Một cuộc đối đầu dần lộ diện ở biển Đông?
02 Tháng Bảy 2020 7:43 CH GMT+7
TPO - Cơ quan quân sự Đài Loan (Trung Quốc) xác nhận rằng họ đã tái triển khai thủy quân lục chiến tới một tập hợp các thực thể chìm do họ kiểm soát, cách Hong Kong khoảng 170 km về phía đông nam, trong số này chỉ một thực thể nhô lên khỏi mặt nước. Diễn tiến này kết thúc 10 năm phi quân sự hóa tại khu vực này, tạo ra nguy cơ đối đầu với quân đội Trung Quốc (PLA).

Ba thực thể được đề cập là hai bãi cát dài 11 mét chìm dưới nước và thực thể thứ ba, đảo Pratas rộng 240 ha, còn được gọi là Đông Sa. Hòn đảo, nằm giữa tuyến đường từ căn cứ quân sự Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Thái Bình Dương, có ý nghĩa chiến lược đối với việc Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương.

Cơ quan quân sự Đài Loan xác nhận rằng họ đã tái triển khai thủy quân lục chiến tới đảo Pratas ở biển Đông

Cơ quan quân sự Đài Loan xác nhận rằng họ đã tái triển khai thủy quân lục chiến tới đảo Pratas ở biển Đông.

Tàu sân bay Trung Quốc đầu tiên được chế tạo trong nước, Sơn Đông, tháng 12 năm ngoái được triển khai đến căn cứ Hải Nam, làm tăng áp lực lên quân đội Trung Quốc phải chiếm các đảo nhỏ ở quần đảo Pratas (thực ra gồm ba ám tiêu san hô vòng. Ám tiêu, hay atoll theo tiếng Anh, tức đảo san hô vòng, là vòng tròn hình thành từ san hô bao quanh một vụng biển).

Một phát ngôn viên của cơ quan quân sự Đài Loan nói với truyền thông địa phương rằng việc triển khai, dự kiến sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và các kỹ năng bảo trì hậu cần và thiết bị khác của cảnh sát biển Đài Loan đóng trên đảo. Vị quan chức không tiết lộ số lượng thủy quân lục chiến được triển khai, khi nào họ đến đảo và sẽ ở lại bao lâu.

Về phía PLA, việc triển khai có vẻ rộng khắp, theo bản tin của Kyodo News có trụ sở tại Tokyo. Bản tin trích dẫn các nguồn tin quân sự ẩn danh của Trung Quốc cho biết, Bộ chỉ huy quân khu Phương Nam của PLA, phụ trách khu vực Biển Đông, sẽ huy động một lực lượng chưa từng có, bao gồm thủy quân lục chiến, tàu đổ bộ, tàu lượn và máy bay trực thăng.

Một lý do nữa cho nguy cơ đối đầu là chính quyền Đài Loan hiện tại dưới thời nhà lãnh đạo Thái Anh Văn cho thấy không có khuynh hướng thực hiện thỏa thuận ngầm được chấp nhận bởi người tiền nhiệm của bà, ông Mã Anh Cửu có đường hướng thân thiện với Trung Quốc. Ông Mã, theo Asia Sentinel, gián tiếp củng cố các yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở khu vực bằng cách sử dụng luận thuyết về cái gọi là “quyền lịch sử” khi đề cập các đảo ở biển Đông. Theo logic chéo, thời đó, Đài Loan là một phần của Trung Quốc, vì vậy quyền tổ tiên của họ là một và giống nhau.

Nói với Asia Sentinel, các nhà quan sát về các vấn đề quân sự của Trung Quốc đã chia sẻ những ý kiến khác nhau về khả năng một cuộc tấn công của Trung Quốc vào đảo Đông Sa như thế nào trong ngắn và trung hạn.

Timothy R. Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao, tại tổ chức nghiên cứu RAND có trụ sở tại Mỹ, lập luận rằng cái giá phải trả về chính trị sẽ không tương xứng với việc kiểm soát hòn đảo mặc dù về mặt quân sự sẽ không khó khăn và việc kiểm soát Pratas sẽ hữu ích, một điểm mạnh dọc theo tuyến vận tải quan trọng ở Biển Đông và có lẽ để triển khai các cảm biến để cung cấp thông tin về các diễn biến trên biển.

“Một cuộc tấn công gần như chắc chắn sẽ chấm dứt hy vọng thống nhất trong hòa bình, vì người dân Đài Loan sẽ tức giận và thiếu niềm tin vào Trung Quốc với tư cách là một đối tác”, ông Heath nói. “Một cuộc tấn công cũng sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ với Mỹ, có thể dẫn đến sự gia tăng lớn việc bán vũ khí và các hỗ trợ quân sự khác cho đảo (Đài Loan). Một cuộc tấn công cũng có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt từ các nền kinh tế quan trọng ở châu Âu, Nhật Bản và các nước khác. Hiệu ứng rõ nhất có thể là sự suy yếu nghiêm trọng của một nền kinh tế vốn đã bị Covid-19 tàn phá và danh tiếng của Trung Quốc như một cường quốc ôn hòa vốn đã ở mức thấp sẽ còn thấp hơn nữa.

Rick Fisher, thành viên cao cấp, Trung tâm Đánh giá và chiến lược quốc tế, cho rằng một cuộc tấn công có khả năng xảy ra hơn. Ông lưu ý rằng đảo Pratas đủ gần với Trung Quốc để PLA có thể triển khai các máy bay trực thăng tấn công cùng tàu đệm khí đổ bộ "Zubr" cỡ lớn mua từ Ukraine để đổ quân và xe thiết hạng nhẹ lên đảo.

Fisher chỉ ra rằng đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Đài Loan chiếm đóng trái phép) cách căn cứ PLA tại Đá Chữ Thập (cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo) 160 km, đủ gần để bắn pháo và tấn công bằng trực thăng.

“Chiếm lấy những hòn đảo này là một lựa chọn cho Bắc Kinh bởi vì áp lực chính trị, kinh tế và quân sự nhằm gây sức ép với Đài Loan từ bỏ đòi độc lập đã thất bại”, ông nói thêm.

“Kết quả sẽ gây sốc và kinh hoàng giống như chúng ta vừa thấy ở Ấn Độ sau vụ giết hại lính Ấn Độ ngày 15/6”, ông Fischer nói.

Tuy nhiên, theo Fischer, phản ứng của Washington có thể là thảm họa đối với Bắc Kinh.

Ông nói rằng diễn tiến này có thể khiến Mỹ công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao và đề nghị hồi sinh Hiệp ước phòng thủ chung, có thể dẫn đến việc tái triển khai vũ khí hạt nhân Mỹ tại Đài Loan.

“Sau đó, ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với những lựa chọn khủng khiếp: tấn công Đài Loan và mất lục quân và hải quân, hoặc tấn công Mỹ và bại trận, ông Fischer nhận định.

Khi được hỏi dư luận Trung Quốc có ngăn chặn được một cuộc tấn công của PLA vào Pratas, Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS của Đại học London, cũng không thực sự đưa ra một câu trả lời rõ ràng.

“Phần lớn những người bày tỏ quan điểm sẽ hoan nghênh nó. Hầu hết có lẽ sẽ không quan tâm, Tsang nói.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.