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang. Nhiều người Italy cảm thấy bị các đối tác EU quay lưng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản ứng lại và nhanh chóng dùng cầu hàng không để đưa 30 tấn thiết bị y tế sang Italy.

Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio đã đăng tải lên Facebook cá nhân một đoạn video về chiếc máy bay chất đầy hàng của Trung Quốc hạ cánh xuống Italy. Đây có thể xem là một thắng lợi ngoại giao cho Trung Quốc.

Đức sau đó cam kết cung cấp khẩu trang cho Italy, nhưng đã quá muộn. Trên mạng xã hội đã hình thành một câu chuyện về việc này: EU bỏ rơi Italy còn Trung Quốc thì lại dang tay giúp đỡ.

Ngoại trưởng Italy Di Maio ca ngợi sự trợ giúp của Trung Quốc, ông gắn điều đó với chính sách Trung Quốc của mình và với cuộc gọi điện của ông cho Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào hôm 10/3 – hai ngày trước khi Trung Quốc viện trợ hàng cho Italy.

Tuy nhiên trên thực tế gói viện trợ này được gửi đi dựa trên sự thỏa thuận giữa Hội Chữ Thập đỏ của Trung Quốc và của Italy. Theo thông lệ giữa Hội Chữ Thập đỏ các nước, Hội Chữ Thập đỏ Trung Quốc đã hồi đáp lại sự giúp đỡ mà họ nhận được từ Hội Chữ Thập đỏ Italy chỉ một tháng trước đó, khi Italy gửi 18 tấn hàng viện trợ cho Vũ Hán – tâm dịch Covid-19 lớn của Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc ra tay

Bộ máy truyền thông của Trung Quốc đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội và đăng tải các video ghi cảnh người dân Italy tỏ lòng biết ơn với Trung Quốc về sự hào phóng đó. Các video này đều có phụ đề tiếng Trung và có thể ban đầu được sản xuất để nhắm vào đối tượng khán giả là người Trung Quốc.

Ngoài lô viện trợ y tế đầu tiên (đến Rome vào ngày 12/3), Trung Quốc còn gửi lô thứ hai tới Milan vào ngày 18/3. Lô này được gửi đi từ các tỉnh Trung Quốc, bao gồm Chiết Giang- tỉnh có số đông Hoa kiều ở Italy. Bên cạnh đó còn có quyên góp của các công ty Trung Quốc.

Một trong các công ty được lưu ý nhiều là ZTE – công ty này quyên góp 2.000 khẩu trang cho thành phố L’Aquila ở miền trung Italy, nơi công ty này vận hành một trung tâm công nghệ và đổi mới 5G chung với trường đại học tại địa phương. Ngoài ra, một công ty viễn thông đình đám khác của Trung Quốc là Huawei (Hoa Vi) đã đề xuất được lập một mạng lưới tin học đám mây nhằm kết nối các bệnh viện của Italy với nhau và với các bệnh viện ở Vũ Hán – điều này đã khiến người ta lo ngại sâu sắc về vấn đề kiểm soát các cơ sở quan yếu và bảo vệ dữ liệu.

Nhờ có tầm vươn này, hình ảnh Trung Quốc ở Italy đã bớt bị gắn với nơi khởi phát dịch Covid-19.

Hiện nay ở Italy, Trung Quốc được xem là một nước đã cung cấp sự giúp đỡ cụ thể cho Italy khi nước này gặp hoạn nạn, trong lúc các đối tác gần gũi hơn về địa lý đã không cung cấp sự giúp đỡ nào dù luôn nói về tình đoàn kết châu Âu.

Lại thêm “Con đường Tơ lụa Y tế”

Trong một cuộc điện đàm gần đây với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chớp cơ hội và đề xuất mở một “Con đường Tơ lụa Y tế” song hành với sáng kiến “Vành đai và Con đường” hiện nay. Theo sáng kiến mới này, Trung Quốc sẽ sử dụng các bài học thu được từ thành công của họ trong cuộc chiến chống Covid-19 để chia sẻ với các đối tác trên thế giới. Nhiều nước có lẽ sẽ quan tâm đến điều này do dịch Covid-19 có thể còn kéo dài thêm vài tháng nữa và một đại dịch tương tự có thể tái diễn.

Hiện nay ở Italy nhiều người nhận thức rằng Trung Quốc đã thành công trong việc chinh phục virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) trong một thời gian tương đối ngắn là nhờ vào các biện pháp mạnh mẽ và quyết đoán.

Trung Quốc thì đã có kế hoạch đối với Italy. Trung Quốc quan tâm đến các hải cảng và cơ sở hạ tầng của nước này liên quan đến dự án “Vành đai và Con đường”, cùng tiềm năng du lịch của Italy.

Sự viện trợ vừa qua của Trung Quốc cho Italy có thể giúp củng cố quan hệ Trung Quốc-Italy và dọn đường cho hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 11 tới./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Dấu ấn 20 năm
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.