Chuyên gia Biển Đông ‘vạch mặt’ phát ngôn dối trá của bà Hoa Xuân Oánh
Tuesday, April 07, 2020 8:59 PM GMT+7
(VTC News) - Trước phát ngôn của bà Hoa Xuân Oánh rằng tàu cá Việt Nam chủ động đâm tàu Hải cảnh Trung Quốc và chìm, chuyên gia Biển Đông nhận định đây là phát ngôn ngược ngạo.

Vụ 8 ngư dân Quảng Ngãi đang khai thác hải sản ở Hoàng Sa – ngư trường truyền thống tự bao đời, bất thình lình bị đâm chìm tàu mới đây như gióng thêm hồi chuông tố cáo Trung Quốc.

Ngoài ra, việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam trái phép suốt 15 tiếng đồng hồ là một hành động không thể chấp nhận.

Chuyên gia Biển Đông ‘vạch mặt’ phát ngôn dối trá của bà Hoa Xuân Oánh - 1

Tàu QNg 90617 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa. (Ảnh: Ngư dân chụp)

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về hành vi ngang tàng, vô nhân đạo của phía Trung Quốc, PV VTC News phỏng vấn nhà nghiên cứu Hoàng Việt - thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, một chuyên gia về Biển Đông. 

- Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn của Bộ này, cho rằng tàu cá Việt Nam tự đâm vào mũi tàu Trung Quốc và chìm, ông nghĩ sao về phát ngôn trên?

Trước tiên, tôi nhấn mạnh, phát ngôn của bà Hoa Xuân Oánh là sự bịa đặt, đổi trắng thay đen trắng trợn.

Thứ nhất, câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hết sức ngược ngạo, bất chấp sự thật và thiếu thiện chí.

Thứ hai, tôi nhận định, không có chuyện tàu cá nhỏ lại đi đâm tàu chấp pháp có vũ trang của Trung Quốc.

Qua đây, tôi muốn lưu ý ngư dân, trong tình huống bị tấn công phải cố gắng ghi lại những hình ảnh, video sự việc. Vì đây chính là bằng chứng, cơ sở vô cùng quan trọng để chúng ta tố cáo họ (Trung Quốc) trước công luận thế giới, tránh trường hợp đổi trắng thay đen như tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4.

- Trung Quốc đã hành xử bất chấp luật pháp quốc tế trên biển khi ngang nhiên bắt 8 ngư dân và giam giữ trái phép họ suốt 15 tiếng, ông nhận định thế nào về hành vi này?

Trung Quốc đã hành xử như vùng biển này thuộc “ao nhà” của mình, bất chấp luật pháp quốc tế như Công ước Luật biển, bất chấp những tuyên bố cũng như các văn bản mà các lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia ký kết như DOC năm 2002, Thoả thuận chung giải quyết các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết năm 2011.

Một mặt, chúng ta cần thông qua mọi con đường ngoại giao để yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng những văn bản mà Trung Quốc đã tham gia. Mặt khác, chúng ta cần đưa ra công luận thế giới những hành vi sai trái này của Trung Quốc bởi dư luận quốc tế chắc chắn tạo sức ép nhất định tới Trung Quốc.

Đặc biệt, chúng ta cũng cần nâng cao năng lực của các cơ quan chấp pháp biển của mình như Cảnh sát biển, lực lượng Kiểm ngư để có thể góp phần bảo vệ ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Chuyên gia Biển Đông ‘vạch mặt’ phát ngôn dối trá của bà Hoa Xuân Oánh - 2

1 trong số 3 tàu sắt Trung Quốc tấn công các tàu cá Việt Nam. (Ảnh: Ngư dân chụp)

Một điều cũng hết sức lưu ý, hiện nay thông tin từ trang SCSPI của Trung Quốc cáo buộc một số tàu cá của Việt Nam đánh bắt vượt khu vực biển thuộc chủ quyền. Nếu vậy, chúng ta cũng cần tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân biết sự nguy hiểm nếu ngư dân lưu thông ngoài khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn nếu trong phạm vi thì chúng ta có quyền đánh bắt theo quy định của luật pháp quốc tế.

Trước mắt, Nhà nước cần làm gì để chấm dứt “điệp khúc” đâm tàu, bắt giữ ngư dân trái phép của Trung Quốc?

Việc chấm dứt các hành động ngang ngược, vô lối của Trung Quốc ở Hoàng Sa không phải là một vấn đề đơn giản. Bằng chứng là năm nào cũng có tàu của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, đâm chìm ở Hoàng Sa.

Thế và lực của Trung Quốc ngày càng mạnh. Do đó, họ luôn có dã tâm dùng sức mạnh để cưỡng đoạt các quyền lợi trên khu vực Biển Đông.

Giải pháp tổng thể là chúng ta phải tăng cường thực lực về mọi mặt như kinh tế biển, quốc phòng…, cũng như phát triển các quan hệ quốc tế nhằm tạo thế và lực, qua đó mới có thể ngăn chặn được âm mưu đê hèn và dã tâm của Trung Quốc.

Qua sự việc 8 ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công mới đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần phản đối kịch liệt, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Quảng ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Ngoài ra, lực lượng cảnh sát biển cũng cần tăng cường tuần tra, giám sát nhằm kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển.

Chuyên gia Biển Đông ‘vạch mặt’ phát ngôn dối trá của bà Hoa Xuân Oánh - 4

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, ngư dân cứ vững tâm đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hoặc khu vực biển quốc tế được phép khai thác.

Từ ngày 1/5, Trung Quốc bắt đầu thực hiện thời gian cấm biển. Kết hợp với việc tàu cá Quảng Ngãi bị tấn công gần đây, ông có lời khuyên gì cho ngư dân trong thời gian tới?

Bắt đầu năm 1999, Trung Quốc hàng năm tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Thời gian cấm biển thường là từ ngày 1/5 đến hết ngày 16/8.

Tuy nhiên, tôi khẳng định, đây là lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc và hoàn toàn không có giá trị suốt hơn 2 thập kỷ qua. Nó chỉ có hiệu lực trong vùng biển của Trung Quốc.

Điều đáng mừng là bà con quanh năm bám biển mưu sinh vẫn can trường bám quần đảo chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ngư dân Việt Nam hãy cứ tiếp tục ngoan cường bởi họ chính là những “chiến sĩ” ngày đêm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước ở ngoài khơi xa.

Ngư dân cứ vững tâm đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hoặc khu vực biển quốc tế được phép khai thác. Như vậy, dù có muốn dùng sức mạnh để áp đặt lệnh cấm đơn phương thì Trung Quốc cũng phải chào thua.

Cảm ơn ông!

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.