Căng thẳng thương mại Mỹ - EU: Thêm nhiệt giữa đại dịch
30 Tháng Sáu 2020 10:28 CH GMT+7
Với mâu thuẫn chủ yếu về việc trợ cấp chính phủ cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing, căng thẳng thương mại giữa hai bờ Đại Tây Dương đang gia tăng khi Mỹ xem xét áp thuế bổ sung với lượng hàng hóa trị giá 3,1 tỷ USD các sản phẩm nhập khẩu từ EU.

Ăn miếng trả miếng

Theo kênh Channel New Asia, Ủy ban châu Âu (EC) đã bày tỏ quan ngại về việc Mỹ đe dọa áp thuế trừng phạt đối với hàng nhập khẩu từ châu Âu liên quan tranh chấp giữa các nhà chế tạo máy bay Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu.

Phô mai Italy trong danh sách hàng hóa EU có thể bị Mỹ áp thuế bổ sung. Ảnh: Getty Images

Phô mai Italy trong danh sách hàng hóa EU có thể bị Mỹ áp thuế bổ sung. Ảnh: Getty Images

Một văn bản do Đại diện Thương mại Mỹ công bố cho biết, Washington xúc tiến xem xét đánh thuế đối với các sản phẩm của châu Âu vì các khoản trợ cấp cho hãng chế tạo máy bay Airbus. Văn bản trên liệt kê các sản phẩm từ dầu olive đến cà phê của Pháp, Đức, Tây Ban Nha đều có thể phải chịu mức thuế mới. Cùng với đó, các sản phẩm khác như rượu whisky, rượu vang và thịt heo của tất cả các nước thành viên EU cũng bị Mỹ xem xét áp các mức thuế mới.

Thời gian qua, giữa Mỹ và EU vẫn tồn tại mâu thuẫn về vấn đề trợ cấp chính phủ cho Boeing và Airbus. Tháng 10-2019, sau khi được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bật đèn xanh, chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp mức thuế trừng phạt lên tới 7,5 tỷ USD với các sản phẩm nhập từ châu Âu. EU cũng đe dọa sẽ đáp trả bằng việc áp thuế với hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ.

Trong một bức thư gửi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer mới đây, Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan cho rằng, đại dịch Covid-19 là một cơ hội để hai bên xoa dịu những căng thẳng hiện tại và EU tuyên bố muốn đạt thỏa thuận với Washington về trợ cấp cho sản xuất máy bay để hủy bỏ tranh chấp. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn nằm trên giấy. Đây là nguyên nhân khiến Mỹ cân nhắc áp thuế bổ sung với các mặt hàng của EU.

Trong khi đó, EU cũng không muốn ở trong thế bị động, với tuyên bố sẽ trả đũa bất kỳ biện pháp áp thuế nào của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 25-6, EC cho biết việc WTO trì hoãn xem xét đề nghị của EU trong áp thuế trả đũa việc Mỹ trợ cấp cho Boeing là “không chính đáng và làm tổn hại tới quyền lợi của khối”.

Hai bên cùng thiệt

 Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện cam kết khi tranh cử là thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với toàn thế giới, không ngoại trừ đối tác lâu đời EU.

Căng thẳng thương mại Mỹ và EU bắt đầu từ khi Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ EU. Đáp lại, EU cũng áp thuế các sản phẩm biểu tượng của ngành công nghiệp Mỹ như đồ jean và mô tô phân khối lớn. Tổng thống Mỹ cũng đe dọa áp thuế ô tô nhập khẩu từ châu Âu, nhưng nhiều lần trì hoãn kế hoạch này do vấp phải sự phản đối từ các nghị sĩ trong nước.

Đến nay, đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU càng trở nên bế tắc do bất đồng về các khoản trợ cấp cho Boeing và Airbus, cũng như việc đánh thuế đối với các công ty kỹ thuật số và lĩnh vực nông nghiệp. Dù WTO đã lùi thời gian đưa ra quyết định đến tháng 9 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Người phát ngôn của EC cho biết, khối rất quan tâm vấn đề này và đã bày tỏ quan ngại với WTO, khẳng định sự chậm trễ là “không thể biện minh” ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh. Điều đó sẽ gây bất lợi cho các quyền trả đũa của EU theo các quy tắc của WTO.

Thêm nữa, trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu, các biện pháp áp thuế bổ sung mà Mỹ đề xuất có thể gây ra những tổn thất rất lớn cho cả hai bên. Giới quan sát cảnh báo rằng, các biện pháp ăn miếng trả miếng nói trên sẽ gây thiệt hại không đáng có đối với các doanh nghiệp ở hai bờ Đại Tây Dương, vốn đang vất vả đối phó với đại dịch.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.