Trung Quốc dùng tên lửa Ukraine thế nào để cải thiện sức mạnh hạt nhân?
26 Tháng Ba 2020 7:02 CH GMT+7
(Tổ Quốc) - Trong khi Ukraine từ bỏ năng lực sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 1994, nhiều nhà khoa học và đội ngũ thiết kế nước này vẫn có bí quyết sản xuất các thành phần quan trọng của loại vũ khí chiến lược này.

Trung Quốc thường đặc biệt quan tâm đến kho tri thức trên và đã có được sự giúp đỡ của Ukraine trong việc thiết kế hệ thống radar mảng pha đầu tiên của họ. Việc Trung Quốc tìm kiếm các kỹ sư hàng không vũ trụ, thiết kế xe tăng và khí tài hải quân Ukraine cũng là một hiện tượng phổ biến, đáng chú ý nhất là Valerii Babich, nhà thiết kế tàu sân bay Varyag.

Trung Quốc dùng tên lửa Ukraine thế nào để cải thiện sức mạnh hạt nhân? - Ảnh 1.

Tìm kiếm bí mật từ Ukraine

Tờ National Interest cho rằng, thậm chí còn có tin đồn về một số "thị xã Ukraine" ở một số thành phố của Trung Quốc – những nơi được thành lập bởi số lượng lớn người nước ngoài mà các công ty Trung Quốc thuê dùng. Các doanh nhân Ukraine và Nga thậm chí đã bán tên lửa hành trình hạt nhân Kh-55 (không có đầu đạn) từ kho dự trữ của Ukraine cho Trung Quốc trong những năm 2000. Khi Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa dàn tên lửa xuyên lục địa ICBM của mình, một câu hỏi được đặt ra: Ukraine cung cấp bao nhiêu sự giúp đỡ, cả sẵn lòng và không sẵn lòng?

Đây không phải là lần đầu tiên kĩ thuật ICBM của Ukraine có tiềm năng xuất khẩu. Vào mùa thu năm 2017, Cơ quan thiết kế Yuzhnoye của Ukraine, có trụ sở tại Dnipro, đã bị cáo buộc cung cấp động cơ tên lửa cho Triều Tiên. Trong khi truyền thông Ukraine bác bỏ cáo buộc này, có một trường hợp nhân viên Yushnoye bị bắt quả tang đang bán các kế hoạch liên quan đến tên lửa vượt đại châu RS-20 (SS-18 Ur Satan) cho các kỹ sư tên lửa Trung Quốc. Mặc dù các kỹ sư Trung Quốc đã bị cảnh sát Ukraine bắt, nhưng ảnh hưởng ngoại giao của Trung Quốc dường như đã dẫn đến việc lời buộc tội được xóa bỏ. Xu hướng này đã tiếp tục, gần đây là năm 2016 khi một nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Dnipropetrovsk lên đường đến Trung Quốc với nhiều tài liệu liên quan đến việc sử dụng vật liệu tổng hợp và lớp phủ che chắn nhiệt trên bệ phóng tên lửa – vốn được coi là bí mật nhà nước của Ukraine.

Sự quan tâm của Trung Quốc đối với RS-20 ít nhất một phần xuất phát từ mong muốn của họ đối với việc triển khai đầu đạn đa nòng MIRV trên ICBM của họ. Điều này đã bắt đầu với việc triển khai ICBM DF-5B và dường như sẽ tiếp tục với việc triển khai DF-41 ICBM. Việc các thiết kế MIRV được sử dụng trên DF-5B có phải được lấy từ các kế hoạch RS-20 của Ukraine hay không thì chưa rõ, nhưng có thể là do đường kính tương tự của tên lửa DF-5 và RS-20. Tuy nhiên, một số người dùng trên diễn đàn Trung Quốc thì cho rằng Ukraine có hỗ trợ việc phát triển DF-5B thông qua một nền tảng khác. Bài báo nói rằng hợp tác Trung-Ukraine trong các dự án không gian dân sự, cụ thể là động cơ RD-120 và động cơ kiểm soát RD-9 có thể được sử dụng để cải thiện ICBM DF-5B.

Loạt khí tài tương tự?

Tuy nhiên, một khía cạnh đáng nói có thể tin là sự hỗ trợ quan trọng của Ukraine hay đầu vào của chương trình tên lửa Trung Quốc là điểm chung giữa các hệ thống tên lửa gần đây của họ.

Tên lửa xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc tương tự như RT-23 của Liên Xô về nhiều mặt, cả hai đều sử dụng động cơ ba giai đoạn nhiên liệu rắn và mang theo mười đầu đạn MIRV. Trong khi Trung Quốc đã phát triển các cặp tên lửa đất/biển phổ biến trước đây như DF-3 /JL-2 và DF-21/JL-1, JL-1 và DF-21 là thiết kế hai giai đoạn còn DF-31 / JL-2 ban đầu được thiết kế cho các đầu đạn đơn, không phải MIRV mặc dù khả năng này đã được bổ sung sau đó. Các nguồn tin khác cũng ghi nhận sự tương đồng giữa DF-41 và RT-23, mặc dù các nguồn của Nga phủ nhận điều này, với lý do tầm bắn lớn hơn của DF-41 so với RT-23.

Khi nhiều điều cho thấy công nghệ tên lửa và hỏa tiễn đang chảy từ Ukraine sang Trung Quốc, có thể đúng khi nói rằng Ukraine đã cung cấp hỗ trợ đáng kể cho chương trình tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Mặc dù thế hệ tên lửa mới của Trung Quốc có thể không giống với các loại mà Ukraine thiết kế cách đây vài thập kỷ, dòng chảy liên tục bí mật của Ukraine liên quan đến tên lửa, sự di cư của các kỹ sư và nhà khoa học Ukraine, và sự hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc về các tên lửa dân sự dẫn đến một tình huống là các ICBM hiện đại của Trung Quốc có thể kết hợp bí quyết của Ukraine ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.