Mỹ - Trung Quốc có thể và chưa thể dùng vũ khí gì?
07 Tháng Năm 2020 6:57 CH GMT+7
TGVN. Tổng thống Donald Trump được cho là đang chọn thời điểm để khởi động lại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.

Con bài trong tay Mỹ

Nhiều nguồn tin trong Chính quyền chia sẻ rằng có nhiều công cụ khác nhau để chống lại Trung Quốc, trong đó có việc hủy bỏ nợ của Mỹ đối với Bắc Kinh. Việc Trung Quốc sở hữu 1.100 tỷ trái phiếu Mỹ trở thành ý tưởng hấp dẫn cho những người theo trường phái diều hâu đối với Trung Quốc và có thể hấp dẫn đối với Tổng thống Trump.

my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi

Xung khắc thương mại Mỹ - Trung Quốc đang được khởi động lại? (Nguồn: Facebook).

Thượng Nghị sỹ Marsha Blackburn cho rằng Mỹ nên xem xét từ bỏ các khoản thanh toán lãi cho Trung Quốc vì thiệt hại kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng một động thái như vậy sẽ gây bất ổn cao và có thể dẫn đến việc hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, làm suy yếu quan điểm về việc trái phiếu Mỹ là chuẩn mực và là tài sản an toàn nhất trên thế giới. Công ty tư vấn Eurasia cho rằng điều này là rất khó xảy ra do sẽ làm suy yếu thị trường tài chính và đặt câu hỏi về khía cạnh pháp lý của biện pháp này.

Các Cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump đã cố gắng bác bỏ ý tưởng nói trên. Cố vấn Kinh tế Nhà trắng Larry Kudlow nói với hãng tin Reuters rằng toàn bộ niềm tin và tín nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của Mỹ là bất khả xâm phạm. Ngay cả Tổng thống Trump cũng có vẻ thận trọng về một biện pháp triệt để như vậy. Khi được hỏi về khả năng Mỹ không trả các nghĩa vụ nợ cho Trung Quốc, ông bày tỏ lo ngại việc này sẽ làm suy yếu đồng USD. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không từ bỏ ý tưởng trừng phạt Trung Quốc thông qua các phương pháp khác như thuế quan.

Ngoài khoản nợ, Mỹ còn có một vũ khí khác là lợi thế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Chip trí tuệ nhân tạo (AI) là bộ vi xử lý tối ưu hóa hiệu suất cao, đại diện cho lợi thế của công nghệ bán dẫn toàn cầu, thu hút sự quan tâm của Washington và Bắc Kinh. Chính quyền của Tổng thống Trump coi tiến bộ trong ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia nghiêm trọng, từ đó sử dụng các biện pháp trừng phạt nhằm làm chậm bước tiến của Trung Quốc. Dù cố gắng để có thể tự cung, tự cấp chip AI nhưng trên thực tế, các công ty Trung Quốc dễ bị tổn thương trước các hành động trừng phạt của Mỹ. Giới chuyên gia trong ngành cho rằng Trung Quốc chỉ thực sự có một công ty có khả năng cạnh tranh với các công ty Mỹ trong thiết kế chế tạo chip AI, đó là HiSilicon của tập đoàn Hoa Vi. Nhưng ngay cả HiSilicon cũng dễ bị tổn thương nặng nề trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, chính quyền Mỹ cũng có thể ra lệnh cho các công ty Mỹ hạn chế bán hàng cho Trung Quốc.

Vũ khí của Trung Quốc

Trung Quốc có lợi thế là quốc gia hàng đầu sản xuất đất hiếm vốn có vai trò quan trọng đối với những mảng công nghệ cao từ viễn thông, điện tử đến xe hơi, hay công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa. Để sản xuất động cơ máy bay chiến F35, Mỹ cần từ kền đến cobalte, từ modybdene đến tungstene...Công nghệ chế tạo vũ khí nói chung là lĩnh vực tiêu thụ nhiều kim loại hiếm nhất.

Trong khi đó, lĩnh vực này vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa là một con gà đẻ trừng vàng mà chắc chắn là Mỹ không nhường cho bất kỳ một đối thủ nào. Cũng vì lý do này, kim loại hiếm không nằm trong danh sách những sản phẩm của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ bị Chính quyền Mỹ tăng thuế hải quan.

Vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng cường độ, Chủ tịch Trung Quốc đã ghé thăm 1 nhà máy khai thác kim loại hiếm tại Giang Tây. Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình có Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Hạc, Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ để giải quyết tranh chấp mậu dịch. Báo chí Pháp đồng loạt bình luận rằng Bắc Kinh khéo léo nhắc nhở Tổng thống Donald Trump rằng Trung Quốc cũng có những lá chủ bài trong tay để mặc cả với Mỹ. Trung Quốc đang nắm giữ 40% các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới (Mỹ 1%).

Trung Quốc có dám đi đến cùng?

Tuy nhiên, cũng như Mỹ không dễ dàng sử dụng vũ khí nợ, Trung Quốc cũng khó dùng đến đất hiếm để gây áp lực với Mỹ. Nhà báo Guillaume Pitron (Pháp), tác giả cuốn “Chiến tranh Kim loại hiếm, Mặt trái của tiến trình chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật số” nhận định: phong tỏa đất hiếm, Trung Quốc sẽ biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ với Mỹ và đó là lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh. Nhà báo Gillaume Pitron nói: “Đành rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ mà Bắc Kinh phát đi, nhưng tôi không cho rằng Trung Quốc dám sử dụng đòn này với Mỹ.

Bởi thứ nhất, về mặt tâm lý, đây là điều vô cùng nhạy cảm đối với Washington. Mở thêm mặt trận này, lập tức chiến tranh thương mại hiện nay sẽ mang tầm cỡ mới, nguy hiểm hơn rất nhiều và Mỹ chắc chắn sẽ phản công lại mạnh hơn nữa và có thể Washington sẽ phản công quá mức. Thứ hai là đụng đến đất hiếm sẽ tác động trực tiếp đến thế thượng phong của nền công nghệ vũ khí Mỹ, tức là động đến cốt lõi về chủ quyền, an ninh và qua đó là sự tồn tại của Mỹ. Nếu Trung Quốc ngừng bán đất hiếm cho Mỹ, tác động không chỉ dừng lại ở những chiếc điện thoại thông minh Iphone, đến những vật dụng hàng ngày, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, đến khả năng chế tạo tên lửa, máy bay chiến đấu ... của Mỹ. Không ai lường trước được hậu quả từ một cuộc đối đầu như vậy. Thành thử tôi nghĩ rằng Trung Quốc không dám đi đến cùng”.

Nhà báo Guillaume Pitron cũng chỉ rõ chuỗi cung ứng của thế giới vừa bổ sung, vừa lệ thuộc vào nhau, nên đánh vào về thương mại của đối phương cũng tự hại mình. Chính vì vậy trong cuộc chiến mậu dịch giữa Washington và Bắc Kinh, chính quyền của Tổng thống Trump chỉ tìm cách gây khó dễ để mặc cả và nhất là đòi Trung Quốc phải nhượng bộ, muốn cho Bắc Kinh bài học là Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như ý muốn.

Về tương lai quan hệ hai nước, các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc sử dụng thuế quan hoặc các biện pháp khác để trừng phạt Trung Quốc vì cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay có thể là phản tác dụng và biến suy thoái thành một cuộc đại suy thoái toàn diện.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.