Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, máy bay, tàu Mỹ liên tục xuất hiện
19 Tháng Năm 2020 8:01 CH GMT+7
Mỹ đang tăng áp lực quân sự lên Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trên Biển Đông vì các yêu sách phi lý và sự hung hăng của Bắc Kinh.

Trong vài tuần qua, sự xuất hiện của các tàu Hải quân Mỹ và máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ đã đưa ra thông điệp rằng quân đội Mỹ dự định duy trì sự hiện diện trong khu vực và bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ.

Việc đưa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trở lại khu vực vào cuối tháng cũng là ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc.

Trung Quoc hung hang o Bien Dong, may bay, tau My lien tuc xuat hien hinh anh 1 1000.jpeg

Một chiếc Super Hornet F/A-18F được phóng từ sàn máy bay của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) ở phía tây bắc Thái Bình Dương ngày 18/3. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai chỉ trích Bắc Kinh không ngăn chặn được sự lây lan của virus và không minh bạch trong giai đoạn đầu đại dịch.

Lầu Năm Góc cũng cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách có được lợi thế quân sự và kinh tế qua việc mở rộng khu vực lực lượng Trung Quốc hoạt động.

Quân đội Mỹ có thể cung cấp hỏa lực mọi nơi, mọi lúc

 

 

Và Lầu Năm Góc cũng nói rõ khả năng ứng phó của Mỹ với các hành động của Trung Quốc không hề bị ảnh hưởng.

"Chúng tôi có năng lực và khả năng cung cấp hỏa lực tầm xa ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng tôi cũng có thể mang đến hỏa lực áp đảo", tướng Timothy Ray, chỉ huy của Bộ tư lệnh không kích toàn cầu (AFGSC) giám sát lực lượng máy bay ném bom trong khu vực, cho biết.

Hôm 13/5, Hạm đội Thái Bình Dương đã có động thái bất thường khi tuyên bố rằng tất cả tàu ngầm trong khu vực của họ đang hoạt động trên biển "để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở giữa đại dịch Covid-19".

Trong khi quân đội Mỹ gần đây đã kết thúc "sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom" trên đảo Guam ở Thái Bình Dương - lần đầu tiên kể từ năm 2004, Không quân Mỹ đã tiếp tục triển khai máy bay ném bom đến khu vực này.

Những tuần gần đây, Mỹ đã ba lần triển khai máy bay ném bom B-1 từ các căn cứ ở Mỹ đến khu vực này bao gồm một chiến dịch trên Biển Đông và một lần triển khai bốn máy bay ném bom B-1 cùng 200 nhân viên từ căn cứ Không quân Dyess ở Texas đến đảo Guam.

Trung Quoc hung hang o Bien Dong, may bay, tau My lien tuc xuat hien hinh anh 2 z_b1b_9.jpg

Máy bay ném bom chiến lược B-1 của Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.

Cuối tháng trước, Hải quân Mỹ cũng thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Mỹ nói rằng Trung Quốc đang sử dụng để chứa vũ khí và cơ sở quân sự. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp một số đảo, đá ở đây và thực hiện quân sự hóa.

Không ai nói rằng Mỹ đang hướng tới xung đột với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vẫn tiếp tục đưa việc làm Bắc Kinh nhụt chí lên là ưu tiên hàng đầu.

"Chúng tôi rất lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động và lợi dụng cơ hội để ép buộc các nước láng giềng và áp đặt yêu sách hàng hải bất hợp pháp của họ ở Biển Đông", phát ngôn viên Lầu Năm Góc, trung tá Dave Eastburn, nói với CNN.

Trung Quốc từ lâu đã chỉ trích những hành động họ gọi là sự khiêu khích của Mỹ.

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng

 

 

Biển Đông được coi là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng. Nơi đây có một số tuyến đường biển đông đúc nhất trên thế giới và các mỏ tài nguyên thiên nhiên tiềm năng như dầu khí.

Theo các quan chức Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng các tiền đồn trên đảo nhân tạo, lắp đặt các cơ sở quân sự cùng tên lửa ở đó nhằm kiểm soát các tuyến đường thủy chiến lược này.

"Chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP) trên toàn cầu. (Qua đó) Hải quân Mỹ thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng, bao gồm cả những yêu sách ở Biển Đông. Chúng tôi cũng thực hiện các chuyến đi thường xuyên qua eo biển Đài Loan để chứng minh thêm rằng Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", đại tá Hải quân Mỹ Michael Kafka, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, nói.

Trung Quoc hung hang o Bien Dong, may bay, tau My lien tuc xuat hien hinh anh 3 200430110626_uss_barry_paracel_islands_exlarge_169.jpg

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry tiến hành các hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông hôm 28/4. Ảnh: CNN.

Hôm 13/5, tàu USS McCampbell, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ, đã đi qua eo biển Đài Loan.

"Việc con tàu đi qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở", trung úy Anthony Junco, người phát ngôn của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, nói với CNN.

Mỹ thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc xem tuyến đường thủy chiến lược ngăn cách Trung Quốc với Đài Loan là khu vực ưu tiên và thường xuyên theo dõi các tàu Mỹ đi qua khu vực này.

Trung Quốc thường xuyên phản đối các hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực và thường phái tàu hoặc máy bay theo dõi các tàu Mỹ.

Mỹ nói rằng Trung Quốc đã cố gắng đe dọa các quốc gia khác trong khu vực.

Hồi đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, khiến 8 ngư dân gặp nạn.

Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc, được hộ tống bởi các tàu hải cảnh và dân quân hàng hải, cũng xuất hiện để cản trở hoạt động của West Capella, tàu thăm dò dầu khí thuộc sở hữu của Petronas, tập đoàn năng lượng quốc doanh của Malaysia.

Việc đưa một nhóm tàu do một tàu khảo sát dẫn đầu để quấy rối các bên yêu sách trên Biển Đông là một chiến lược quen thuộc của Trung Quốc. Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật tương tự với Việt Nam.

Lần này, Mỹ đã phản ứng bằng cách hai lần đưa tàu chiến vào khu vực đầu tháng 5. Đây là màn trình diễn vũ lực nhằm báo hiệu cho Bắc Kinh rằng Hải quân Mỹ có thể thách thức mọi nỗ lực chiếm đoạt tài nguyên trong khu vực của Trung Quốc.

"Chúng tôi cam kết tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do trên biển và pháp quyền", đô đốc John Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, tuyên bố sau khi tàu chiến Mỹ được đến khu vực.

Ông Aquilino nói thêm cảnh báo Trung Quốc phải chấm dứt việc bắt nạt và ngăn cản khu vực Đông Nam Á khai thác dầu mỏ, khí đốt và thủy sản ngoài khơi. "Hàng triệu sinh kế của người dân trong khu vực phụ thuộc vào các tài nguyên đó", ông nói.

Trung Quốc cũng dường như đang sử dụng quân đội của mình để đưa ra thông điệp rằng họ có khả năng hoạt động ở khoảng cách xa hơn trong thời gian dài hơn để thách thức các nước láng giềng và Mỹ. Mỹ cho biết tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã vào Biển Đông vào tuần trước cùng với một số tàu chiến khác.

Theo zingnews.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.